Khai giảng thành công, không phải nhìn lên trên mà hãy nhìn xuống dưới

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Khai giảng thành công nhiều khi không phải dừng ở những lá cờ mẹ mua, những bông hoa bố tặng… Nó còn đơn giản hơn người lớn nghĩ rất nhiều.

Khai giảng thành công, không phải nhìn lên trên mà hãy nhìn xuống dưới

Nhắc đến khai giảng, nhiều người nghĩ ngay đến trống trường, đến những tràng pháo tay, diễn văn của hiệu trưởng.

Còn với các con, nó đơn giản hơn thế. Các con cần nhiều hơn thế…

“Khai giảng có vui không con?”. Câu trả lời của con có vẻ không liên quan: “Nóng lắm mẹ ạ”. Mẹ tự nghĩ từ “nóng” với trẻ con không gần chữ “vui” rồi. Chiếc áo đồng phục trên cổ có chiếc nơ kẻ rất đẹp, nhưng nó cao quá sát cổ và nhiệt độ ngoài trời cũng khá cao…

Con đã được tập duyệt trước nhiều ngày cho việc được ngồi thẳng hàng ngay lối, vỗ tay khi cần. Nhưng khuôn mặt thì nghệt ra, đôi lúc còn ngáp vì buồn ngủ nữa. Con biết tự động nới chiếc cúc áo trên cùng cho khỏi nóng khiến chiếc nơ xinh đẹp bỗng trở nên không còn ngay ngắn. Một lúc sau cô giáo đã nhắc con cài lại khuy áo cho đẹp.

Mẹ hướng lên trên, con hướng xuống dưới

Không phải ai cũng vui vẻ trong ngày khai giảng

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Người háo hức nhất trong buổi khai giảng, không phải con, mà là mẹ.

Không quá khó lý giải…

Tác giả bài viết năm nay khá bận. Do vậy, tác giả cùng vợ đã không thể dự khai giảng của con. Đến khi gần giờ khai giảng, tác giả đã quay trở lại và kịp dự buổi lễ.

Đập vào mắt, không phải là nụ cười của con.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mồ hôi ròng ròng, mắt liên tục tìm kiếm.

Trong khi, sân khấu vẫn đang diễn ra nhiều sự kiện.

Con tìm mẹ, con tìm ba, con tìm chỗ nào mát để đứng, để thở…

Vậy đấy! Sân khấu hoành tráng, bóng bay khắp trường, phông bạt rực rỡ cũng chẳng hấp dẫn nổi con.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Khai giảng – ngày lễ của con

Mệt mỏi, chán ngắt và dập khuôn… Biểu hiện dễ nhìn thấy trong các lễ khai giảng

Khai giảng hồi xưa vui bao nhiêu, giờ mệt bấy nhiêu. Đã từ bao lâu rồi, lễ khai giảng không phải hướng đến con nữa?

Người ta không tính một buổi khai giảng thành công bằng cách đếm những nụ cười hạnh phúc của con trẻ ngồi ở dưới, mà họ quan tâm cái gật gù của quan khách hay đại biểu trên sâu khấu hay những bài phát biểu với những con số và những mớ chữ nghĩa rất dài.

Để tới ngày lễ này là những buổi tập dượt trước đó con đã phải thực hành nhiều ngày: quay phải, quay trái, vỗ tay to, ngồi đúng hàng trật tự… Con và các bạn đã gặp nhau từ cách đây đến 20 ngày để học hè nên cảm giác nhớ trường, nhớ lớp cũng chẳng còn nhiều để háo hức như mẹ, đúng nghĩa khai giảng cho chuẩn bị một buổi học đầu tiên của năm học mới.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Khai giảng là lời tuyên bố về 1 năm học mới để “mỗi ngày tới trường là một ngày vui”. Nên mẹ vẫn nghĩ ngày này chẳng phải để cho ai xem mà là để cho chính các con trước đã, cho mỗi ngày tới trường là phấn khởi, là vui tươi.

Nhưng nếu nhìn xuống dưới trẻ con nóng nực, toát mồ hôi, là mệt mỏi, là ngáp ngủ và buổi lễ vẫn diễn ra theo một lập trình: Chào cờ, bài phát biểu, một chút văn nghệ, tiếng vỗ tay; thì sự thực là những đứa trẻ ngồi thẳng hàng ngay lối kia trí não lúc nào dường như cũng chỉ muốn bung ra để chạy nhảy, chơi đùa.

Phá bỏ tư duy cũ

Cần nụ cười thay vì sự khó chịu

Mẹ vẫn mong một buổi lễ khai giảng mà con thực sự thấy đây là ngày vui của chính mình. Con không phải ngồi trong rừng người với tiếng loa to mà có cảm giác cô đơn. Sự nóng nực của thời tiết khiến con chỉ muốn buổi lễ sớm kết thúc. Con không phải vỗ tay với thứ con không thực sự quan tâm. Mẹ mong một buổi lễ con sẽ thấy chính mình trong đó, hạnh phúc vì khởi đầu tuyệt diệu đến mức ngày nào cũng chỉ muốn tới trường.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Khai giảng để đón ai, để cho ai xem, có khoảng cách giữa thầy và trò không? Mẹ muốn các thầy cô trả lời được những câu hỏi này bằng cách thiết thực nhất.

Có những cách giản dị mà ý nghĩa hơn. Để con không cảm thấy cô đơn trong những bài phát biểu. Có thể theo cách như phim Mỹ thầy cô sẽ cầm tấm biển có dòng chữ: “Chào mừng các con trở lại trường học”, “Thầy cô tự hào về các em”, “Ngày hôm nay là ngày tuyệt vời nhất”…

Hoặc cũng có khi là đầm ấm, đơn giản và ý nghĩa theo cách này: “Tôi là hiệu trưởng trường, tuyên bố khai giảng năm học 2019 – 2020 và xin kính chúc thầy và trò thật nhiều sức khỏe, phấn đấu trong năm học mới với phương châm: “Chúng Ta là Người Tử Tế”. Chúc cả thầy và trò sẽ có một năm học vui”, thầy hiệu trưởng phát biểu như thế rồi chỉ còn lại là những cái ôm, cái nắm tay trìu mến…

Thay lời kết

Nụ cười hiếm hoi

Giáo dục là tối quan trọng và trở lại trường là một dịp đáng để ăn mừng. Con sẽ được “ăn mừng” theo cách mình là nhân vật quan trọng chứ không phải ngồi đó “xem” những người quan trọng nào khác.

Hoặc nếu đây là một buổi tiệc giản dị thì hãy thật ấm áp, phá cách một chút cũng chẳng sao. Miễn sao là vui, là khí thế. Là lửa trong tim ngập tràn, đúng nghĩa ngày hội tới trường.

Một buổi lễ khai giảng thành công, đó là khi con cười thật tươi.

Theo Afamily

Xem thêm:

Khai giảng năm học mới  nhiều trường đón nhận lượng học sinh tăng đột biến!

Sự khác biệt giữa khai giảng xưa và nay

Thầy giáo xâm hại nữ sinh  Nghi vấn quanh lời khai & sờ vào vùng nhạy cảm;

Bài viết của

DAVE