9 kỹ năng sống cho trẻ mầm non 3 tuổi bố mẹ nhất định phải dạy con

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Ở tuổi lên 3, trẻ có thể đã bắt đầu lớp mầm non hoặc còn ở nhà với cha mẹ. Cho dù thế nào, cha mẹ cũng cần hiểu biết và vận dụng việc rèn luyện kỹ năng sống cho bé. Các kỹ năng sống cho trẻ mầm non 3 tuổi phải phù hợp với lứa tuổi này.

Tự mặc quần áo là kỹ năng nên dạy

Lên ba tuổi, bé đã có thể tự mặc quần áo nếu bạn chỉ dẫn. Mặc quần áo cho con sẽ thể hiện tình cảm của bạn. Bạn muốn thế, nhưng nếu bạn không tập cho con mặc quần áo từ giờ, thì khi nào? Tất nhiên, bạn nên bắt đầu bằng những quần áo rộng, dễ mặc. Và ở tuổi lên 3, có thể bé sẽ cần bạn cài nút giùm bé đấy!

Tự mặc quần áo giúp bé có đôi tay khéo léo hơn.

Tự cầm thìa để ăn

Không thiếu những cảnh cho con ăn nửa khóc nửa cười: cha mẹ phải bật điện thoại hay TV cho con chơi; có khi chạy lòng vòng quanh công viên để đút. Hãy chấm dứt chuyện đó vào năm bé 3 tuổi. Có khó không? Tất nhiên bạn sẽ cần chút kiên nhẫn. Cho bé ăn với thìa nhựa vừa tay, an toàn nhé. Và nếu bé có làm đổ thức ăn ra ngoài thì đó là chuyện quá bình thường.

Trẻ 3 tuổi có thể cầm thìa ăn, ban đầu còn vương vãi nhưng dần dần sẽ gọn gàng.

Tự cất giày dép vào đúng chỗ

Nhà bạn có chỗ để dép? Vậy hãy dành cho con yêu của bạn một chỗ. Bạn sẽ nói cho con biết đấy là chỗ để dép của con. Mỗi khi đi đâu về, hãy để bé tự bỏ dép đúng chỗ. Đừng quên khen ngợi bé bằng ánh mắt khích lệ hay bằng lời. Tự cất dép không quan trọng. Cái bạn đang rèn cho bé là tính ngăn nắp.

Tự rửa tay

Bạn sẽ có thể phải rửa tay lại cho bé sau khi bé rửa xong. Bé 3 tuổi chưa có khái niệm về sạch bẩn. Nhưng hãy để cho bé rửa tay, có khi chỉ đơn giản bằng việc bắt chước bạn. Sắm một cái ghế cho bé đủ cao đến bồn rửa tay. Sắm cái chậu xinh xinh cho bé. Hoặc sắm cái khăn sạch cho bé. Và thế là bạn sẽ dạy cho bé rửa tay: từng ngón, cổ tay, lòng bàn tay. 

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tự đánh răng

Đến ba tuổi, bé đã có “vốn” răng để đánh rồi. Ngoài việc vệ sinh răng miệng vốn cực kỳ cần thiết, cho bé đánh răng cũng sẽ là thú vui cho bé. Nhưng bạn nhớ phải tìm hiểu kỹ về: loại bàn chải, loại kem, cách đánh răng. Bạn muốn biết cụ thể hơn thì xem tại đây nhé. Hãy là “người mẫu” đánh răng cho bé: “Mẹ con mình cùng đánh răng!”. Bạn thấy đấy, kỹ năng sống cho trẻ mầm non 3 tuổi không chỉ là cần thiết mà còn thú vị nữa. 

Dạy bé đánh răng không khó. Chỉ cần bạn làm mẫu vài lần.

Lịch sự với người lớn

Ba tuổi không phải là quá sớm để dạy sự lễ phép như một số cha mẹ tưởng. Bạn đã có thể dạy cho bé vòng tay, nói từ “ạ”, cúi đầu, thậm chí đón nhận gì đó bằng hai tay. Bé có thể chưa hiểu hết ý nghĩa nhưng cứ tạo thói quen cho bé đi bạn.

Nhìn vào ai đó khi đang giao tiếp với người ấy

“Con nhìn mẹ nè, mẹ đang nói chuyện với con”. Bạn nên nhẹ nhàng nhắc nhở bé. Bé sẽ có thói quen tốt là quan tâm đến người đang giao tiếp nếu bạn tập cho bé như vậy. Khi nói gì với bé, bạn hãy nhìn vào bé, quay người về phía bé. Bạn thể hiện sự quan tâm đến bé khi giao tiếp, thì bé cũng sẽ như vậy. 

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Kỹ năng giao tiếp rất quan trọng cho trẻ sau này.

Trả lời khi cần thiết

Chờ đợi câu trả lời từ bé là cách bạn truyền thông điệp cho bé: “Ba hỏi thì con phải trả lời”. Hãy lặp lại câu hỏi nếu bé không trả lời. Hơn nữa, đừng ngại thời gian chết khi bạn chờ bé trả lời. Hãy nhìn vào bé, thậm chí ngồi trước mặt bé, và chờ đợi. Bạn cũng có thể khuyến khích bé trả lời, hay ít nhất phản hồi câu hỏi của bạn.

Kỹ nhận diện nguy hiểm 

Chúng ta không phải lúc nào cũng ở bên cạnh trẻ. Nhất là tuổi lên 3 đã bắt đầu đi mẫu giáo. Vậy hãy bắt đầu dạy cho trẻ nhận diện nguy hiểm đi bạn. Nhận diện nguy hiểm là kỹ năng sống cho trẻ mầm non 3 tuổi mà ai cũng cần biết. Bé sẽ cần nhận ra cái gì nóng, cái gì nhọn, cái gì đau... 

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Việc nhận diện nguy hiểm thường mất thời gian và mang tính trải nghiệm. Có nghĩa là có những thứ bé sẽ không hình thành được phản xạ nếu không trải qua. Tuy nhiên, không phải nguy hiểm nào bạn cũng cho bé trải nghiệm, nhé. Chẳng hạn nồi trên bếp nóng, bạn có thể giả vờ sờ vào rồi rụt tay lại. Nét mặt bạn, động tác rụt tay trước mặt bé… sẽ giúp bé nhận ra phần nào tính chất nóng.

Có những nguy hiểm chung quanh bé 3 tuổi: bậc thang, lan can thấp, góc nhọn bàn, ly thuỷ tinh, điện! Hãy tập cho bé tránh xa những thứ ấy. Điều đó phụ thuộc rất nhiều vào khả năng quan sát của cha mẹ.

Môi trường gia đình không những giúp bé lớn khoẻ, mà còn sống tốt. Cùng với việc chăm lo dinh dưỡng cho bé, các bậc cha mẹ cần quan tâm đến rèn luyện 9 kỹ năng sống này cho đứa con thân yêu của mình. 

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

dinhlegiang