Chi tiết bảng hướng dẫn ăn dặm dành cho bé 5-12 tháng tuổi

Hướng dẫn cho bé ăn dặm được xây dựng dựa trên các thông tin nghiên cứu của Viện sức khỏe và phát triển trẻ em Nhật Bản, phù hợp cho bé từ 5-12 tháng. Bảng hướng dẫn ăn dặm này được xây dựng nhằm giúp các bà mẹ Nhật nói riêng cũng như các mẹ châu Á nói chung dễ dàng hơn trong việc chăm sóc trẻ giai đoạn ăn dặm.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Hướng dẫn cho bé ăn dặm là điều bất cứ ba mẹ nào cũng quan tâm khi trẻ bước vào giai đoạn chuẩn bị ăn dặm (5-6 tháng tuổi). Trước khi bắt tay vào chuẩn bị thức ăn cho bé, ba mẹ cần tìm hiểu kỹ những thông tin cần thiết cũng như xin tư vấn của chuyên gia dinh dưỡng nếu có thể để hành trình cho bé ăn uống trở nên dễ dàng và khoa học hơn.

Nội dung bài viết:

  • Lưu ý chung khi cho trẻ ăn dặm
  • Hướng dẫn ăn dặm cho bé 5-6 tháng tuổi
  • Bé 7-8 tháng ăn dặm thế nào cho đúng
  • Hướng dẫn ăn dặm cho bé 9-11 tháng
  • Cho bé 12-18 tháng tuổi ăn như thế nào?

Lưu ý chung khi cho trẻ ăn dặm

Thạc sĩ, Bác sĩ Ngô Thị Oanh – Bác sĩ Nhi – Khoa Nhi – Sơ sinh – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long cho biết, ăn dặm đúng cách cần đảm bảo những nguyên tắc sau:

  • Cho trẻ ăn từ ít đến nhiều để hệ tiêu hóa của bé có thời gian thích ứng dần với lượng và mùi vị thức ăn. 
  • Cho bé ăn bột ngọt trước vì bột ngọt có mùi vị tương tự như sữa mẹ. Trẻ được cho ăn dặm bằng bột ngọt trước rồi làm quen với bột mặn sau là hợp lý
  • Cho trẻ ăn từ loãng đến đặc để bé không bị phản ứng với thức ăn lạ và dần dần thành thục khả năng tiêu hóa thức ăn từ dễ đến khó
  • Không ép trẻ ăn. Nếu bé không muốn ăn nữa hoặc tỏ ra phản đối việc ăn dặm thì nên cho trẻ tạm ngừng ăn dặm rồi mới tiếp tục.

Bạn có thể chưa biết:

Ăn Dặm 3in1 – Phương pháp ăn dặm kết hợp toàn diện cho trẻ nhỏ

Hướng dẫn ăn dặm dành cho bé 5-6 tháng tuổi

Bé có thể bắt đầu ăn dặm sớm nhất khi tròn 5 tháng tuổi. Nếu mẹ lo lắng về chuyện con có thể bị dị ứng thì nên dời thời gian ăn dặm sang tháng thứ 6.

Trẻ nên bắt đầu ăn dặm khi mẹ thấy bé có các biểu hiện như sau

Cổ con đã cứng cáp. Bé ngồi được nếu có chỗ dựa. Đây là một trong những mốc phát triển kĩ năng cho thấy bé đã sẵn sàng với việc nhai nuốt.

Con nhìn theo người lớn mỗi khi đến giờ ăn và chóp chẹp miệng như thể muốn ăn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bé chỉ nên bắt đầu ăn dặm vào thời điểm sức khỏe của con không có bất kì vấn đề gì và trẻ đang trong tâm trạng thoải mái, vui vẻ. Nếu con mệt, ốm, mẹ hãy chịu khó lùi thời điểm ăn dặm đến khi nào con đã thực sự khỏe khoắn.

Bảng hướng dẫn ăn dặm dành cho bé 5-6 tháng tuổi

Liều lượng thức ăn vào lứa tuổi này của con

80-90% thức ăn chính của con vẫn là sữa mẹ hoặc sữa bột. Đồ ăn dặm chỉ chiếm từ 10-20 phần trăm.

Đây là thời điểm con cần từ từ làm quen với việc ăn dặm. Chính vì vậy con cần được ăn lượng sữa như trước đó và chỉ bắt đầu ăn dặm bằng 1 lượng rất ít (1 thìa con cho bữa đầu tiên/1 bữa hàng ngày rồi tăng dần). Sau một tháng, khi con đã quen với thức ăn dặm thì mẹ hãy tăng lên thành 2 bữa.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Loại thức ăn con có thể ăn được vào giai đoạn 5-6 tháng tuổi

  • Bé nên bắt đầu bằng cháo/bột.
  • Với bánh mì chỉ nên bắt đầu từ 6 tháng trở lên.
  • Con có thể ăn các loại đậu hũ, cá thịt trắng
  • Không nên cho con ăn: Trứng, các sản phẩm làm từ sữa bò, và thịt gia súc, gia cầm.

Kĩ năng nhai mà con có thể đạt được vào thời điểm này

Chỉ cần bé biết nuốt đã có thể coi là một kĩ năng quan trọng con cần đạt được ở độ tuổi này do cơ lưỡi của con chưa phát triển hoàn thiện. Việc con có khả năng sử dụng môi trên để đưa thức ăn vào miệng rồi điều khiển lưỡi đưa tiếp thức ăn xuống họng nuốt cũng đã là “một thử thách đầy khó khăn”.

Phần lớn nếu ăn phải đồ quá lợn cợn hoặc thô, bé sẽ tự động nhè ra.

Thức ăn chế biến vào giai đoạn này nên được chế biến đặc ở mức mẹ có thể dùng thìa tạo thành một đường vạch trên bát đồ ăn. Khi con bắt đầu quen dần, lúc đó mẹ có thể tăng dần độ đặc sao cho phù hợp với khả năng nuốt của bé.

Tư thế ngồi trong giai đoạn này

Một số trẻ đã có thể ngồi vững nhưng hầu hết bé 5 tháng tuổi vẫn cần chỗ dựa vững chắc. Nếu bé ngồi chưa vững, mẹ nên để bé ngồi vào lòng mình và hơi nghiêng về phía sau (thức ăn sẽ khó rớt ra ngoài ở tư thế này, giúp con nuốt dễ dàng hơn). Hoặc mẹ có thể cho bé ngồi trên nôi dành cho bé.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Hướng dẫn ăn dặm khi bé bước sang tháng thứ 7-8

Hướng dẫn ăn dặm dành cho bé 7-8 tháng tuổi

Bước sáng tháng thứ 7, hầu hết các bé đều đã ngồi được vững vàng. Giờ đây cơ lưỡi của bé không những có thể di chuyển thành thạo từ trước ra sau (và ngược lại) mà còn di chuyển lên trên, xuống dưới một cách linh hoạt. Một dụng cụ hỗ trợ đắc lực cho bé nhai nuốt trong thời điểm này chính là những chiếc răng sữa xinh xắn đã bắt đầu nhú ra.

Liều lượng thức ăn dặm của trẻ 7-8 tháng tuổi

Trẻ vẫn cần ăn sữa theo nhu cầu. Với các bé ăn sữa bột nên giảm xuống khoảng 5 bữa/ngày. Lượng thức ăn dặm giờ đây chiếm từ 60-70% lượng thức ăn một ngày của bé. Phần lớn trẻ bắt đầu chuyển sang 2 bữa ăn dặm/ngày.

Loại thức ăn con có thể ăn được vào giai đoạn 7-8 tháng tuổi

  • Cung cấp cho bé thức ăn giàu năng lượng từ tinh bột như cháo, bánh mì và các loại mì.
  • Con đã có thể ăn cá thịt đỏ và cá thịt trắng.
  • Các sản phẩm được chế biến từ sữa bò như sữa chua, phô mai… thịt trắng như thịt gà.
  • Bước sang những tháng này mẹ có thể cho bé nếm thử lòng đỏ trứng rồi dần dần tăng lượng trứng lên thành 1/3 hoặc ½ quả/.
  • Chưa nên cho con ăn các loại cá trích, thịt lợn và thịt bò.

Hướng dẫn ăn dặm dành cho bé

Kĩ năng nhai nuốt mà con đạt được vào giai đoạn này

Một trong những tiến bộ mới của bé sau một thời gian ăn dặm chính là khả năng dùng lưỡi đẩy thức ăn để nghiền trên vòm miệng.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Từ chỗ chỉ di chuyển được lưỡi theo hướng trước, sau, giờ đây con đã có thể điều khiển lưỡi theo chiều lên xuống. Bởi vậy, bé không còn nuốt chửng nữa mà có thêm động tác nhai, đảo thức ăn trong vòm miệng.

Mục tiêu của việc ăn dặm tại thời điểm này chính là con biết sử dụng lưỡi đảo trộn thức ăn với nước bọt trong miệng để cảm nhận được hương vị của thức ăn tốt hơn.

Đặc điểm thức ăn được chế biến trong giai đoạn này là thức ăn có độ đặc và mềm như mứt. Mẹ có thể cho bé tập dùng lưỡi nghiền thức ăn bằng cách nhai các lát đậu hũ non hoặc loại thức ăn mềm xúc thành lát nhỏ.

Tư thế ngồi của con khi ăn dặm ở tháng thứ 7-8

Khác với những tháng trước, từ tháng này trở đi, hầu hết các bé đã ngồi được rất vững vàng. Khi cho con ăn dặm, mẹ nên để bé ngồi trên ghế tập ăn dặm CÓ CHỖ ĐỂ CHÂN. Vì khi dùng lưỡi đảo trộn thức ăn, bé sẽ phải mất nhiều sức hơn. Loại ghế ăn vì thế nên có chỗ cho bé để chân sẽ giúp con có lực tựa và tạo sức nhai nuốt tốt.

Hướng dẫn ăn dặm dành cho bé 9-11 tháng

Hướng dẫn ăn dặm dành cho bé 9-11 tháng

Một trong những mốc thay đổi lớn của bé vào tháng này. Sữa từ chỗ là thức ăn chính đã dần dần được thay thế bằng thức ăn dặm với tỉ lệ phần trăm lên tới 60-65%.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Theo hướng dẫn cho bé ăn dặm, đặc điểm phát triển thể chất của bé trong giai đoạn này là con đã bắt đầu tập bò và bám đứng. Trẻ sẽ cố gắng dùng tay để nắm chặt đồ vật. Lưỡi của bé không những chuyển động linh hoạt theo các hướng trước, sau, trên xuống mà còn đưa theo chiều trái, phải. Răng sữa hàm trên của trẻ cũng bắt đầu xuất hiện.

Vì thời điểm này lượng thức ăn dặm chiếm tới hơn 60% nên mẹ cần lưu ý về thành phần dinh dưỡng đa dạng cũng như đảm bảo đầy đủ các nhóm chất của món ăn. Đây là một trong những chú ý về cách cho trẻ ăn dặm.

Bạn có thể chưa biết:

Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé – Chi tiết thực đơn cho bé 6-12 tháng

Loại thức ăn mà bé có thể ăn được gồm các loại thức ăn trước đó và thêm vào cá ngừ, cá trích, thịt lợn, thịt bò. Mẹ có thể cho bé ăn ½ quả trứng luộc/ngày.

Tránh cho trẻ ăn dặm các loại thực phẩm tẩm bột chiên xù rán vì có thể gây nghẹn, hóc cho trẻ.

Kĩ năng nhai nuốt mà con đạt được vào thời điểm này

Mặc dù bé chưa có nhiều sức đảo nghiền thức ăn nhưng cách nhai nuốt của trẻ đã gần giống như người lớn.

Cơ miệng của con đã linh hoạt hơn rất nhiều với khả năng đảo lưỡi theo các chiều. Nếu thức ăn không được nghiền trộn bằng lưỡi thì con cũng có thể sử dụng lợi thay thế.

Với các miếng thức ăn lớn, bé bắt đầu biết sử dụng răng cửa để cắt nhỏ thức ăn. Một điều tuyệt vời nữa là trẻ đã ghi nhớ được lượng thức ăn cho 1 miếng vừa miệng với mình nên là bao nhiêu thì hợp lý.

Đặc điểm cách chế biến thức ăn ở giai đoạn này

Hướng dẫn cho bé ăn dặm cho biết thức ăn nên có độ mềm như chuối tiêu chín khi dùng đầu ngón tay nghiền nát để thích hợp với khả năng nhai trộn của lợi.

Tư thế ngồi của bé vào những tháng này

Ngoài việc cho bé ngồi trên ghế có chỗ để chân, mẹ nên chọn loại bàn ăn có độ rộng vừa đủ, con có khả năng ngả người về phía trước để trẻ được thoải mái cầm bốc, tập xúc thức ăn mà con muốn.

Cách cho bé ăn dặm là điều mà bất cứ mẹ bỉm nào cũng cần biết

Hướng dẫn cho bé ăn dặm đúng cách: trẻ 12-18 tháng tuổi

Đây là độ tuổi bé đang chuyển sang giai đoạn tập đi. Con bắt đầu có biểu hiện thích cầm thìa và tập xúc mọi thứ. Cơ lưỡi của trẻ đã có thể hoạt động vô cùng linh hoạt. Khi tròn 1 tuổi, hàm răng trên và răng dưới của trẻ hầu như đã mọc đầy đủ.

Giờ đây lượng thức ăn dặm cho bé chiếm tới 75-80%. Hơn một nửa chất dinh dưỡng của bé đến từ thức ăn dặm. Lượng sữa bé cần trong thời gian này có thể đã giảm xuống chỉ còn 400-500ml/ngày.

Loại thức ăn mà bé ăn được

Hướng dẫn cho bé ăn dặm cho biết con có thể ăn được hầu hết các loại thực phẩm như của người lớn với điều kiện được chế biến mềm và nêm gia vị nhạt là đủ.

Các loại thức ăn bé cần tránh bao gồm thịt tái, sống, các loại hạt cứng, thực phẩm chứa nhiều muối, đường hoặc quá nhiều dầu mỡ.

Hướng dẫn ăn dặm dành cho bé 12-18 tháng

Kĩ năng nhai nuốt mà con đạt được ở độ tuổi này

Hướng dẫn cách cho bé ăn dặm cho biết: Khi bé có khả năng biểu lộ cảm xúc rõ rệt trên gương mặt cũng là lúc khả năng nhai nhai nuốt của bé tăng lên rất nhiều. Đây chính là thời điểm mẹ nên cho bé thử nghiệm với các loại thức ăn có bề mặt thô khác nhau để tăng kĩ năng nhai nuốt của trẻ.

Theo hướng dẫn tập ăn dặm cho bé, thức ăn ở giai đoạn này cần được chế biến như dạng cơm hơi nát một chút, rau, thịt có độ mềm vừa phải giúp con tập nhai thô thành thạo hơn.

Tư thế ngồi của bé

Bé cần được ngồi thẳng lưng, chân có chỗ để, độ cao của ghế cần được điều chỉnh sao cho con có thể đặt khuỷu tay dễ dàng lên bàn. Từ độ tuổi này, mẹ nên khuyến khích bé tự ăn dưới sự trợ giúp và hướng dẫn của mẹ là tốt nhất.

Nguồn tham khảo: Ăn dặm ở trẻ – Thế nào là hợp lý – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec

Xem thêm:

 Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Minh Hương