Năm học vừa mới bắt đầu! Chúng tôi biết rằng tất cả các bậc cha mẹ đang cố gắng hết sức để giúp con học tốt hơn. Bước vào một năm học mới có thể là một thách thức đối với nhiều học sinh vì các em phải làm quen với một cấp độ khó hơn, với rất nhiều dạng bài mới với lượng kiến thức ngày càng nhiều. Điều này có thể trở thành áp lực lớn đối với những em học sinh không có sự chuẩn bị đầy đủ.
Hy vọng với loạt mẹo từ các chuyên gia giáo dục Singapore, cha mẹ có thể áp dụng để giúp con học tốt hơn trong năm học mới này!
11 mẹo giúp con học tốt hơn
-
Chuẩn bị không gian học tập
Chuẩn bị một không gian học tập thuận lợi nhất cho con. Dọn dẹp phòng học, cất gọn gàng đồ dùng và loại bỏ bất kỳ vật dụng nào không cần thiết. Có thể tái sử dụng hoặc quyên góp đồ chơi, sách hoặc tài liệu học tập cũ cho những ai cần chúng.
-
Lưu giữ tài liệu học tập của 2 năm gần nhất
Không nên bỏ đi sách và tài liệu học tập trong hai năm gần nhất. Có những bộ sách trẻ vẫn sẽ cần tới cho cuộc thi chuyển cấp.
-
Chuẩn bị một bộ dụng cụ học tập đầy đủ
Những đồ dùng này không cần phải mới nhưng cần thiết phải có, ví dụ: bút, bút chì, thước kẻ, tẩy, gọt chì, bút chì màu, bút highlight. Bút chì và bút chì màu nên gọt sẵn.
-
Chuẩn bị mỗi môn học một cuốn sổ ghi chép
Dạy trẻ sử dụng sổ ghi chép (tốt nhất là cỡ A5) để ghi lại các điểm chính cho từng môn học, chẳng hạn như các từ và cụm từ hữu ích, bản đồ tư duy,…
-
Thảo luận về lịch sự kiện và hoạt động của gia đình
Cha mẹ nên thiết lập lịch hoạt động cho cả gia đình và lịch riêng cho con. Viết ra một số sự kiện và hoạt động chính trong năm tới, chẳng hạn như kỳ nghỉ gia đình và các kỳ thi quan trọng. Tiếp tục cập nhật lịch này trong suốt cả năm để mọi người biết rõ hoạt động gì sẽ diễn ra.
-
Thống nhất các mục tiêu, thói quen hàng ngày
Cha mẹ và con cái cần thảo luận và thống nhất các mục tiêu cho năm học mới, cũng như các thói quen hàng ngày và hàng tuần cần thiết để đạt được các mục tiêu này. Các mục tiêu phải theo nguyên tắc SMART (Cụ thể, Đo lường được, Có thể đạt được, Thực tế và Có thời hạn) để mang lại hiệu quả thực sự.
-
Theo dõi tiến độ hướng tới mục tiêu hàng tuần
Cha mẹ cần đảm bảo rằng mỗi bước đi sẽ đưa trẻ đến gần mục tiêu hơn. Các mục tiêu lớn phải được chia nhỏ để có thể quản lý rõ ràng với thời hạn cụ thể. Tham khảo ý kiến người khác để được giúp đỡ nếu bạn không chắc chắn về các mục tiêu. Tiến độ thực hiện và mục tiêu sẽ được xem xét trên cơ sở hàng tuần, và được điều chỉnh khi cần thiết. Hãy nhớ rằng thực sự không có mục tiêu vô lý, chỉ có thời hạn không hợp lý.
-
Để kế hoạch quan trọng trong tầm mắt
Lịch, mục tiêu học tập phải được ghim cùng với thời khóa biểu của trường để dễ theo dõi.
-
Sử dụng sách hướng dẫn học tập
Nên sử dụng sách hướng dẫn, bồi dưỡng càng sớm càng tốt. Hãy chú ý chỉ mua những cuốn cần thiết, và hỏi bạn bè để có đánh giá tốt nhất về tài liệu định mua. Công việc có sự chuẩn bị có hiệu quả gấp nhiều lần so với việc gấp rút vào phút cuối.
-
Chuẩn bị hộp đựng tài liệu cho từng môn học
Các hộp này phải đủ lớn để chứa sách, phiếu bài tập của từng môn học. Thứ nhất, lưu trữ kiểu này sẽ giúp giảm sự bừa bộn trên bàn học và kệ sách. Thứ hai, nó đảm bảo rằng trẻ có thể dễ dàng tìm thấy tài liệu khi cần.
-
Kế hoạch trong thời gian gắn kết gia đình
Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, đó là lập kế hoạch trong thời gian gia đình bên nhau bằng cách làm mọi việc cùng nhau. Những mục tiêu lớn đáng giá có thể đạt được dễ dàng hơn khi có sự tham gia và hỗ trợ từ gia đình. Cân nhắc làm công việc tình nguyện, picnic gia đình hoặc các dự án khác vì sự thay đổi sẽ làm tăng mức độ quan tâm của trẻ. Giống như cần một ngôi làng để nuôi một nhà vô địch Olympic, cần có một gia đình để nuôi dưỡng một đứa trẻ có năng lực và tự tin.
Chúng tôi hy vọng bạn sẽ thử những lời khuyên này để giúp con học tốt hơn. Và hãy chia sẻ với bạn bè nếu các cha mẹ thấy hữu ích nhé!
Lời khuyên được viết bởi thầy Chee Chin Young và cô Cha Pei Pei.
Thầy Chee và cô Cha lần lượt là Hiệu trưởng và Phó hiệu trưởng của Trường Fun Learners. Đây là nơi đào tạo hơn 400 học sinh bằng cách áp dụng phương pháp tập trung vào “năng lực chủ chốt” , được phát triển bởi hai nhà sáng lập. Mục đích của họ là giúp các em học sinh tập trung vào những gì các em có thể làm tốt , thay vì tiếp nhận thông tin dàn trải mà không biết phải làm gì.
Theo: theAsianparent
Xem thêm các bài viết khác:
Khoa học chứng minh: Cha mẹ của những đứa trẻ thành công đều có những đặc điểm này!
Cách học tiếng Anh hiệu quả cho bé 3 tuổi
Độ tuổi để con bắt đầu học tiếng Anh tốt nhất là khi nào?