Làm gì khi trẻ sơ sinh bị sốt - Mẹ hãy đặc biệt chú ý đến con nhé!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Khi mới sinh ra, sức đề kháng của trẻ sơ sinh là rất yếu. Chính vì thế, chỉ cần các nguyên nhân nhỏ từ bên ngoài tác động cũng có thể khiến bé bị ốm và có triệu chứng sốt. Điều này là việc bình thường, nhưng lại là nỗi lo của rất nhiều mẹ. Vậy, cần phải làm gì khi trẻ sơ sinh bị sốt? Các mẹ cùng tham khảo bài viết của chúng tôi nhé

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị sốt

Trẻ sơ sinh bị sốt đa phần là do nhiễm nhuẩn bởi virus, vi khuẩn. Một số nguyên nhân khác như tiêm phòng, mọc răng cũng có thể gây sốt.

Trẻ sơ sinh bị sốt do quấn tã

Trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi nếu quấn quá nhiều quần áo có thể khiến trẻ bị tăng thân nhiệt, gây sốt nhẹ. Tình trạng này thường khiến trẻ bị sốt về ban đêm vì cha mẹ sợ trẻ lạnh nên bao bọc kỹ hơn. Thế nhưng sau khi đã nới lỏng quần áo mà trẻ vẫn sốt thì nên tìm hiểu kỹ hơn về nguyên nhân.

Trẻ sơ sinh bị sốt do nắng nóng

Đưa trẻ ra ngoài khi trời nắng nóng khiến nhiệt độ cơ thể trẻ lên cao dẫn đến sốt. Nếu đang ở ngoài trời nắng mà đưa ngay vào phòng có điều hòa nhiệt độ thấp cũng khiến trẻ bị sốc nhiệt rồi bị sốt.

Trẻ sơ sinh bị sốt do mọc răng

Bị sốt do mọc răng thường gặp khi trẻ được 3 tháng tuổi, 4, 5 hoặc 6 tháng tùy thuộc vào độ tuổi mọc răng của trẻ.

Cha mẹ có thể nhận biết trẻ sơ sinh sốt do mọc răng dựa vào các triệu chứng:

  • Trẻ thường sốt nhẹ dưới 38oC.
  • Chảy nước nhãi nhiều.
  • Hay cắn tay, cắn áo do ngứa lợi và thường quấy khóc rất nhiều.

Trẻ sơ sinh sốt do tiêm chủng

Sốt là phản ứng không mong muốn sau khi tiêm chủng. Trong đa số các trường hợp, trẻ đều sốt nhẹ và khỏi sau 1 – 2 ngày. Một số trường hợp bác sĩ sẽ phát cho mẹ thuốc hạ sốt ngay sau khi chủng ngừa.

Nếu sau 2 ngày mà trẻ vẫn không khỏi sốt, hoặc sau chủng ngừa bị sốt cao trên 38.5oC, bị co giật hay bất cứ dấu hiệu bất thường nào, hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trẻ sơ sinh bị sốt virus, vi khuẩn, vi trùng

Sốt virus là hiện tượng nhiệt độ cơ thể tăng cao do virus xâm nhập, sốt xuất huyết hay sốt phát ban ở trẻ sơ sinh cũng thuộc một dạng sốt virus.

Bên cạnh những triệu chứng thông thường, sốt virus ở trẻ sơ sinh còn có một số dấu hiệu đặc trưng như

  • Nhiệt độ cơ thể tăng cao đột ngột lên tới 39 – 40oC. Một số trường hợp cũng là sốt virus nhưng chỉ sốt nhẹ.
  • Đau đầu, đau cơ bắp khiến trẻ hay vặn mình, quấy khóc.
  • Trẻ ngủ li bì.
  • Có thể nổi ban sau 2 – 3 ngày bị sốt.
  • Trẻ sơ sinh chảy nước mắt, có thể bị đỏ, có nhiều ghèn.
  • Một số triệu chứng đi kèm khác: Ho, hắt hơi, tiêu chảy, chảy nước mũi.
  • Trẻ sơ sinh bị sốt virut nặng có thể bị co giật, khó thở.

Trẻ sơ sinh bị sốt có biểu hiện gì? Cách nhận biết ra sao ?

Với nhiều mẹ, định nghĩa về sốt ở trẻ chỉ đơn giản là thân nhiệt con tăng cao hơn so với bình thường. Nhưng thực ra, đi kèm với sốt còn là rất nhiều những triệu chứng khác nhau để giúp các mẹ chẩn đoán bệnh tình của bé rõ ràng và có những biện pháp chăm sóc hữu hiệu nhất.

làm gì khi trẻ sơ sinh bị sốt

  • Thứ nhất, các mẹ không nên dùng cảm giác như sờ trán, xoa bụng để đoán xem bé có bị sốt hay không. Chiếc nhiệt kế chính là giải pháp hữu hiệu nhất để kiểm tra thân nhiệt của trẻ sơ sinh, các mẹ cũng nhớ rằng, nhiệt độ cơ thể của bé được đo chuẩn nhất ở các vùng như miệng, nách hoặc hậu môn. Việc đo này không chỉ giúp mẹ xác định xem bé sốt ở mức độ nào mà còn đưa ra được những liệu pháp chăm sóc kịp thời khác.
  • Khi đo nhiệt độ, nếu cơ thể bé ở trong khoảng từ 37.5-38 độ có nghĩa bé đã bị sốt nhẹ nhưng cũng chưa quá đáng lo. Còn nếu nhiệt độ là 38-39 độ thì bé có nguy cơ sốt vừa. Đặc biệt, bạn cần lưu ý nếu thân nhiệt bé đã tăng trên 40 độ C và có dấu hiệu co giật thì cần đưa đến ngay bác sĩ để được chăm sóc kịp thời.

Ngoài ra, việc trẻ sơ sinh bị sốt còn đi kèm với các triệu chứng phụ thêm như

Quấy khóc, khuôn mặt bỗng trở nên xanh xao, toàn thân mỏi mệt, bị đau đầu và trở nên gắt gỏng khi ngủ. Tay chân bé lạnh ngắt, da có thể bị mẩn đỏ hoặc phát ban. Bé lười ăn, khi ăn thì nôn ọe hoặc trớ hết những gì vừa nuốt ra. Nhiều bé thì đi ngoài, tiêu chảy gây nên tình trạng mất nước và ngất xỉu.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vậy, phải làm gì khi trẻ sơ sinh bị sốt?

làm gì khi trẻ sơ sinh bị sốt

Với nhiều mẹ, việc con còn nhỏ nhưng lại có các dấu hiệu sốt gây nên nỗi băn khoăn rất lớn “Làm thế nào để con hạ nhiệt một cách nhanh nhất ?”. Hãy thử áp dụng những cách sau nhé:

  1. Các mẹ thay cho bé các loại quần áo mát mẻ, chất vải có tính thấm hút cao, để trẻ bị sốt nằm ở nơi thoáng mát, tránh gây ra hiện tượng hầm bí và tăng nhiệt cho cơ thể. Điều này không có nghĩa chúng ta mặc cho con những bộ đồ quá mỏng, nhất là vào mùa đông có thể gây cảm cho bé. Việc mặc quần áo thoải mái sẽ giúp trẻ dễ chịu và bớt quấy khóc hơn.
  2. Sau đó, hãy sử dụng khăn bông nhúng nước đủ ấm nhẹ nhàng xoa lên vùng nách, bẹn và những chỗ nóng trên cơ thể trẻ. Nước ấm có tác dụng làm giãn mạch máu khiến cho thân nhiệt cũng từ từ giảm, bé sẽ bớt sốt đi.
  3. Nếu trẻ sơ sinh bị sốt nhẹ và sốt vừa, các mẹ có thể sử dụng các loại thuốc hạ sốt thông thường dưới dạng gói pha hoặc siro để giúp bé dễ hấp thu hơn. Các loại thuốc này sẽ có tác dụng sau khoảng 30 phút từ khi uống, có khả năng hạ sốt từ 4-6 tiếng.

Một điều lưu ý rằng, bạn nên cho con uống thêm nhiều nước, vì khi bé bị sốt, cơ thể bị hao hụt một lượng nước đáng kể gây ra tình trạng mệt mỏi và đôi khi là ngất xỉu tại chỗ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Những điều lưu ý nên tránh khi chăm sóc trẻ sơ sinh bị sốt là gì ?

  1. Điều đầu tiên các mẹ hay mắc phải trong quá trình chăm con còn nhỏ là khi thấy con sốt và có triệu chứng co ro hay tay chân lạnh ngắt lại càng mặc nhiều quần áo và đắp chăn dày cho con. Điều này trông có vẻ giúp trẻ bớt lạnh hơn, nhưng thực chất lại càng làm tăng nhiệt độ cho cơ thể bé, dẫn đến sốt cao sẽ rất nguy hiểm.
  2. Thứ hai, bạn không nên dùng đá lạnh hay nước có pha thêm rượu, cồn để lau người để hạ nhiệt cho con. Việc này có thể dẫn đến phản tác dụng, gây ngộ độc cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đang sốt.
  3. Nhiều bố mẹ còn có thói quen vắt chanh bỏ vào miệng trẻ sơ sinh đang bị sốt. Trẻ sẽ có nguy cơ bị sặc, tắc đường mũi và gây ra khó thở vô cùng nguy hiểm.
  4. Không được vỗ hay giật tóc trẻ khi bé đang sốt kèm theo co giật, vì sẽ làm cho bé dễ bị va đập vào các vật dụng có trong nhà gây chấn thương cho cơ thể còn đang rất non yếu.
  5. Đặc biệt, mẹ không nên cho trẻ uống kháng sinh mà chưa có chỉ định hay kê đơn của bác sĩ. Nếu bé trong độ tuổi còn nhỏ sốt cao trên 40 độ, các mẹ nên đưa bé tới ngay các trạm y tế có uy tín để được sự hỗ trợ mang tính chuyên nghiệp.

Việc bình tĩnh và chủ động tìm cách phù hợp chăm con của các mẹ sẽ là sự hỗtrợ rất lớn cho việc mạnh khỏe và phát triển bình thường của bé trong tương lai. Vì vậy, hãy bình tĩnh để xử lý cơn sốt của con các mẹ nhé!

Các bài viết liên quan

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Ele Luong