Xì hơi sau khi chuyển phôi có phải là mang thai? Dấu hiệu nhận biết là gì?

Xì hơi sau chuyển phôi là hiện tượng xảy ra ở bước thứ hai trong quá trình thụ tinh nhân tạo. Ở thời gian chuyển phôi, chị em sẽ cảm thấy tâm lý bị xáo trộn. Nhiều người sẽ thắc mắc cũng như mong muốn tìm hiểu những dấu hiệu có thai sau chuyển phôi. Liệu bị xì hơi nhiều sau chuyển phôi có phải là dấu hiệu để chị em nhận biết mình có thai?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Hiện tượng xì hơi sau chuyển phôi là bình thường. Đây có thể coi như là một dấu hiệu của việc thụ tinh nhân tạo thành công. Lúc này, mẹ có khả năng đã mang bầu và xuất hiện các dấu hiệu của việc ốm nghén. Việc mà mẹ bầu cần làm là đến gặp bác sĩ để được thăm khám.

Nội dung bài viết:

  • Thế nào là thụ tinh trong ống nghiệm và chuyển phôi?
  • Hiện tượng xì hơi sau chuyển phôi
  • Đây có phải hiện tượng nguy hiểm? Mẹ nên làm gì?
  • 1 số dấu hiệu chuyển phôi thành công khác

Thụ tinh trong ống nghiệm và chuyển phôi là gì?

Trước khi bắt đầu nói về các dấu hiệu của chuyển phôi, chị em cần biết đôi nét về thụ tinh trong ống nghiệm và chuyển phôi là gì.

Thụ tinh trong ống nghiệm

Đây là phương pháp điều trị vô sinh, được nhiều cặp vợ chồng hiếm muộn sử dụng hiện nay. Phương pháp này khá hữu ích cho những trường hợp người mẹ đã lớn tuổi, khó có con và ống dẫn trứng của mẹ có vấn đề hoặc chất lượng tinh trùng của bố thấp.

IVF là cứu cánh cho các cặp vợ chồng hiếm muộn (Nguồn ảnh: istockphoto)

Thụ tinh trong ống nghiệm có 2 bước. Đầu tiên, bác sĩ sẽ lấy trừng ra từ cơ thể mẹ và thụ tinh trong phòng thí nghiệm. Sau đó trứng được thụ tinh (hay còn gọi là phôi) sẽ được chuyển vào tử cung mẹ. Tại đây, phôi sẽ bám vào niêm mạc tử cung và phát triển tiếp. Tuy nhiên vẫn có những trường hợp quá trình này không thành công, phôi không bám được vào tử cung.

Mẹ có thể quan tâm:

Thai sinh hoá sau chuyển phôi – Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả nhất

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Chuyển phôi

Đây là bước thứ hai trong quá trình thụ tinh nhân tạo. Sau khi trứng thụ tinh tạo thành phôi, bác sĩ sẽ đưa phôi vào tử cung của mẹ để phôi bắt đầu làm tổ. Công đoạn này thường được diễn ra khi chị em rụng trứng từ 2 đến 3 ngày. Lúc này, lớp niêm mạc tử cung trở nên dày hơn, sẽ giúp phôi thai dễ dàng làm tổ.

Hiện tượng xì hơi sau chuyển phôi

Chuyển phôi xong xì hơi nhiều được cho là do phôi đã bám vào lớp niêm mạc tử cung và mẹ bắt đầu mang thai bé. Sau khi mang thai thì nội tiết tố progesterone tăng lên đáng kể trong dạ dày và ruột của mẹ.

Nó làm cho nhu động dạ dày trở nên yếu đi, acid dạ dày bài tiết ít hơn bình thường, sinh ra quá nhiều khí, làm mẹ bị xì hơi nhiều sau chuyển phôi. Tuy nhiên để cho chắc chắn, mẹ có thể mua que thử thai để thử tại nhà hoặc đến gặp bác sĩ để được thăm khám, cho ra một kết quả chính xác nhất.

Xì hơi sau chuyển phôi có thể là dấu hiệu chuyển phôi thành công (Nguồn ảnh: istockphoto)

Sau chuyển phôi xì hơi nhiều liệu có nguy hiểm?

Mẹ chuyển phôi xong xì hơi nhiều không hề gây ảnh hưởng quá nghiêm trọng nào đối với sức khỏe của mẹ và bé, tuy nhiên để tránh phiền toái, mẹ hãy thực hiện một số cách phòng tránh hữu hiệu dưới đây để vừa giảm xì hơi, vừa tập một lối sống lành mạnh khi mang thai.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Ăn nhiều bữa và uống nhiều nước

Để tránh chướng khí, chị em không nên ăn ít và chia nhiều bữa, không nên ăn quá no. Khi dạ dày đã căng, nếu ăn thêm nhiều thức ăn sẽ làm cho dạ dày hoạt động quá lớn. Từ đó làm cho tình trạng chướng khí càng thêm nghiêm trọng.

Trong ruột mẹ luôn phải có đầy đủ nước mới có thể thúc đẩy nhanh “đi nặng” giảm nhẹ chướng khí. Vậy nên, uống nhiều nước sẽ giúp giảm hiện tượng xì hơi nhiều khi mới mang thai cho mẹ.

Ăn sữa chua

Trong sữa chua có chứa protein, đường, canxi, vitamin C, D, kẽm, axit lactic, probiotics... cung cấp nhiều chất dinh dưỡng quan trọng cho cơ thể.

Mẹ ăn sữa chua mỗi ngày, đặc biệt là loại chứa men vi sinh probitics có thể hỗ trợ đường ruột khỏe mạnh, từ đó thúc đẩy hệ miễn dịch, giảm nguy cơ mắc bệnh. Vitamin D trong sữa chua được chứng minh là có tác dụng ngăn ngừa cảm cúm, cảm lạnh thông thường.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Chất béo bão hòa trong sữa chua giúp sản sinh nhiều cholesterol tốt, bảo vệ sức khỏe tim mạch tốt hơn. Sữa chua cũng có tác dụng phòng tránh loãng xương do chứa nhiều canxi, vitamin D, phospho, kali. Ăn sữa chua hằng ngày giúp giảm nguy cơ loãng xương, bảo vệ sức khỏe toàn diện.

Mẹ nên ăn sữa chua vì trong sữa chua có chứa acid lactic và nhiều vi khuẩn có ích giúp thúc đẩy bài trừ khí thải trong cơ thể ra ngoài.

Mẹ có thể quan tâm:

Dấu hiệu sảy thai sau chuyển phôi và nguyên nhân khiến mẹ không thể giữ thai là gì?

Ăn nhiều rau củ, trái cây

Phụ nữ mang thai còn rất dễ bị táo bón, phân không thải được ra ngoài cũng dễ dẫn đến chướng khí. Trong thời gian mang thai, mẹ bầu nên ăn nhiều hoa quả và rau xanh, bổ sung chất xơ...  Đồng thời, bạn cũng nên hạn chế ăn các loại thực phẩm dễ gây chướng khí như đậu, tinh bột.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Sau chuyển phôi mẹ nên ăn nhiều rau củ trái cây (Nguồn ảnh: istockphoto)

Vận động nhẹ nhàng

Sau chuyển phôi xì hơi nhiều không phải là hiện tượng đáng lo, do đó mẹ không nên toàn nằm yên trên giường và ngồi một chỗ không tập luyện. Mẹ bầu nên đi ra ngoài vận động thích hợp. Như vậy dạ dày của mẹ có thể tăng nhu động đường ruột, thúc đẩy bài trừ khí.

Thư giãn, tránh lo âu

Áp lực cũng làm cho đường ruột của mẹ tăng khí thải và vi khuẩn độc hại. Trong thời kỳ mang thai mẹ bầu nhất định cần chú ý giữ tâm trạng thoải mái. Điều này không những giúp giảm nhẹ triệu chứng “xì hơi” mà còn có thể giúp mẹ phòng ngừa trầm cảm khi mang thai.

Một số dấu hiệu chuyển phôi thành công khác

Theo Thạc sĩ, Bác sĩ nội trú Nguyễn Thị Tâm Lý - Bác sĩ lâm sàng - Trung tâm Hỗ trợ sinh sản - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City, các dấu hiệu chuyển phôi thành công có thể kể đến là:

  • Ra máu âm đạo màu nâu sẫm hoặc màu đen
  • Chuột rút
  • Chướng bụng: Phôi thai khi được đưa vào tử cung sẽ tìm chỗ làm tổ bám vào niêm mạc và thực hiện phân chia tế bào. Giai đoạn này nhiều mẹ cảm thấy nặng ở phần bụng dưới, chướng bụng hoặc đau âm ỉ ở bụng dưới. Đây là dấu hiệu có thai phổ biến
  • Ngực và đầu ti trở nên khá nhạy cảm.

Tuy nhiên, có nhiều mẹ không xuất hiện các dấu hiệu trên nhưng phôi thai vẫn làm tổ thành công. Do đó chị em cũng khong nên quá căng thẳng mà nên đến cơ sở y tế để bác sĩ thăm khám và kết luận chính xác.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Kết

Xì hơi sau khi chuyển phôi là hiện tượng bình thường. Đây có thể coi như là một dấu hiệu của việc thụ tinh nhân tạo thành công. Lúc này, mẹ có khả năng đã mang bầu và xuất hiện các dấu hiệu của việc ốm nghén. Việc mà mẹ bầu cần làm là đến gặp bác sĩ để được thăm khám.

Nguồn tham khảo: Dấu hiệu thành công sau chuyển phôi ngày 5 - Vinmec

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Vũ Mỵ