Dấu hiệu bé biết lật và cách mẹ luyện tập cho bé

Trẻ nhỏ luôn luôn có hứng thú với những kỹ năng mới mà mình có được tuy nhiên lại chưa ý thức được những nguy hiểm có thể gặp phải. Do đó, bên cạnh việc quan tâm khi nào bé biết lật, kể từ giây phút con tập lật, mẹ cần theo sát từng cử động của con. Đặc biệt khi đặt con trên một mặt phẳng cao vì bé có thể bị ngã khỏi mặt phẳng đó sau khi lật người.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Khi nào bé biết lật là băn khoăn của các bà mẹ. Đến tận tháng thứ 4 bé mới cứng cáp hơn và biết lật, một số bé lật muộn hơn nhưng không nên quá tháng thứ 8.  Đọc thêm bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về việc lật của bé:

  • Mục đích của việc tập lật?
  • Khi nào trẻ sơ sinh biết lật? Mấy tháng tuổi bé biết lật?
  • Làm thế nào để giúp bé mau chóng biết lật?
  • Mẹ cần lưu ý gì trong giai đoạn bé tập lật?

Mục đích của việc tập lật

Bé biết lật có tốt không? Tất nhiên là có!

Biết lật không chỉ giúp tăng vận động tự lập cho bé mà còn hỗ trợ cho bé học ngồi, đứng về sau. Ngoài ra, học lật còn giúp bé phối hợp hoạt động cơ bắp, giúp bé khỏe mạnh. Cơ bắp khỏe mạnh là chìa khóa giúp bé học ngồi, bò và thực hiện nhiều kỹ năng vận động quan trọng khác.

Học lật còn giúp bé phối hợp hoạt động cơ bắp, giúp bé khỏe mạnh. (Nguồn ảnh: iStock)

Khi nào bé biết lật?

Khi được mấy tháng thì trẻ biết lật là câu hỏi chung của rất nhiều bậc phụ huynh, nhất là những người lần đầu làm cha mẹ. Trẻ sơ sinh thường lăn người nghiêng sang một bên khi ngủ hoặc khi nằm theo thói quen ngay từ tháng đầu tiên. Nhưng phải đến tận tháng thứ 4 bé mới cứng cáp hơn và biết lật.

Trẻ sơ sinh khi nào biết lật? Một số dấu hiệu bé sắp biết lật xuất hiện từ tháng tuổi thứ 3. Một số bé thì chậm hơn ở tháng thứ 5 hoặc thậm chí muộn hơn. Tuy nhiên, mốc phổ biến nhất cho kỹ năng này là tháng thứ 4.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Thực tế, mốc phát triển kỹ năng ở mỗi bé là khác nhau và có trẻ sẽ phát triển một số kỹ năng nhanh hơn so với những trẻ khác. Và đồng thời sẽ có một số trẻ không bao giờ thực sự có khả năng lăn lộn và lật.

Mẹ không cần lo lắng nếu vượt quá mốc 4 tháng này mà chưa thấy dấu hiệu bé sắp biết lật (Nguồn ảnh: iStock)

Làm thế nào để giúp bé mau chóng biết lật?

Các mẹ có thể tham khảo các cách dưới đây:

  • Điều kiện cần và đủ để bé tập lật là cơ thể bé phải thực sự sẵn sàng, các cơ đã đủ mạnh, xương cũng đủ cứng cáp để chống đỡ cả cơ thể. Do đó, cách nhanh nhất và đơn giản nhất để giúp bé lật người nhanh hơn là thông qua các trò chơi vận động và massage.
  • Mỗi ngày hãy dành 15-30 phút giúp bé hoàn thành “bài tập nằm sấp” để các cơ bắp của bé được vận động nhiều hơn, nhanh cứng cáp hơn.
  • Hãy để bé nằm sấp nhiều hơn vì khi nằm sấp bé sẽ có cảm giác khó chịu nơi vùng bụng, điều này sẽ kích thích bé muốn lật hơn, Tuy nhiên mẹ cần hết sức lưu ý không để bé nằm sấp quá lâu khiến bé bị khó thở và nôn, từ đó gây tác dụng ngược khiến bé không muốn vận động.
  • Ngoài liệu pháp vận động nêu trên, mẹ còn có thể đặt những món đồ chơi có màu sắc sặc sỡ hoặc món đồ chơi mà bé yêu thích ở ngoài tầm với của bé một chút, bé sẽ thích thú và chủ động tìm cách với tới các món đồ chơi đó. Hoặc đơn giản hơn, mẹ hãy nằm bên cạnh bé trong một khoảng cách vừa đủ để bé có thể lật từ từ, tiến lại gần chỗ mẹ.
Điều kiện cần và đủ để bé tập lật là cơ thể bé phải thực sự sẵn sàng, các cơ đã đủ mạnh, xương cũng đủ cứng cáp để chống đỡ cả cơ thể. (Nguồn ảnh: iStock)

Mẹ cần lưu ý gì trong giai đoạn bé tập lật?

Trẻ nhỏ luôn luôn có hứng thú với những kỹ năng mới mà mình có được tuy nhiên lại chưa ý thức được những nguy hiểm có thể gặp phải. Do đó, kể từ giây phút con tập lật, mẹ cần theo sát từng cử động của con. Đặc biệt khi đặt con trên một mặt phẳng cao vì bé có thể bị ngã khỏi mặt phẳng đó sau khi lật người.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Ngoài ra, nếu em bé sinh non thì có nhiều khả năng sẽ biết lật muộn hơn bình thường do đó mẹ nên chuẩn bị trước tránh tâm lý lo lắng nếu bé nhà mình sinh non. Bên cạnh đó, không gian để bé tập lật cần thoải mái, không có bất cứ vật nào gây nguy hiểm cho bé. Hãy đặt con trên một mặt phẳng không quá cứng tránh làm đau bé và không quá mềm để bé không mất nhiều sức khi tập lật.

Lật, lẫy, bò, đứng, đi… là những mốc phát triển quan trọng trong hành trình lớn khôn của trẻ sơ sinh. Ba mẹ nên nắm rõ các mốc này và hỗ trợ bé nhanh đạt được các mốc phát triển. Khi trẻ sơ sinh có dấu hiệu chậm lẫy, lật hơn hẳn các trẻ khác cùng tháng tuổi thì ba mẹ nên chú ý quan sát thêm kỹ năng vận động của bé để có thể can thiệp kịp thời bằng nhiều biện pháp. Đây không chỉ là hành động nhỏ mà ảnh hưởng nhiều đến quá trình phát triển của trẻ sau này.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Mecoca