Kỹ năng thoát hiểm cho bé khi bị bỏ quên trên xe ô tô - cẩn tắc vô áy náy!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Gần đây, liên tiếp 2 vụ việc trẻ bị bỏ quên trên xe ô tô đưa đón học sinh đã dấy lên mối lo ngại đối với những gia đình có con em sử dụng phương tiện này đi học hàng ngày. Chậm còn hơn không, đây là thời điểm nên dạy các kỹ năng thoát hiểm cho bé khi bị mắc kẹt trên xe ô tô.

Vì sao nên dạy kỹ năng thoát hiểm cho bé?

Trên thực tế, tai nạn này không chỉ xảy ra ở Việt Nam. Trên thế giới, đã có nhiều trường hợp trẻ bị bỏ quên và mắc kẹt trên xe dẫn đến nhiều hậu quả đau lòng, đa số là tử vong. Số lượng trẻ được ghi nhận tử vong do bị bỏ quên trong xe ô tô tại Mỹ là 52 trẻ năm 2018 và tính từ đầu năm 2019 đến hiện tại là 24 trẻ. Con số cộng gộp từ năm 1998 đến nay lên tới 800 trẻ.

Theo các kết quả nghiên cứu khoa học, thân nhiệt của trẻ tăng nhanh gấp 3-5 lần so với người lớn. Vì vậy, khi bị mắc kẹt trong xe ô tô đóng kín cửa, nhiệt độ cơ thể của trẻ có thể tăng tới 40 độ C hoặc cao hơn, điều này vượt quá khả năng điều tiết của hệ nội tiết, nhanh chóng gây tổn thương não và dẫn đến tử vong.

Vì vậy, việc trẻ biết được những kỹ năng thoát hiểm khi bị bỏ quên trên xe ô tô đóng vai trò quyết định đến sự sống còn trong các tình huống trên. Cha mẹ, nhà trường nên hướng dẫn trẻ những kỹ năng thoát hiểm cho bé cơ bản như sau:

Kỹ năng thoát hiểm cho bé khi bị bỏ quên trên xe ô tô

  1. Cố gắng giữ bình tĩnh

Nếu bé gào thét, khóc lóc hay sợ hãi quá độ, cơ thể bé sẽ rất nhanh bị kiệt sức vì mệt mỏi. Điều này khiến thần kinh bé càng hoảng loạn và không thể tìm ra được cơ hội nào thoát ra ngoài hoặc nhanh chóng rơi vào hôn mê. Vì vậy, trẻ nên được chuẩn bị trước khả năng giữ bình tĩnh trong tình huống khẩn cấp xảy ra, sau đó tìm cách tự thoát ra ngoài hoặc báo hiệu cho người xung quanh được biết.

  1. Mở cửa xe ở vị trí ghế lái

Xe ô tô được thiết kế có thể mở được cửa từ bên trong từ vị trí của ghế lái kể cả khi xe bị khóa hay không cắm chìa khóa. Khi cửa xe được mở trong tình huống này, còi chống trộm trên xe sẽ kêu lên.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Do đó, kỹ năng thoát hiểm đầu tiên mà trẻ nên được dạy tiếp sau việc giữ bình tĩnh là mở cửa xe từ vị trí này. Ngoài ra, phụ huynh cũng nên dạy bé mở các cửa khác trên xe bởi nếu may mắn, bé có thể gặp được một cánh cửa xe chưa được đóng kín để có thể thoát ra ngoài.

  1. Tìm cách thu hút sự chú ý của những người xung quanh

Liên tục bấm còi ở vô lăng xe

Không chỉ cửa ở vị trí ghế lái có thể mở được từ bên trong khi xe bị khóa mà còi xe cũng thường hoạt động kể cả khi xe không khởi động. Trong tình huống bị khóa một mình trong xe ô tô, trẻ cần tiến đến vị trí vô lăng xe, tìm biểu tượng còi xe và nhấn liên tục vào đó để gây sự chú ý từ những người gần đó.

Bật đèn cảnh báo (đèn hazard)

Đàn hazard là đèn cảnh báo nguy hiểm. Cũng giống như còi xe, đèn hazard sử dụng nguồn điện từ ắc quy nên có thể hoạt động ngay cả khi xe bị khóa hoặc tắt máy. Cha mẹ hãy chỉ cho con nút bật đèn này (trên nút có biểu tượng hình tam giác và rất dễ thấy trên Tablo buồng lái) - bấm nó để bật gây sự chú ý, kết hợp với bấm còi.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tiến sát vị trí kính chắn gió của buồng lái

Trên hầu hết các loại xe ô tô, kính chắn gió của buồng lái phía đầu xe là phần kính duy nhất không dán phim cách nhiệt, do đó người ngoài có thể nhìn thấy bên trong xe từ phần kính này.  Trong trường hợp còi xe hay đèn cảnh báo không hoạt động, trẻ cần tiến sát vị trí này, tìm cách ra hiệu và thu hút sự chú ý của người đi đường.

  1. Tìm cách phá kính ô tô

Trên các xe ô tô sử dụng cho mục đích kinh doanh vận tải thường được trang bị búa thoát hiểm, vì thế trong trường hợp không thể tự mở được cửa xe hay thu hút được sự chú ý từ bên ngoài, trẻ cần tìm búa thoát hiểm.

Chiếc búa này được thiết kế có một đầu nhọn  giúp tập trung lực đập, khiến kính xe ô tô có thể vỡ nhanh chóng qua một vài lần đập dù là với lực đập của trẻ nhỏ.  Bênh cạnh đó, kính xe ô tô cũng luôn được thiết kế là kính an toàn, khi bị đập vỡ, kính sẽ vỡ vụn, không có cạnh sắc nên sẽ không gây nguy hiểm cho bé.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  1. Liên lạc cho bố mẹ, người thân bằng các thiết bị thông minh

Hiện nay, số đông các trẻ đều được cha mẹ trang bị cho các thiết bị liên lạc như điện thoại, đồng hồ GPS thông minh. Hãy dạy trẻ cách liên lạc bằng các thiết bị này trong tình huống khẩn cấp để có thể nhận được sự hỗ trợ ngay.

Ngoài các số điện thoại của người thân được lưu trên điện thoại, trẻ cần được hướng dẫn để gọi đến các số điện thoại của cảnh sát, cấp cứu… khi gặp phải sự cố.

Dạy kỹ năng thoát hiểm cho bé là vô cùng cần thiết. Chỉ một phút lơ là cũng có thể dẫn đến hậu quả khôn lường.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Theo: TheAsianparent

Xem thêm các bài viết khác:

Con trai chết ngạt trong ô tô – Mẹ hối hận cũng mãi không thể kéo con về!

Ghế xe hơi cho trẻ em không chỉ là mốt nhất thời. Nó đã cứu cuộc đời bé trai này!

Tai nạn hy hữu: bé 2 tuổi vô tình sát hại mẹ mình chỉ với một hành động này!

Bài viết của

Mecoca