Kích trứng có hại không và dấu hiệu nguy hiểm chị em cần nhớ kĩ sau khi tiêm thuốc

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Kích trứng có hại không? Các dấu hiệu nào cho thấy bạn đang gặp phải những biến chứng nguy hiểm do kích trứng không đúng cách gây ra?

Kích trứng là gì?

Kích thích buồng trứng là phương pháp sử dụng các loại thuốc nội tiết uống hoặc tiêm nhằm giúp trứng phát triển đến trưởng thành và chín, rụng. Sau khi nang trứng trưởng thành, đủ kích thước, người phụ nữ sẽ được tiêm hCG để giúp trứng rụng.

Phương pháp này được sử dụng trong các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản cho các trường hợp vô sinh do rối loạn phóng noãn, không phóng noãn hoặc ở bệnh nhân đa nang buồng trứng, được áp dụng cho những cặp vợ chồng lấy nhau 1- 2 năm chưa có thai.

Với những người có ý định làm thụ tinh nhân tạo (IVF) thì kích trứng là bước quan trọng quyết định tỉ lệ thành công của phương pháp này. Do vậy về cơ bản, kích trứng mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho những cặp đôi.

Tiêm thuốc kích trứng giúp tăng cơ hội mang thai

Kích trứng có hại không?

Theo các bác sĩ tại bệnh viện Phụ sản trung ương, đã có không ít các trường hợp chị em thực hiện tiêm thuốc kích trứng nhưng sau đó phải vào viện cấp cứu vì tình trạng đau bụng, chảy máu dữ dội. Điều này cho thấy, bên cạnh lợi ích giúp tăng tỉ lệ mang thai thì cũng có nhiều biến chứng chị em có thể gặp phải. Cụ thể như:

1. Hội chứng quá kích buồng trứng 

Các loại thuốc kích trứng không kích thích sự phát triển của một nang trứng cụ thể mà là hàng loạt nang trứng. Lượng hormon quá lớn được tiêm vào cơ thể có thể gây quá kích, khiến buồng trứng của bạn trở nên sưng đau.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bạn có thể nhanh chóng phát hiện ra hội chứng quá kích buồng trứng khi thấy cơ thể tăng cân nhanh chóng, khó thở hoặc chóng mặt.

Hội chứng kích buồng trứng có thể khiến bạn gặp nhiều vấn đề về sức khỏe

2. Kích trứng có hại không - Nguy cơ đa thai bạn phải đối mặt 

Khi sử dụng thuốc kích trứng, số lượng trứng rụng có thể nhiều hơn một. Mẹ bầu thường có xu hướng mang thai đôi, thai ba nhiều hơn so với phụ nữ mang thai tự nhiên.

Đa thai đồng nghĩa với các nguy cơ biến chứng trong thai kỳ cũng tăng lên gấp nhiều lần. Biến chứng phổ biến nhất của đa thai là sinh non. Hơn một nửa số trường hợp có thai song sinh đều phải sinh non. Đối với các ca sinh ba thì hầu như phải sinh non.

Em bé sinh non trước 37 tuần tuổi thường tăng nguy cơ mắc phải các vấn đề sức khỏe cả ngắn hạn và dài hạn, bao gồm các rối loạn về hô hấp, khả năng tiêu hóa và ổn định thân nhiệt. Một số vấn đề bất thường có thể xuất hiện trễ hơn, chẳng hạn như khiếm khuyết về mặt nhận thức và hành vi.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

3. Suy buồng trứng

Một nguy cơ nữa mà bạn có thể gặp phải nếu lạm dụng thuốc kích trứng rụng là suy buồng trứng. Tình trạng này xảy ra khi các chức năng của buồng trứng ngừng hoạt động chức năng, trong đó bệnh nhân sẽ không thể thực hiện được chức năng sản sinh và nuôi dưỡng trứng để duy trì hoạt động sinh sản ở nữ giới.

Bên cạnh đó, các chức năng sinh dục khác của phụ nữ cũng bị ảnh hưởng do hormone kích thích ham muốn không được sản sinh, các nội tiết tố bị rối loạn gây mất cân bằng cơ thể.

Kích trứng không đúng cách khiến thai nhi có nguy cơ bị dị tật

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

4. Kích trứng có hại không - Nguy cơ dị tật ở thai nhi 

Các nhà nghiên cứu nhận thấy nguy cơ dị tật bẩm sinh tăng mạnh khi sử dụng thuốc kích thích rụng trứng clomiphene. Nếu sử dụng thuốc đúng chỉ định của bác sĩ, bạn sẽ hạn chế tối đa nguy cơ thai nhi không phải tiếp xúc với thuốc.

Trường hợp tự ý dùng thuốc, bạn cứ dùng liên tục và không biết ngưng thuốc lúc nào. Do đó thai nhi có thể hình thành trong điều kiện cơ thể bạn có clomiphene. Như vậy bé có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh cao.

Những điều mẹ cần lưu ý để đảm bảo an toàn sức khỏe sau khi kích trứng rụng

Kích trứng đòi hỏi rất các cặp vợ chồng phải đầu tư rất nhiều thời gian, sức lực và tiền bạc. Nhưng với những biến chứng có thể gặp phải như trên, các bác sĩ khuyên bạn cần suy xét kĩ lưỡng trước khi thực hiện phương pháp này.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên môn tại các bệnh viện, phòng khám sản khoa uy tín để được tư vấn, thực hiện xét nghiệm cần thiết để tìm ra phác đồ điều trị thích hợp và an toàn.

Tư vấn với bác sĩ có chuyên môn về việc sử dụng thuốc kích trứng

Sau khi tiêm thuốc, người bệnh cần được theo dõi sát sao. Hãy báo ngay cho bác sĩ nếu bạn gặp bất kỳ dấu hiệu bất thường nào như:

  • Đau bụng lâm râm hoặc đau quặn ở vùng bụng dưới
  • Căng bụng quá mức
  • Buồn nôn hoặc nôn nhiều
  • Tiêu chảy
  • Khó thở, tụt huyết áp, nhịp tim đập nhanh
  • Tăng cân nhẹ hoặc tăng cân nhanh chóng trong một vài ngày sau khi tiêm thuốc.

Cuối cùng, chị em đang nôn nóng để mang thai bằng cách tiêm thuốc kích trứng phải ghi nhớ kỹ điều này: Trong bất kỳ trường hợp nào bạn cũng tuyệt đối không được tùy tiện dùng thuốc kích trứng (dù là dạng uống hay tiêm). Việc sử dụng thuốc nhất định phải theo chỉ định và thực hiện bởi bác sĩ chuyên môn mà thôi.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm: 

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng tho lun và cp nht thông tin cùng các cha m khác!

Bài viết của

Minh Hương