Tốt hay xấu khi chồng nắm giữ tài chính? Để tìm câu trả lời, chị em đừng bỏ qua bài viết này nhé. Đây là bí quyết giúp bạn loại bỏ gánh nặng tiền bạc và giữ gìn hạnh phúc gia đình.
Không thể phủ nhận rằng phụ nữ trước giờ luôn là người chăm lo cho tài chính gia đình. Nhưng không phải ai là phụ nữ cũng khéo vun vén. Trong trường hợp vợ đoảng hay vợ vung tiền như nước thì các ông chồng cũng phải đứng ra can thiệp vào trọng trách này.
Khi chồng nắm giữ tài chính trong nhà thì sao?
Nhiều bà vợ vụng về, hay đoảng, có thói mua sắm vô độ và hay lén la lén lút lấy tiền nhà làm những việc không cần thiết. Các ông chồng đã không thể ngồi yên được mà phải “giành” quyền nắm giữ tài chính trong gia đình.
Nhiều ông chồng đã vướng phải dị nghị phản đối từ nhà vợ và hàng xóm xung quanh. Người ta cho rằng các ông chồng nắn giữ chiêu tiêu là “đàn bà, chi li”. Nam nhi gì mà ra chợ mặc cả từng mớ rau, có mà mất hết vẻ oai phong của đàn ông.
Họ cho rằng đàn ông mà cầm hết chi tiêu trong gia đình thì chỉ khổ vợ, khổ con. Rồi khi vợ cần thì lấy gì tiêu. Mất thoải mái có khi vợ chồng quay ra quở trách nhau. Lâu dần rồi tình cảm hôn nhân vợ chồng bị rạn nứt.
Thế nhưng các ông chồng không làm vậy thì tiền đâu mà sống, tiền đâu nuôi con?
Tại sao các chị em lại nghĩ rằng, là vợ thì nghiễm nhiên phải được nắm toàn bộ tài chính của chồng? Các bà vợ nên tôn trọng đàn ông trong chuyện tiền bạc gia đình. Bình đẳng với phái mạnh không có nghĩa là chúng ta có quyền quản lý tài sản của chồng.
Tiền bạc là công sức, mồ hôi nước mắt do mỗi người làm ra, vợ hay chồng cũng thế. Người chồng không có không có quyền quản tiền của vợ và ngược lại. Chi tiêu trong gia đình phải dựa trên nền tảng tôn trọng lẫn nhau. Cả hai vợ chồng cần xác định mục đích chung cần hướng tới.
Đành rằng đàn ông có người nọ người kia. Người cầm tiền chi li từng khoản khiến vợ ngột ngạt khó chịu. Người tính sĩ hay vung tay quá trán để vợ con nheo nhóc. Rồi người có nhiều tiền sinh ra thói hư tật xấu… Vợ chồng cần ngồi lại bàn bạc xem ai là người quản lý tài chính cho gia đình thì tốt hơn.
Trong trường hợp những người vợ đoảng, không biết dùng tiền hợp lý thì chẳng phải đang làm khổ chồng con? Để người đàn ông sáng suốt trong gia đình quản lý, vợ sẽ không cần lo nghĩ và con cái được chăm lo đầy đủ.
Giải pháp nào cho việc quản lý chi tiêu của gia đình
Đời sống hôn nhân chưa bao giờ là dễ dàng, đặc biệt là trong việc chi tiêu. Một gia đình sẽ phải đối mặt trước hàng ngàn các loại phí, khoản thu chi khác nhau. Tiền nhà, tiền điện, tiền nước, tiền ăn mỗi ngày, tiền mua quần áo mới, tiền học cho con,… đến các khoản tiết kiệm, đầu tư cho tương lai.
Quan trọng nhất không phải ai giữ tiền mà giữ sao cho hợp lý. Không phải ai “nắm tài chính” thì người đó có quyền quyết định tất cả mọi việc. Ép chi tiêu từng chút một với bạn đời của mình. Cái hợp lý ở đây là việc cân đối chi tiêu trong nhà, sử dụng đồng tiền sao cho gia trị nhất. Mọi người trong nhà vẫn có thể thoải mái chung sống mà không còn những nỗi lo tiền bạc.
Đàn ông biết chu toàn mọi việc để vừa đảm bảo tài chính vừa không mất đi cái uy của mình thì đàn ông quản lý chi tiêu. Đàn ông biết quản lý tài chính của gia đình sẽ không để vợ con phải khổ. Mỗi tháng vẫn có thể cân đối chi tiêu, sinh hoạt phí vừa có khoản để dành.
Khi chồng nắm giữ tài chính và khi vợ nắm giữ chi tiêu: Cần làm gì để hoà hợp!
- Công khai thu nhập.
- Cần có một khoản dự phòng cho trường hợp bất trắc.
- Theo dõi ngân sách thu, chi từng tuần, từng tháng.
- Không nên cố định chi tiêu hàng tháng, phải linh hoạt nhất là những tháng có phát sinh.
- Cần có khoản tiết kiệm.
- Mỗi người vẫn cần có tài khoản riêng biệt nhằm chi tiêu cá nhân.
- Phải giải quyết ngay những bất đồng về tài chính.
Tài chính thường là nguyên nhân khiến cho hôn nhân đổ vỡ nhưng chỉ cần vợ chồng cởi mở trao đổi và tin tưởng nhau thì vấn đề nhạy cảm này không thể thể làm rạn nứt tình cảm vợ chồng được.
Quản lý chi tiêu trong gia đình không phải một đặc quyền mà là trách nhiệm. Một trách nhiệm rất lớn cần gánh vác. Vì thế, các bà vợ không có khả năng quản lý tiền bạc xin hãy nhường trách nhiệm này cho các ông chồng. Để người chồng có thể là “mái nhà” che chở cho gia đình mọi lúc. Ngược lại, nếu người chồng chỉ biết tiêu xài, phung phí người vợ hoàn toàn có thể trở thành “tay hòm chìa khoá” của gia đình.
Xem thêm:
-
Đang yên đang lành chồng đòi ly hôn, vợ nên phản ứng thế nào?
-
‘Lạt mềm buộc chặt’ – Chìa khoá giữ chồng không phải ai cũng biết
-
Làm sao để chồng tự giác đưa tiền cho vợ mà “cơm vẫn lành, canh vẫn ngọt”?
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!