Bố mẹ nên thuộc lòng phương pháp hạ sốt đúng cách cho bé

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trẻ bị sốt là chuyện khá bình thường bởi sức đề kháng kém. Song, làm sao để hạ sốt đúng cách cho bé lại là việc không phải bố mẹ nào cũng biết.

Bố mẹ nên thuộc lòng phương pháp hạ sốt đúng cách cho bé

Khi còn nhỏ, sức đề kháng của bé rất yếu. Việc bé bị sốt cũng không có gì là lạ. Tuy nhiên, bố mẹ có biết phương pháp hạ sốt đúng cách cho bé hay không lại là chuyện khác.

Có ông bố đã bóp rượu để con nhanh khỏe. Kết quả, con thiệt mạng và bố ân hận suốt đời.

Ở Việt Nam, mỗi khi con sốt, bố mẹ thường sử dụng những thứ “quốc dân”.

Miếng dán “quốc dân”

Bé bị sốt là chuyện khá bình thường. Cần tỉnh táo!

Đã tiếp hàng nghìn ca bệnh, bác sĩ Công – Khoa Hồi sức cấp cứu Nhi, bệnh viện đa khoa Xanh Pôn chia sẻ đã nhìn thấy rất nhiều mẹ cho con đến khám với miếng dán to đùng trên trán. Bác sĩ hỏi đùa cái gì đấy, nhiều mẹ bảo đấy là miếng dán hạ sốt, miếng dán “quốc dân”.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Đáng tiếc thay, đây lại không phải phương pháp hạ sốt đúng cách cho bé. Cơ chế hạ sốt của miếng dán "quốc dân" này y hệt chườm mát. Nó là cơ chế truyền nhiệt, từ chỗ nhiệt độ cao sang chỗ nhiệt độ thấp hơn. Thế nên, vị trí dán miếng này cũng phải giống khăn xô dùng khi chườm, đó là nách, bẹn và 2 bên cổ. Đó là những vị trí có mạch máu lớn, sát da nên nhanh truyền nhiệt.

"Ở trán toàn mạch máu bé, dán vào thì mát được tí cái trán, còn người thì vẫn nóng ầm ầm. Tôi bảo hạ được sốt là vì bố mẹ đo nhiệt độ ở trán - là cái chỗ được dán miếng "lạnh" vào, hoặc đến lúc cơ thể tự điều chỉnh bằng các hình thức thải nhiệt khác nên tự giảm sốt. Hạ sốt không phải do miếng dán ấy đâu" – bác sĩ Công chia sẻ.

Thực hư chuyện hạ sốt

Truyền nhiệt trực tiếp

Theo bác sĩ Công, cơ thể con người có 4 cơ chế thải nhiệt chính. Trong đó có cơ chế gọi là truyền nhiệt trực tiếp. Việc chườm là dựa nhiều vào kiểu thải nhiệt này. Nếu mọi người hì hục chườm mà chườm không đúng dẫn đến không hạ sốt được lại mệt người.

Kinh nghiệm của vị bác sĩ này là lấy khăn có nước, đắp lên vị trí có mạch máu lớn đi qua, để dòng máu đó mang nhiệt độ cao của cơ thể, truyền sang nước có nhiệt độ thấp hơn. Vị trí mạch máu lớn là 2 nách, 2 bên cổ, 2 bẹn. Chườm là chườm ở đấy, chứ không phải là đắp khăn lên trán.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nước chườm hạ sốt hay lau người cần thấp hơn nhiệt độ cơ thể từ 1 đến 2 độ

Một cơ chế nữa là thải nhiệt trực tiếp!

Thải nhiệt trực tiếp

Nếu cần, hãy đưa con đi khám!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Chườm hạ sốt dựa trên cơ chế: Nhiệt độ cơ thể cao hơn thì truyền nhiệt sang cái khăn chườm có nhiệt độ thấp hơn rồi dần dần cái khăn đó nóng lên, mình lại thay khăn khác. Cái này là cơ chế thải nhiệt trực tiếp. Do đó nước chườm phải mát mát chứ không được lạnh cũng như nóng. Tuy nhiên, nước chườm mà lạnh quá thì mạch co lại, tác dụng thải nhiệt lại kém đi. Tương tự, dùng khăn lau người cho trẻ thì nước để nhúng khăn cũng phải mát mát tí để nhiệt độ cơ thể có chỗ thải sang rồi bay đi.

Quan trọng nhất khi chườm hạ sốt hay dùng nước lau người là cần thấp hơn nhiệt độ cơ thể từ 1 đến 2 độ. Nếu chườm nước nóng trẻ sẽ không hạ sốt được.

Những phương pháp hạ sốt đúng cách cho bé

Ngoài ra, theo các chuyên gia về mẹ và bé, vẫn có một số phương pháp hiệu quả khác để hạ sốt cho bé.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Cho trẻ uống nhiều nước (nước trái cây, súp, cháo, nước lọc, trà thảo dược, atiso, trà hoa cúc, sữa, chất điện giải…)
  • Cho bé mặc quần áo rộng rãi
  • Lau mát người trẻ bằng giấm táo
  • Bổ sung thêm Vitamin C
  • Bổ sung thêm Canxi cho trẻ
  • Cho trẻ dùng thuốc hạ sốt

Một số lưu ý khi bé bị sốt

Bé sốt cao quá, nên dùng thuốc hạ sốt và cho đến bệnh viện

  • Tuyệt đối không ủ ấm, cho trẻ mặc nhiều lớp quần áo khi trẻ đang sốt.
  • Không nên cho trẻ ở trong phòng quá kín, tù túng.
  • Không nên dùng khăn lạnh, nước đá, cồn hay rượu để lau hạ sốt cho trẻ.
  • Đừng cho trẻ uống thuốc ngay khi trẻ vừa sốt.
  • Nếu sau 1 -2 ngày, tình trạng sốt của bé không giảm, hãy đưa con đến bệnh viện để được thăm khám và chẩn đoán.
  • Nếu con bị sốt có kèm co giật, không nên dùng vật cứng để nạy miệng bé hay cố dùng sức ghì bé lại. Hãy cho con nằm nghiêng và theo dõi con chặt chẽ, để ý xem thời gian mỗi cơn co giật kéo dài bao lâu để cung cấp thông tin cho bác sĩ khi cần thiết.

Theo Afamily

Xem thêm:

Nguy kịch vì uống Paracetamol quá liều Bài học cảnh tỉnh cho cha mẹ khi hạ sốt cho con

Bị sốt khi mang thai liệu có ảnh hưởng đến thai nhi và cách hạ sốt an toàn cho mẹ bầu

Xoa rượu hạ sốt – sai lầm khi hạ sốt cho bé phải trả giá đắt

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

DAVE