Lần đầu làm bố và 6 nỗi lo lắng khi vợ mình mang thai

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

       Bất kỳ ai lần đầu làm bố đều có những lo lắng, hồi hộp và băn khoăn về cuộc sống với thành viên mới đang có nhiều thay đổi lớn lao. 6 điều này sẽ giúp các bố vững vàng phần nào trong hành trình chăm và nuôi con cùng bà xã của mình.

       Trong xã hội hiện đại ngày này, công việc chăm sóc và nuôi nấng trẻ sơ sinh không còn là trách nhiệm của riêng mẹ. Bé sẽ thông minh về cảm xúc lẫn trí tuệ nếu hành trình đó có sự san sẻ, giúp đỡ của cả bố và mẹ.

        Với những ai lần đầu làm bố, việc học hỏi, tìm hiểu về quá trình mang thai và sinh đẻ của người phụ nữ là hết sức cần thiết. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, các bố thường gặp khó khăn hơn rất nhiều trong việc thích nghi với chuyện vợ mình có bầu. Trong bài viết này, the Asianparent Việt Nam sẽ chia sẻ và giải đáp 6 nỗi lo lắng phổ biến nhất của các bố. 

1. Cảm giác bị bỏ rơi và không được quan tâm

     "Khi vợ tôi mang bầu, tất cả mọi sự chú ý đều hướng về cô ấy. Đôi lúc tôi cảm giác như mình là người thừa trong nhà". 

     Trong quá khứ, nam giới thường ít có vai trò với các công việc trong gia đình. Việc chăm sóc bà bầu, sinh đẻ dường như chỉ là công việc của người vợ. Nhưng xã hội đã có nhiều thay đổi. Những cảm xúc "ghen tị" khi không thể mang bầu như vợ mình nói trên hoàn toàn có thể điều chỉnh nếu các ông bố chịu khó tham gia vào các hoạt động bầu bí của vợ mình nhiều hơn. 5 cách dưới đây có thể giúp những ai lần đầu làm bố xử lý tốt được vấn đề này.

Cùng vợ đi khám thai. Các bác sĩ rất khuyến khích 2 vợ chồng cùng đến khám thai. Đó cũng là cơ hội để các ông bố tương lai hiểu thêm về em bé của mình và ghi nhớ những lời dặn dò đặc biệt từ bác sĩ. Nếu vì công việc bận rộn mà không thể lúc nào cũng đi cùng vợ được thì các bố hãy chọn ra những lần khám thai quan trọng nhất như lần nghe tim thai, khám thông báo giới tính của con, v.v.

Tham gia các hoạt động dành cho bà bầu cùng với vợ mình. Các bố hãy dành chút thời gian bận rộn để cùng vợ mình tham gia vào các hoạt động dành cho mẹ bầu lúc mang thai như tìm hiểu thông tin mang thai, tham gia lớp học tiền sản, đi học thể dục dành cho bà bầu với vợ hay cùng ăn các món dành cho mẹ bầu. 

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Làm quen với em bé trong bụng mẹ bầu. Hơi ngượng nghịu một chút lúc ban đầu nhưng dần dần các bố sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi chơi cùng thai nhi trong bụng. Xoa vợ bụng mỗi khi bé đạp, đọc sách cho thai nhi nghe, trò chuyện hay hát cho bé con trong bụng nghe. 

Cùng vợ chuẩn bị đồ cho bé sơ sinh. Cảm giác có con sẽ rõ rệt hơn nếu các bố cùng vợ mình chuẩn bị chăn, giường, phòng ngủ và vật dụng cho bé sơ sinh. Cùng nhau đến các cửa hàng mua sắm, góp ý với vợ mình về đồ đạc cần sắm sửa của con.

Chủ động nói lên nhu cầu của mình. Khi cảm thấy bị bỏ rơi, hãy chủ động trò chuyện về cảm xúc của mình với vợ. Phần lớn các mẹ bầu đều khá vô tư và ít khi nghĩ tới cảm giác này của chồng. Đây là lúc mà mẹ bầu cũng cần quan tâm tới cảm giác của chồng mình nhiều hơn.

Ảnh: lần đầu làm bố

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

2. Nỗi lo lắng về quan hệ tình dục khi mang thai

      Nếu vợ của bạn không thuộc nhóm mẹ bầu dễ gặp các nguy cơ về sinh non hay đã từng có tiền sử sảy thai thì không cần quá lo lắng về chuyện chăn gối khi vợ đang bầu bí. Những ai lần đầu làm bố chỉ cần lưu ý đến những điều này để cảm thấy thoải mái hơn với chuyện quan hệ trong thai kỳ của các mẹ như:

  • Khi vợ đang ốm nghén và mệt mỏi, hãy tôn trọng cô ấy và tạm thời kiêng cữ một thời gian.
  • Cùng vợ tìm hiểu các tư thế quan hệ giúp bà bầu cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn.
  • Ở 3 tháng giữa, vợ bạn có thể sẽ bị chuột rút ở bụng sau khi quan hệ. Giúp cô ấy xoa bóp vùng lưng sẽ giúp mẹ bầu dễ chịu hơn.

3. Thẳng thắn đối mặt với những thay đổi cơ thể và tâm trạng của vợ mình

       Tìm hiểu và học cách chấp những với những thay đổi của bà bầu là điều cần thiết với tất cả những ai lần đầu làm bố. Bạn hãy suy nghĩ rằng, các thay đổi này chỉ diễn ra trong thai kỳ mà thôi. Vì thế, thay vì khó chịu, hãy động viên vợ mình và giúp cô ấy chăm sóc bản thân nhiều hơn. Nếu rảnh rỗi, các ông bố tương lai đừng quên:

  • Mua kem dưỡng da tặng vợ mình để cô ấy phòng tránh rạn da.
  • Về nhà với một vài món ăn mà vợ mình yêu thích khi đang mang thai.
  • Tặng vợ bầu của mình một chiếc váy bầu thật đẹp để cô ấy tự tin hơn với chiếc bụng đang ngày càng to kềnh.
  • Đừng cằn nhằn mà hãy để cô ấy khóc thoải mái vì những chuyện không đâu.

Ảnh: lần đầu làm bố

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

4. Các bố cũng có biểu hiện ốm nghén như vợ mình

     Có tới gần 20% các đôi vợ chồng gặp hiện tượng ốm nghén đồng thời. Các triệu chứng như buồn nôn, đau đầu, chóng mặt, chuột rút, táo bón, hay tâm trạng khó chịu, dễ nhạy cảm hoàn toàn có thể gặp ở các ông chồng này. 

     Giải thích cho hiện tượng ốm nghén của những ai lần đầu làm bố, các chuyên gia đặt ra rất nhiều giả thuyết. Nhưng phần lớn đều cho rằng điều này xuất hiện từ tâm lý của chính người chồng. 

     Vì vậy, để cải thiện điều này, bác sĩ sẽ không kê thuốc cho các bố mà chỉ đưa ra lời khuyên về cách điều chỉnh tâm trạng. Các bố hãy cởi mở trò chuyện với vợ mình và cố gắng thư giãn.

5. Bất ổn và căng thẳng khi nghĩ về vai trò là một ông bố

     Lần đầu làm bố, hầu như ai cũng có chung một cảm xúc. Họ hồi hộp và háo hức với em bé trong bụng vợ mình nhưng đồng thời cũng cảm thấy lo lắng không biết mình có thích hợp và hào hứng với trọng trách của một ông bố hay không.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

      Các bố có thể giải quyết vấn đề này bằng cách chuẩn bị tinh thần cũng như tìm hiểu về cách chăm sóc trẻ sơ sinh. Kiến thức vững vàng sẽ giúp các bố đỡ lo lắng nhiều hơn. Một số điều mà các ông bố nên chuẩn bị như:

  • Tài chính cho việc có thêm một thành viên.
  • Thực hành các kĩ năng cơ bản về chăm sóc trẻ với vợ mình như tắm cho con, thay bỉm cho trẻ, v.v.
  • Hãy chuẩn bị cho việc thói quen sinh hoạt của các bố có thể bị thay đổi. Những giờ đi tụ tập với bạn bè, chơi thể thao, v.v. Sắp xếp thời gian cho thói quen, sở thích của mình sẽ giúp các ông bố đỡ lo lắng hơn.

Ảnh: Lần đầu làm bố

6. Lo sợ về việc đi đẻ của vợ mình

     Không phải chỉ có các mẹ bầu mà ngay cả các bố cũng cảm thấy lo lắng khi nghĩ đến chuyện vợ mình phải đau đẻ. Nhiều trong số đó biểu hiện ra ngoài bằng việc không dám đến gần phòng đẻ, bụng dạ khó chịu trong lúc chờ vợ đẻ. Do đó, để giảm bớt tình trạng này, các ông bố nên:

  • Tham gia các lớp học tiền sản cùng vợ mình.
  • Tìm hiểu về quá trình sinh đẻ có thể giúp các bố sẵn sàng được 80% tâm lý khi đưa vợ đi đẻ.
  • Nếu được bệnh viện cho phép, hãy vào phòng sinh và giúp vợ mình thư giãn vào giây phút đau đẻ. 

       Quá trình mang thai 9 tháng 10 ngày của các mẹ bầu sẽ trở nên nhẹ nhõm hơn nếu các bố hiểu rõ được lo lắng của chính bản thân mình và cởi mở chia sẻ cùng với vợ về 6 điều trên. 

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Theo The Asianparent Thái Lan 

 

 

 

 

 

Bài viết của

Minh Hương