Hình ảnh siêu âm thai ngoài tử cung và tư vấn của bác sĩ về cách điều trị

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Hình ảnh siêu âm thai ngoài tử cung, chi tiết những hình ảnh thai ngoài tử cung được thực hiện bằng siêu âm ổ bụng và siêu âm đầu dò.

Những dấu hiệu đặc trưng của thai ngoài tử cung chị em cần cảnh giác

Khi có những biểu hiện thai kỳ, hẳn bạn đang rất hào hứng và mong chờ được thấy con trong lần siêu âm đầu tiên. Tuy nhiên một số ít phụ nữ lại phải đối mặt với một trong các biến chứng nguy hiểm, đó là thai ngoài tử cung.

Theo bác sĩ Nguyễn Hùng Sơn (Trưởng khoa D3 – Bệnh viện Phụ sản Hà Nội) cho biết, tỷ lệ thai ngoài tử cung là 1 – 2 % các ca đẻ (tức là 100 ca thì có 1 – 2 ca).

Mỗi ngày, bệnh viện Phụ sản Hà Nội tiếp nhận nhiều trường hợp thai ngoài tử cung, có cả trường hợp thường gặp và trường hợp hiếm.

Để nhận ra căn bệnh này, giúp việc điều trị kịp thời, phòng tránh nguy hiểm tới sức khỏe của người phụ nữ, bác sĩ Hùng lưu ý chị em về 3 dấu hiệu đặc trưng của bệnh như sau:

  • Chậm kinh: Với thai ngoài tử cung, chậm kinh là dấu hiệu đặc biệt có giá trị khi kinh nguyệt của người phụ nữ đều.
  • Đau bụng: Khi đau bụng, một trong hai bên hố chậu đau âm ỉ hoặc thành từng cơn. Khi khối thai vỡ thì thai phụ thấy đau nhói và choáng.
  • Ra máu: Máu âm đạo sẫm màu, ra từng đợt hoặc kéo dài sau 1 vài tuần chậm kinh.

Các dấu hiệu này rất dễ bị nhầm lẫn với một số bệnh khác nên ngay khi có biểu hiện như trên, chị em cần đi khám để được thực hiện xét nghiệm và các siêu âm.

Hình ảnh siêu âm thai ngoài tử cung - Phương pháp giúp khẳng định chính xác tình trạng thai ngoài tử cung 

Việc xem xét các dấu hiệu của thai ngoài tử cung chỉ giúp nghi ngờ về bệnh nhưng không thể xác định chính xác chị em mang thai ngoài tử cung được hay không.

Chính vì vậy, bác sĩ Nguyễn Anh Tú - Bác sĩ Chẩn đoán hình ảnh - Khoa Chẩn đoán hình ảnh - Bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng khuyên chị em nên tư vấn với bác sĩ để được thực hiện xét nghiệm và siêu âm phù hợp.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trong chẩn đoán thai ngoài tử cung, bác sĩ có thể chỉ định siêu âm bụng và/hoặc siêu âm đầu dò âm đạo.

1. Siêu âm bụng - Hình ảnh siêu âm thai ngoài tử cung

Đây là cách thường được dùng xác nhận việc có thai hoặc đánh giá tình trạng chảy máu trong ổ bụng, hay phân biệt với các nguyên nhân gây đau bụng cấp tính khác như viêm ruột thừaviêm phần phụ, ...

Túi thai thật và túi thai giả trong buồng tử cung (Nguồn ảnh: benhvien108.vn)

2. Siêu âm đầu dò - Hình ảnh siêu âm thai ngoài tử cung

So với siêu âm bụng, phương pháp này có nhiều ưu điểm nổi bật hơn siêu âm bụng thông thường, trong đó độ chính xác và độ nhạy cao hơn.

Một đầu dò nhỏ dài được đưa vào âm đạo sẽ cho phép định vị được vị trí làm tổ của thai. Các hình ảnh khảo sát tử cung, buồng trứng và vòi tử cung thu được chi tiết hơn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Hình ảnh khối chửa ngoài tử cung, nằm trên buồng trứng (Nguồn ảnh: benhvien108.vn)

Kết quả siêu âm thường sẽ giúp các bác sĩ chỉ ra tình trạng bệnh như những hình ảnh siêu âm dưới đây:

Ảnh: Hình ảnh khối chửa ngoài ở vòi trứng phải (Nguồn: benhvien108.vn)

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tư vấn của bác sĩ về cách điều trị bệnh

Mỗi phương pháp điều trị mang thai ngoài tử cung đều có tiêu chuẩn y khoa riêng. Bác sĩ Hùng Sơn cung cấp thêm, căn cứ vào độ lớn của khối thai và các xét nghiệm chuyên khoa, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp và tốt nhất cho thai phụ.

Thông thường có 2 cách điều trị phổ biến là:

1. Điều trị nội khoa

Phương pháp này thường được thực hiện khi các trường hợp khối thai nhỏ, nồng độ Beta HCG dưới 5000 UI/ml. Bác sĩ sẽ điều trị bằng thuốc Methotrexat – MTX (thuốc diệt tế bào non).

Tuy nhiên không phải lúc nào cách này cũng thành công. Nếu không hiệu quả, bác sĩ sẽ chỉ định chuyển qua phương pháp phẫu thuật.

2. Điều trị ngoại khoa

Bằng cách mổ mở hoặc mổ nội soi để cắt khối thai.

Nếu mổ mở, bác sĩ sẽ xử trí theo tổn thương, bệnh nhân có thể bị cắt cả khối thai và vòi tử cung hoặc lấy khối thai bảo tồn vòi tử cung.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mổ nội soi là phương pháp phổ biến hiện nay. Với phương pháp này, bác sĩ cũng sẽ xử trí theo tổn thương giống như mổ mở, nhưng với nhiều ưu điểm, mổ nội soi được nhiều bệnh nhân và bác sĩ lựa chọn để điều trị.

Sau khi điều trị, chị em nên nghỉ ngơi và phục hồi thể chất trong vòng 6 tháng - 1 năm rồi hãy mang thai, giúp phòng tránh tốt nhất các biến chứng

Nguồn thông tin từ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Vinmec

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Minh Hương