Khử mùi hôi của bình sữa bằng cách này, vừa sạch vừa an toàn cho bé!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nếu đã nuôi con nhỏ, ắt hẳn sẽ có đôi lần mẹ phải đối mặt với thứ mùi khó chịu từ bình sữa của con, mặc dù mẹ đã cố gắng làm sạch chúng. Mùi có thể không ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của bé nhưng sẽ khiến bé có cảm giác khó chịu. Mẹ hãy thử những cách khử mùi hôi của bình sữa sau đây, đảm bảo sẽ đánh bay thứ mùi đáng ghét đó, lại an toàn cho bé yêu mẹ nhé!

Khử mùi hôi của bình sữa với Baking Soda

  1. Rửa bình sữa bằng nước ấm với nước rửa bình. Cố gắng loại bỏ bất kỳ dư lượng sữa nào có thể nhìn thấy bằng cách rửa nó nhiều lần với nước ấm và chất tẩy rửa.
  2. Thêm một muỗng canh baking soda vào bình. Sau đó, đổ nước tới già nửa bình.
  3. Không nên đổ đầy nước vì khi lắc làm sạch bình, chuyển động của nước không đủ mạnh để làm bong lớp cặn bẩn bên trong.
  4. Đóng nắp và lắc mạnh bình sữa trong khoảng 2 phút.
  5. Rửa sạch bình sữa và ngửi. Nếu không còn mùi chua, nghĩa là mẹ đã thành công rồi.
  6. Nếu mùi vẫn còn, hãy ngâm bình trong nước pha baking soda. Tìm một khay chứa có thể phù hợp ngâm toàn bộ bình sữa. Sau đó, đổ baking soda vào khay. Đặt bình sữa và tất cả các bộ phận khác vào trong khay. Đổ đầy nước đã pha baking soda vào trong bình. Nhấn các bộ phận của bình, bao gồm núm ti, nắp bằng một cái đĩa hoặc một vật nặng khác để chúng ngập trong nước.
  7. Ngâm bình qua đêm và sau đó rửa sạch vào buổi sáng. Ngửi mùi bình sữa để xác nhận mùi xem đã sạch chưa. Phơi khô bình sữa trước khi sử dụng lại.

Khử mùi hôi của bình sữa bằng Giấm

  1. Pha dung dịch 1 giấm 3 nước ấm. Sau đó, đổ đầy bình. Mẹ cũng có thể đổ đầy một khay chứa để ngâm cả bình và tất cả các bộ phận khác của bình với dung dịch này.
  2. Đảm bảo tất cả các bộ phận của bình sữa ngập trong dung dịch. Mẹ có thể làm điều này bằng cách nhấn các bộ phận xuống với một vật nặng như một cái đĩa.
  3. Ngâm bình sữa trong dung dịch giấm qua đêm. Vào buổi sáng, rửa sạch bình bằng nước và dung dịch rửa bình sữa chuyên dụng. Mùi giấm có thể lưu lại trong vài phút, nhưng nó sẽ nhanh chóng bay hơi.

Khử trùng bình sữa

Khử trùng bằng lò vi sóng

  1. Kiểm tra xem bình sữa mẹ đang dùng có phù hợp để trong lò vi sóng. Hãy xem nhãn ký hiệu trên bình để biết điều này.
  2. Rửa chai thật sạch với nước ấm và nước rửa chuyên dụng. Hãy chắc chắn rằng mẹ rửa sạch lại tất cả các chất tẩy rửa trong bình.
  3. Đổ đầy nước vào bình. Sau đó, tháo các bộ phận của bình sữa và đặt chúng vào một cái bát an toàn trong lò vi sóng.
  4. Đổ đầy bát với lượng nước vừa đủ để phủ kín tất cả các bộ phận của bình sữa. Đặt tất cả trong lò vi sóng và bật lò trong 90 giây.
  5. Đợi bình nguội bớt rồi lấy ra khỏi lò vi sóng để tránh bị bỏng.

Khử trùng bằng bếp

  1. Khử trùng bình bằng bếp. Lấy một cái chảo có nắp, đủ lớn để đựng cả bình sữa và các bộ phận bình.
  2. Đổ đầy nước vào chảo, đặt bình ngập trong nước sau đó đậy nắp.
  3. Đun sôi chúng trong 10 phút.
  4. Cứ để bình ngâm trong nước nóng cho tới khi mẹ cần dùng để bình được khử trùng lâu hơn

Một số mẹo khử mùi hôi khác

1. Đặt bình sữa đã rửa sạch vào ngăn đông tủ lạnh

Nhiệt độ lạnh sẽ đóng băng vi khuẩn và loại bỏ mùi hôi. Để có kết quả tốt nhất, không cần đặt bình sữa trong hộp hoặc túi, mà thay vào đó chỉ cần đặt trực tiếp bình sữa trong tủ đông.

2. Thêm một vài giọt mù tạt vào bình sữa

Sau đó, thêm nước và rửa bình. Rửa sạch lại bằng nước ấm.

3. Loại bỏ mùi sữa bằng kem đánh răng

Sử dụng bàn chải đánh răng mới hoặc sử dụng bàn chải dành cho bình sữa để làm vệ sinh bình.

Thêm một chút kem đánh răng vào bình sữa của bé chà lại bằng bàn chải

Rửa sạch bình bằng nước ấm.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

4. Rửa bình với dung dịch 1 phần vodka và 4 phần nước ấm

Rượu vodka sẽ loại bỏ mùi hôi. Đóng nắp và ngâm dung dịch này trong bình sữa trong 2-3 giờ.

Rửa thật sạch bình để đảm bảo không còn vodka trong chai, vì rượu có thể gây bất lợi cho sức khỏe của em bé.

5. Làm sạch mùi hôi bằng than củi.

Phương pháp này đòi hỏi mất vài ngày. Lấy than hoạt tính và nghiền chúng thành một loại bột nhỏ. Đổ than và nước ấm vào bình. Đóng nắp và lắc đều.

Để bình ngâm với hỗn hợp than trong 3-4 ngày. Rửa sạch bình sữa bằng nước ấm và nước rửa chuyên dụng.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cách ngăn mùi hôi bình sữa

1. Rửa sạch bình sữa của bé sau mỗi lần cho ăn bằng nước ấm và nước rửa bình

Lấy bàn chải chà sạch cả trong và ngoài bình.

Hãy chắc chắn rằng mẹ đã rửa sạch cặn nước rửa bình bằng nước ấm cho đến khi nước sạch và không còn dư lượng chất tẩy rửa.

Luôn chọn chất tẩy rửa có mùi nhẹ để trong quá trình làm sạch bình.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

2. Giữ bình sữa của bé trong tủ lạnh để ngăn vi khuẩn phát triển

Bình sữa để ở nhiệt độ phòng là điều kiện tốt cho vi khuẩn phát triển, đặc biệt nếu bình không được rửa sạch. Ở nhiệt độ thấp hơn, lạnh hơn ở tủ lạnh, vi khuẩn trong bình sẽ phát triển chậm hơn nhiều.

Thực tế, vi khuẩn có thể là nguyên nhân gây ra mùi hôi trong bình sữa của bé.

3. Chuẩn bị bình sữa ngay trước thời gian cho bé ăn

Điều này sẽ ngăn sữa bị hỏng trong bình. Nếu bé chưa bú ngay, mẹ có thể để bình ở nhiệt độ phòng trong tối đa 2 giờ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

4. Đổ bỏ sữa thừa (sữa công thức) trong bình sau khi bé ăn xong

Nếu là sữa mẹ, có thể trữ trong tủ lạnh 24 giờ, tuy nhiên chỉ nên cho bé bú lần hai, sau đó, dù còn thừa mẹ cũng nên bỏ hết sữa đi.

5. Sử dụng bình thủy tinh thay vì nhựa

Bình thủy tinh sẽ hấp thụ ít mùi hơn so với các sản phẩm bằng nhựa. Nếu mẹ thường xuyên thấy mùi hôi trong bình sữa của bé, hãy cân nhắc chuyển sang sử dụng loại bình bằng thủy tinh.

Dịch từ trang Wikihow.com

Theo: The Asianparent

Xem thêm các bài viết khác:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cách chọn bình sữa cho trẻ sơ sinh – Những tiêu chí quan trọng mẹ cần đặc biệt chú ý

Bình sữa Pigeon có tốt không – Đánh giá và so sánh “chuẩn” nhất với các thương hiệu nổi tiếng khác

Cách chọn bình sữa cho trẻ sơ sinh – Những tiêu chí quan trọng mẹ cần đặc biệt chú ý

 

Bài viết của

Mecoca