Trong lúc xây nhà, ba mẹ nên lưu ý đến việc xây dựng không gian riêng dành cho bé yêu. Bé yêu của bạn cần có không gian để khám phá, để vui chơi và để suy nghĩ. Vậy cần phải tạo không gian an toàn cho trẻ trong nhà như thế nào? Hãy cùng đọc ngay bài viết này để trả lời câu hỏi nhé!
Thế nào được gọi là không gian an toàn cho trẻ?
Không gian an toàn là khoảng không gian mà bé có thể thoải mái vui đùa. Nó không bị gây hại bởi các nhân tố tiềm ẩn xung quanh. Hiện nay, cùng với yếu tố an toàn thì không gian của bé cũng cần phải thật sáng tạo. Khi có được không gian an toàn cho bé trong nhà sẽ giúp ba mẹ an tâm hơn. Bé có thể vui chơi và thỏa mãn được bản tính tò mò của trẻ con.
Tiêu chí khi thiết kế không gian trong nhà cho bé
Để tạo được không gian an toàn cho bé trong nhà thì ba mẹ phải chú ý rất nhiều. Chúng ta không thể bỏ qua dù chỉ là một chi tiết nhỏ. Nếu không nó sẽ gây ra nguy hiểm đến cả thể xác và tinh thần cho trẻ. Lứa tuổi trẻ em là lứa tuổi hồn nhiên và nhạy cảm. Chúng thích vui đùa và tìm hiểu những điều mới lạ. Đồng thời giai đoạn này bé cũng rất dễ bị tổn thương. Những ký ức tổn thương ấy thường sẽ đi theo bé rất nhiều năm sau này. Thậm chí nó có thể theo bé cả cuộc đời.
Chính vì thế ba mẹ cần khéo léo thiết kế không gian an toàn cho trẻ trong nhà. Và không gian cho trẻ thì phải sáng tạo, phù hợp với tâm lý trẻ thơ. Căn phòng là những điều mới mẻ, lý thú để trẻ luôn cảm thấy vui với không gian ấy. Vì thế không gian của bé nên đảm bảo:
Tiêu chí an toàn
Điều quan trọng hàng đầu khi thiết kế không gian cho bé chính là an toàn. Xây dựng phòng riêng nhằm giúp bé rèn luyện tính độc lập. Đồng thời giúp bé thích nghi với thế giới riêng tư nhất định của mình. Không gian này vừa đảm bảo an toàn, vừa giúp bé vẫy vùng thỏa thích. Ba mẹ cần biết những nhân tố gây ảnh hưởng đến sự an toàn của bé như:
- Giường quá cao so với chiều cao của bé;
- Các vật có cạnh sắc/nhọn, dễ bị thương;
- Những vật dễ nuốt vào miệng;
- Ổ điện và các vật dụng gắn liền với dây điện;
- Những vật dụng có nhiệt độ cao, dễ gây bỏng;
- Những vật dụng làm từ vật liệu dễ vỡ;
- Các đồ vật không được sắp xếp gọn làm cho bé bị vướng và ngã.
Phải làm thế nào?
- Để đồ chơi yêu thích của bé ở nơi dễ thấy và thấp hơn chiều cao của bé;
- Lót nệm dưới sàn nhà nếu có thiết kế giường;
- Tránh để các loại ghế cao trong phòng nhằm ngăn bé leo trào gây bị thương;
- Đảm bảo lựa chọn đồ nội thất, vải vóc và vật dụng được làm từ những thành phần không độc hại;
- Đảm bảo an toàn trong phòng cháy chữa cháy;
- Loại bỏ mọi tác nhân có thể làm cho bé bị ngạt thở;
- Phòng của bé đòi hỏi đầy đủ ánh sáng.
Tiêu chí sáng tạo, lý thú
Bên cạnh tạo một không gian an toàn cho trẻ trong nhà thì sáng tạo cũng cần được lưu ý. Một căn phòng được bày trí theo đúng sở thích sẽ khiến bé càng thêm thoải mái. Thành viên nhí có những giây phút nghỉ ngơi thư giãn và đầy cảm hứng. Khi đưa các đồ vật lạ và an toàn vào phòng sẽ kích thích trí tò mò của bé. Đồng thời tăng khả năng tư duy và ngôn ngữ. Các bé cũng có thể từ đó mà cho ra những ý tưởng sáng tạo hơn, táo bạo hơn.
Trên đây là một số gợi ý giúp phụ huynh xây dựng không gian an toàn cho bé trong nhà. Không gian trong nhà vừa an toàn vừa thú vị sẽ giúp bé vui vẻ, thoải mái. Nó còn giúp bé phát triển tư duy, nhận thức. Cùng với đó bé sẽ có thái độ sống tích cực đối với cuộc sống của mình.
Xem thêm:
- Kinh nghiệm chọn trường mầm non an toàn cho con rút từ vụ để quên trẻ trên xe đưa đón
- Dạy bé 4 tuổi học những gì để bé phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ?
- Kinh nghiệm dạy con lười học từ các chuyên gia cha mẹ nên tham khảo