Làm việc ở nhà là sự lựa chọn của nhiều người vào thời điểm dịch Covid-19 diễn tiến phức tạp. Tuy nhiên, làm việc ở nhà lại chứa đựng nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến tâm lý và chất lượng công việc mà không phải ai cũng sắp xếp được.
Làm việc ở nhà trong mùa dịch Corona
Không chỉ ở Việt Nam, nước Úc xa xôi cũng đang vật lộn với sự lây lan của virus corona và mọi người cũng thi nhau tìm cách hoàn thành công việc tại nhà không cần lên công ty.
Trước tình hình này, Fiona Wright, một nhà văn và biên tập viên với 10 năm kinh nghiệm làm việc tại nhà của mình ở Sydney đã chia sẻ những mẹo hay để chăm sóc sức khoẻ tinh thần khi ở nhà.
Fiona cho biết: “Khi tôi mới bắt đầu làm việc ở nhà, thường thì tôi thức dậy, “lăn” đến bàn làm việc và cắm đầu vào công việc, cho đến khi bạn cùng nhà của tôi trở về sau khi tan sở buổi tối và nói rằng tôi đã ngồi yên y chang một tư thế không đổi kể từ khi cô ấy rời khỏi nhà vào sáng sớm.
Việc này không kéo dài được và tôi gần như mất sạch năng lượng. Lúc đó, tôi 26 tuổi và suy sụp hoàn toàn. Và một phần của quá trình cải thiện chính mình là phải học cách để có cách làm việc ở nhà hiệu quả hơn.”
Những lời khuyên dành cho người làm việc ở nhà
Nếu bạn đang làm việc tại nhà vì Covid-19, dưới đây là những lời khuyên từ Fiona và các chuyên gia tâm lý để bạn có thể chăm sóc sức khỏe tâm thần của mình.
1. Đặt mục tiêu ít nhất 1 cuộc trò chuyện/ngày
Làm việc tại nhà có thể tạo nên cảm giác cô đơn, đặc biệt là khi bạn chưa từng phải ngồi làm việc một mình trước đây. Đó cũng là điều mà Fiona đã phải vật lộn trong nhiều năm qua và cô đã đưa ra một số cách cải thiện.
Fiona chia sẻ: “Tôi thường chắc chắn rằng mình có mở lời trò chuyện với ít nhất một người mặt đối mặt mỗi ngày, cho dù đó là người đưa thư, hay nhân viên thu ngân ở siêu thị, hay anh chàng pha chế tại tiệm cà phê tôi lui tới. Mục tiêu là để có một tương tác thực sự giữa con người với nhau.”
Nếu bạn vì lý do như dịch bệnh được khuyên ở trong nhà, không ra ngoài thì cách tiếp xúc thông qua màn hình máy tính cũng có thể có hiệu quả.
Chẳng hạn như những cuộc họp qua mạng giữa team mỗi sáng và tối để báo cáo, thảo luận công việc, video call với bạn bè, người thân cũng đáng được cân nhắc. Bằng cách chia sẻ thông tin, bạn sẽ cảm giác được mình có kết nối với thế giới và không cảm thấy bị cô lập.
2. Làm việc ở nhà cần sắp xếp thời gian cho bản thân trong lịch trình hàng ngày
Fiona bắt đầu ngày mới bằng một bài viết dài hai tiếng đồng hồ, bởi vì cô cảm thấy mình làm việc hiệu quả nhất vào buổi sáng. Nhưng ngay sau đó Fiona cũng dành một giờ để tập thể dục trước khi tiếp tục với ngày làm việc của mình.
Các chuyên gia cho rằng, trừ khi bạn lên lịch cố định, thường chúng ta sẽ bỏ qua thời gian nghỉ ngơi hay chăm sóc bản thân. Nếu là một người thích buổi sáng, hãy dậy sớm và bắt đầu thời gian riêng của mình trước khi bắt tay vào làm việc.
Bạn có thể tập thể dục nhẹ nhàng, hoặc chạy bộ trong công viên cây xanh, đọc một quyển sách hay đơn giản là ngồi thiền. Danh khoảng 1-2h buổi sáng cho chính mình trong lịch làm việc và cân đối lại thời gian cho công việc.
Như vậy bạn vừa có thể hoàn thành được công việc, vừa được thư giãn và cảm thấy không quá căng thẳng.
Hoặc nếu sáng quá khó thì dành 1 giờ buổi chiều mát để chơi với thú cưng, dọn lại khu vườn sân sau, tưới cây hoặc buổi trà chiều trước ban công ngắm cảnh giữa giờ làm cũng giúp thư giãn đầu óc và tái tạo năng lượng.
3. Đừng mặc bộ đồ ngủ để làm việc
Chẳng phải trang điểm, thay quần áo gò bó mà thoải mái trong bộ đồ ngủ ngồi làm việc cả ngày khi không có ai xung quanh dòm ngó nghe thật hấp dẫn, nhưng liệu đây có thực sự là một ý tưởng hay?
Với các chuyên gia, câu trả lời là không hề. Các chuyên gia dẫn lại kết quả của một số nghiên cứu cho rằng mặc quần áo chỉnh tề như đang làm việc giúp não bộ bạn có thể ý thức được vai trò trong công việc của mình và có tư duy phù hợp với việc đang làm.
Tất nhiên không phải trang điểm làm tóc cầu kỳ hay tốn bộ váy bó sát ngồi cả ngày cả nhà. Nhưng các chuyên gia cho rằng chúng ta khi làm việc ở nhà cũng nên cố gắng duy trì thói quen bình thường một cách tốt nhất có thể.
Như vậy khi quay trở lại công sở cũng không có sự thay đổi. Thói quen này ngoài việc ăn mặc cũng nên là thói quen sinh hoạt. Chẳng hạn cốc cafe buổi sáng, ăn trưa, nghỉ ngời đúng giờ, 30 phút đi dạo sau bữa ăn trưa, 30 phút rời khỏi bàn làm việc sau khi họp căng thằng.
4. Đặt ranh giới nghỉ ngơi và giới hạn thời gian phải hoàn thành công việc
Một trong những thách thức khi làm việc ở nhà là đối phó với việc bị làm phiền, đặc biệt khi bạn ở nhà cũng người khác.
Nếu phải chăm con khi làm việc ở nhà, hãy cố gắng thật sự tập trung và tạo thói quen “chạy nước rút”, hoàn thành một phần công việc hoàn toàn trong mỗi 15 phút, tập trung vào một nhiệm vụ duy nhất.
Trong 15 phút đó hãy cho con 1 nhiệm vụ như đọc sách để kể lại hay xem một phim hoạt hình, hay lắp ráp xong trò chơi. Khi bạn đã hoàn thành phần việc trong 15 phút, quay trở lại và chơi đùa, chăm sóc con.
Nhưng ở đây, điều quan trọng nhất là phải biết khi nào nên quay trơ rlaji cho công việc và khi nào nên hoàn thành, hãy đặt cho mình deadline theo giờ trong ngày.
Một nghiên cứu cho thấy 48% những người làm việc tại nhà tốn nhiều thời gian hơn để hoàn thành công việc. Lời khuyên từ Fiona làm đảm bảo rằng cô sẽ hoàn tất công việc vào lúc 5 giờ chiều.
“Tôi tắt máy lúc 5 giờ, rót cho mình một ly và ngồi trên ghế đọc sách với chú cún của mình, tôi biết đó là cuối ngày làm việc của mình và có thể tận hưởng buổi tối.”
Nguồn Abc
Xem thêm:
- Hướng dẫn cách phòng chống dịch Covid-19 nơi công sở
- Bệnh viện dã chiến ở TPHCM tiếp nhận số ca cách ly vì Covid-19 tăng gấp 3 chỉ trong 1 ngày
- Chuyên gia làm sáng tỏ hiểu lầm về khả năng miễn nhiễm với COVID-19 ở trẻ em