Bố mẹ nên kết nối với giáo viên của con như thế nào?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vậy nên làm gì để kết nối với giáo viên của con? Một trái táo đặt trên bàn của giáo viên hoặc cốc cà phê tặng vào dịp Giáng sinh luôn được đánh giá cao, nhưng có nhiều cách hiệu quả và ý nghĩa hơn để bạn kết nối với giáo viên của con bạn.

Tìm trường học cho con với nhiều gia đình là chuyện rất mất thời gian, nhưng nếu bạn biết đặt nền tảng cho một mối quan hệ tốt đẹp với giáo viên của con mình từ đầu thì điều đó có thể sẽ giúp bạn và con bạn trong cả năm học. Khi bạn thiết lập mối quan hệ với giáo viên, bạn sẽ trở nên dễ gần gũi họ hơn và họ sẽ giao tiếp với bạn nhiều hơn.

Dưới đây là 11 câu nói bố mẹ nên nói với thầy cô của con mình

Câu 1: “Thầy cô muốn liên lạc với chúng tôi như thế nào?”

Chắc chắn là cha mẹ cần phải liên lạc với thầy cô. Mỗi thầy cô có những hình thức liên lạc ưa thích. Hãy hỏi thầy cô cách liên lạc sao cho tiện nhất.

Đôi khi gặp mặt là cách trao đổi tốt nhất về con của bạn

Câu 2: “Thầy cô có cần gì cho lớp học không?”

Nhiều khi quỹ của lớp học bị thiếu. Nếu bạn có lòng, hãy hỏi xem mình có thể đóng góp được gì, dù là nhỏ bé.

Câu 3: “Phụ huynh chúng tôi có thể giúp gì không?”

Cách tốt nhất để bố mẹ có thể kết nối với giáo viên của con là công việc tình nguyện. Hãy cho biết thầy cô biết khi nào bạn có thời gian và hỏi xem mình là được gì cho trường lớp của con mình.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Câu 4: “Chúng tôi muốn biết con mình chơi với các bạn khác thế nào”

Nếu bạn có bất cứ lo lắng gì về con bạn thì bạn cũng nên cho thầy cô biết. Con bạn kém môn toán, hay là bạn lo không biết con bạn chơi với ai. Hãy cho thầy cô bạn biết sự lo lắng này.

Câu 5: “Xin thầy cô cho lời khuyên”

Có đôi khi giáo viên không được xã hội tôn trọng lắm. Điều này quả thật là đáng tiếc. Họ là chuyên gia dạy trẻ, hãy tỏ sự tôn trọng và hỏi họ lời khuyên để từ đó hai bên có được một mối quan hệ hợp tác tốt.

Hãy nói cho cô giáo của con bạn biết bé yêu cô thế nào

Câu 6: “Cháu là người có khả năng học qua cách lắng nghe nghe rất tốt”

Không ai hiểu bạn bằng con bạn. Hãy chia sẻ sự hiểu biết đó với thầy cô để thầy cô đỡ mất thời gian.

Câu 7: “Bé Lan có cho ba mẹ biết là bé rất yêu cô giáo”

Nếu muốn kiếm nhiều tiền, người ta đã không làm nghề dạy học. Ngoài kiếm sống, đa số các thầy cô đến với công việc giảng dạy vì yêu mến trẻ em và muốn dạy dỗ thế hệ mới trưởng thành. Nếu con bạn yêu quý thầy cô, thì hãy cho thầy cô biết ngay. Đó sẽ là niềm vui giản dị dành cho các thầy cô của trẻ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Câu 8: “Tuần sau tôi có việc phải đi công tác rồi”

Một sự thay đổi nhỏ ở nhà cũng có thể biến thành những xáo trộn lớn ở lớp học. Bạn hãy chia sẻ, nếu được, những gì diễn ra ở nhà bạn liên quan đến con bạn. Các thầy cô sẽ dễ ứng phó hơn

Câu 9: “Đây là những gì vợ chồng tôi đang cố gắng giải quyết vấn đề. Không biết có thiếu gì không thưa Thầy?”

Hãy cho thầy cô biết bạn giúp con bạn những gì và như thế nào ở nhà. Chẳng hạn việc làm bài tập ở nhà bạn hỗ trợ con bạn như vậy có tốt không…

Câu 10: “Xin thầy cô cho cái hẹn để chúng ta nói chuyện trao đổi.”

Có khi các thầy cô muốn trao đổi qua email nhưng mà nếu như có những vấn đề thật sự thì không gì tốt bằng gặp mặt nói chuyện cả. Nếu thật sự không thể gặp, thì chí ít cũng gọi điện thoại để có thể nói rõ và đầy đủ ý, hơn là viết email.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bạn là người hiểu con bạn nhất, hãy chia sẻ điều đó với giáo viên

Câu 11: “Dạ, thầy nói chậm để tôi ghi lại không lại quên mất”.

Khi họp phụ huynh hay hẹn gặp thầy cô của con bạn, hãy đem theo cuốn sổ hay gì đó để ghi chép. Viết hết mọi thứ ra, để sau này bạn còn dùng đến nó.

Xem thêm:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

 

 

 

 

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

 

Bài viết của

myngoc