Cẩm nang giúp trẻ ĂN DẶM ĐÚNG CÁCH mẹ nên tham khảo

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Ăn dặm là giai đoạn quan trọng của trẻ nhỏ. Giai đoạn này không chỉ cung cấp dưỡng chất cần thiết cho sự tăng trưởng của trẻ mà còn giúp trẻ làm quen dần với mùi vị thức ăn. Điều này còn ảnh hưởng đến khẩu vị của trẻ sau này. Để trẻ ĂN DẶM ĐÚNG CÁCH, mẹ hãy lưu ý những kinh nghiệm cũng như quy tắc trong bài viết này nhé.

Ở giai đoạn tròn 6 tháng tuổi, cơ thể trẻ đã sẵn sàng cho việc đón nhận dinh dưỡng từ các thực phẩm khác ngoài sữa mẹ.. Tại thời điểm này, lượng sắt mà trẻ đã hấp thụ trong 6 tháng trước đó từ sữa mẹ đã không còn đáp ứng đủ cho nhu cầu tăng trưởng. Do đó, mẹ nên bắt đầu cho trẻ ăn dặm để bổ sung chất sắt từ một chế độ ăn uống lành mạnh và hợp lý. Ăn dặm đúng cách với chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng thiết yếu sẽ giúp cho sự hình thành não bộ cũng như phát triển vận động thể chất được tốt hơn.

Dưới đây là những quy tắc mẹ nên lưu ý khi bắt đầu giai đoạn ăn dặm.

1. Cân nhắc kĩ về thời điểm bắt đầu cho trẻ ăn dặm:

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo mẹ chỉ nên bắt đầu cho trẻ ăn dặm từ khi được tròn 6 tháng tuổi. Lúc này hệ tiêu hóa của trẻ mới phát triển tương đối hoàn chỉnh để có thể hấp thu những thực phẩm đặc và phức tạp hơn sữa mẹ.

Một số dấu hiệu nhận biết trẻ đã sẵn sàng:

  • Số lần trẻ đói: Mẹ phát hiện thấy trẻ thường xuyên đói, dù vừa bú xong, hoặc vẫn bú đủ và no như thường ngày nghĩa. Điều này chứng tỏ có thể trẻ đang bắt đầu muốn ăn thêm món khác để no lâu hơn.
  • Trẻ mất ngủ nhiều đêm: Trẻ bắt đầu khóc đòi ăn đêm nhiều hơn.
  • Ánh mắt của trẻ: Trẻ luôn dõi theo mẹ mỗi khi mẹ ăn uống và hào hứng với bữa ăn của người lớn.
  • Hợp tác với muỗng: Mẹ có thể thử xem trẻ sẵn sàng ăn dặm chưa bằng cách đưa muỗng gần miệng trẻ. Nếu trẻ cố gắng mở miệng thay vì dùng phản xạ đẩy muỗng ra, nghĩa là trẻ đã sẵn sàng rồi.
  • Khả năng ngồi của trẻ đã vững: trẻ đã có thể kiểm soát đầu và cổ tốt, thậm chí có thể ngồi lên ngay nếu có được sự trợ giúp từ bố mẹ.
  • Trẻ thích gặm nhắm: Chỉ cần đặt bất kỳ thứ gì trước mặt là trẻ sẽ cố gắng với lấy và cho vào miệng dù mẹ liên tục ngăn cản. Vậy nên khi thấy bé thường xuyên có hành vi này nghĩa là bé đang báo hiệu muốn được ăn dặm rồi đấy các mẹ nhé.

2. Trẻ nên ăn từ ít đến nhiều, từ loãng đến đặc, từ ngọt đến mặn

  • Từ ít đến nhiều: Cách ăn dặm này sẽ nhẹ nhàng với hệ tiêu hóa còn non nớt, giúp trẻ dễ hấp thu mà vẫn cung cấp năng lượng cùng các dưỡng chất cần thiết cho nhu cầu tăng trưởng và phát triển của trẻ. Mẹ có thể bắt đầu giai đoạn ăn dặm bằng 1 đến 2 muỗng bột loãng, sau đó tăng lên 1/3 chén, rồi đến nửa chén…
  • Từ loãng đến đặc: Do dạ dày của trẻ cần thời gian thích nghi với thực phẩm mới ngoài sữa mẹ. Mẹ nên tuân thủ theo nguyên tắc “loãng – đặc”. Mẹ cho trẻ ăn thức ăn loãng trước để giúp hệ tiêu hóa của bé quen với thức ăn mới. Sau đó mẹ mới dần cho trẻ ăn đặc hơn.
  • Từ ngọt đến mặn: Trong 6 tháng đầu đời, bé chỉ biết loại thức ăn duy nhất là sữa mẹ. Do đó, ở giai đoạn đầu của hành trình ăn dặm, trẻ sẽ dễ đón nhận món mới hơn nhờ có hương vị sữa quen thuộc. Sau đó, mẹ có thể cho trẻ chuyển sang các loại thức ăn có vị mặn như thịt, cá…

3. Kết hợp các nhóm thực phẩm để hình thành bữa ăn đủ dinh dưỡng

Giai đoạn tập cho trẻ ăn dặm là giai đoạn trẻ bắt đầu “khám phá” các mùi vị cũng như những thực phẩm khác nhau. Mẹ cần kiên nhẫn tập cho trẻ ăn từng nhóm thực phẩm một để trẻ làm quen. Đồng thời cũng là để thử xem cơ thể trẻ có bị dị ứng với thực phẩm đó hay không. Sau giai đoạn làm quen và nhận biết, mẹ có thể kết hợp nhiều nhóm thực phẩm với nhau để tăng cường chất dinh dưỡng cũng như phong phú vị giác cho trẻ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Các nhóm thực phẩm:

  • Nhóm chất bột đường (gạo, khoai, yến mạch…): Nhóm thực phẩm cung cấp năng lượng hàng ngày cho trẻ. Mẹ có thể nghiền cháo, khoai để trẻ làm quen với nhóm thực phẩm này, hoặc nấu bột yến mạch cho thêm phong phú bữa ăn.
  • Nhóm chất đạm: Chất đạm đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ. Trong cơ thể, đạm sẽ cung cấp các axit amin cần thiết thúc đẩy sự tăng trưởng và phục hồi của tế bào. Mẹ chú ý không nên cho trẻ ăn quá nhiều đạm, vì sẽ gây hại đến hệ tiêu hóa còn non nớt của trẻ.
  • Nhóm rau củ và trái cây: cung cấp vitamin và một số khoáng chất, chất xơ hỗ trợ cho hệ tiêu hóa của trẻ. Tuy nhiên mẹ cần chú ý chế biến rau củ quả cho đúng cách như rửa rau dưới vòi nước, không dự trữ rau củ quá lâu… để không làm mất chất dinh dưỡng và ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
  • Nhóm chất béo: ngoài việc cung cấp năng lượng, còn là thành phần của màng tế bào và mô não, nhóm chất béo còn đóng vai trò quan trọng là dung môi giúp các vitamin A,D,E,K… hòa tan hấp thu vào cơ thể. Việc bổ sung nhóm thực phẩm này giúp bữa ăn của trẻ thêm ngon hơn, hợp khẩu vị của trẻ hơn.

4. Không bắt ép trẻ ăn bằng bất cứ hình thức nào

Bản chất của giai đoạn ăn dặm là bổ sung thêm thực phẩm mới bên cạnh sữa – thức ăn chính của bé. Khi mới tập ăn hoặc thử một thực phẩm mới, nếu trẻ đã “tỏ thái độ” không muốn ăn, mẹ không nên ép trẻ ăn mà thay vào đó có thể cho trẻ bú nhiều hơn. Nhiều mẹ vì muốn trẻ ăn nhiều nên thậm chí ép buộc trẻ ăn bằng mọi cách. Điều này hoàn toàn sai lầm. Việc bị ép ăn sẽ khiến trẻ hình thành tâm lý tiêu cực với ăn uống. Làm trẻ sợ ăn hãi việc ăn dặm. Đây chính là một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ biếng ăn nên mẹ hãy thật lưu ý nhé.

5. Không nên để trẻ bắt đầu ăn dặm quá sớm

Mẹ lưu ý rằng tuyệt đối không nên cho trẻ ăn dặm trước 6 tháng tuổi vì có thể dẫn đến những tác hại không đáng có:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Trẻ dễ chán sữa mẹ nên bú ít đi, dẫn đến tính trạng thiếu hụt các dưỡng chất. Giảm sức đề kháng, tăng nguy cơ suy dinh dưỡng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình phát triển.
  • Tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì.
  • Trẻ dễ bị dị ứng thực phẩm
  • Thận và dạ dày của trẻ sẽ dễ bị tổn thương.
  • Trẻ dễ bị sặc và nghẹn.
  • Gặp phải nguy cơ cao bị tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa
  • Khiến trẻ bị đầy bụng, khó tiêu, gây khó ngủ.

Ngoài ra, sự phát triển của mỗi trẻ là khác nhau. Có trẻ hấp thu tốt và nhanh các thức ăn dặm nhưng có trẻ thì hoàn toàn ngược lại. Nên quan trọng hơn cả là hãy thường xuyên theo sát con và điều chỉnh thực đơn từ từ giúp con dễ dàng làm quen và cảm thấy vui vẻ hơn với ĂN DẶM.

-Ele Luong-

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Hình ảnh: Internet

Các bài viết liên quan:

Ăn dặm: Những gì bé có thể và không thể ăn trong độ tuổi ăn dặm?

Ăn dặm kiểu Nhật – kinh nghiệm truyền tay của các Mẹ!

 

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

 

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Ele Luong