Các giải pháp hiệu quả nhất dành cho bé sơ sinh bị táo bón

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nỗi lo lắng về hiện tượng táo bón sơ sinh cần được chữa trị và chấm dứt càng sớm càng tốt vì nó có thể dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng với sức khỏe của trẻ như chứng biến ăn, còi cọc, chậm lớn và các bệnh về đường tiêu hóa khác.


Trẻ sơ sinh 0-12 tháng tuổi có thể bị táo bón do nhiều nguyên nhân. Tùy vào tháng tuổi, chế độ dinh dưỡng và đặc điểm cơ địa thể chất mà mức độ táo bón cũng như nguồn cơn của hiện tượng này sẽ có những đặc điểm khác nhau.

Hiện tượng táo bón của bé sơ sinh 0-6 tháng tuổi

Vào thời điểm này, thức ăn chính của con vẫn là sữa. Do đó, nếu trẻ bị táo bón thì chủ yếu là do:

Con bú sữa mẹ bị táo bón thì rất có thể cơ thể mẹ không cung cấp đủ lượng sữa dinh dưỡng cần thiết cho bé. Chẳng hạn trung bình mức tăng bình quân của con đạt 150g/5 ngày nhưng hiện tại con tăng chưa đến 100g. Như vậy, sữa mẹ đã không đủ cho bé. Con ăn ít đi đồng nghĩa với việc con ị ít và phải nhiều ngày mới ị được.

Với bé sữa công thức, con dễ bị táo bón hơn bé ăn sữa mẹ. Nếu loại sữa con ăn không hợp với hệ tiêu hóa hoặc cơ địa của bé, con không hấp thụ được dinh dưỡng từ sữa công thức cũng dễ gây ra tình trạng đáng lo là táo bón có thể kéo dài.

Một số trẻ bị táo bón vì đặc điểm hệ tiêu hóa của con. Thống kê cho thấy có gần 10% trẻ sinh ra đã bị đại tràng dài. Do đó mà những trẻ này từ khi sinh ra thường xuyên bị táo bón.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Táo bón sơ sinh

Có phải cứ con không ị nhiều ngày là bé đang bị táo bón?

Tần suất đi ngoài, đặc điểm phân của trẻ ăn sữa mẹ khác với sữa công thức. Mẹ cần chú ý đến loại sữa con ăn, kết hợp với quan sát hình dạng và màu sắc của phân, mức độ tăng cân của bé mới có thể kết luận chính xác là bé bị táo bón hay không. Trẻ 0-6 tháng tuổi chỉ có thể coi là đang trong tình trạng táo bón sơ sinh nếu:

• Phân của con cứng, khô thành cục lớn hoặc nhỏ và rời rạc như viên sỏi.

• Bụng bé cứng. Con thường xuyên quấy khóc, biểu hiện như bị đau bụng. Sau khi đi vệ sinh xong thì không khó chịu quấy khóc nữa.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

• Bé đi ngoài có máu dính lẫn trong phân.

Như vậy, nếu con lâu ngày mới đi ngoài nhưng phân vẫn mềm và không có các hiện tượng nói trên thì nghĩa là con không hề bị táo bón. Do đó, nếu bé bú mẹ hay sữa công thức mà không ị nhiều ngày thì mẹ cần quan sát thêm các hiện tượng khác để không lo lắng một cách vô ích.

Cải thiện tình trạng táo bón sơ sinh cho bé 0-6 tháng tuổi như thế nào?

Cách chữa trị táo bón cho bé sơ sinh 0-6 tháng tuổi cần dựa trên nguyên nhân chính gây ra hiện tượng này ở trẻ.

Giải pháp chữa táo bón sơ sinh với bé ăn sữa mẹ

Mẹ cần nhớ rằng, với bé dưới 6 tháng tuổi thì việc cho bé uống nước để cải thiện táo bón là điều không nên vì hệ tiêu hóa của con còn non kém. Trẻ có thể bị nhiễm khuẩn nếu được uống nước quá sớm.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Thay vào đó, mẹ cần tăng thêm các cữ sữa cho bé để con được cung cấp thêm nước. Đồng thời bản thân mẹ cũng phải tăng cường ăn hoa quả, rau xanh như nước mận ép, cà rốt nấu chín, đu đủ, … và uống nước thật nhiều.

Bé ăn sữa công thức

Với những bé này, việc thay đổi loại sữa ăn có thể giúp con cải thiện tình trạng táo bón tốt hơn. Nếu bé đang uống sữa bò thì có thể đổi sang sữa dê, tham khảo các loại sữa công thức đặc trị cho bé táo bón như Nan, Aptamil, Morinaga, …

Ngoài ra, dù là ăn sữa mẹ hay công thức thì mẹ cũng nên tăng cường các bài tập vận động cho con. Sau khi tắm, mẹ cần mát xa bụng cho bé để kích thích nhu động ruột làm việc.

Các bài tập gập bụng, đạp xe đạp cũng rất phù hợp để đẩy khí ra ngoài và tác động tới đường ruột, giúp bé tiêu hóa tốt hơn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Táo bón sơ sinh có thể cải thiện được thông qua các bài mát xa và vận động

Táo bón sơ sinh ở trẻ 6-12 tháng tuổi

Bắt đầu từ giai đoạn này trở đi, nếu trẻ mới bắt đầu gặp phải hiện tượng táo bón thì phần lớn nguyên nhân là do chế độ dinh dưỡng của bé.

Con bị táo bón do chuyển sang ăn đặc

Đang từ nguồn thức ăn chính là sữa, sau 6 tháng hầu hết bé sẽ chuyển sang ăn dặm. Các loại bột, cháo với tinh bột chiếm phần lớn dễ khiến con không được cung cấp đủ chất xơ, do đó mà bé có thể bị táo bón.

Cơ thể của trẻ thiếu nước

Từ 6 tháng tuổi trở đi, bước vào ăn dặm, lượng sữa con ăn có thể ít đi. Nếu không bổ sung đầy đủ nước, hệ tiêu hóa của con sẽ làm việc khó khăn hơn. Phân trở nên khô và cứng, khiến bé đi ngoài không dễ dàng như trước.

Chế độ ăn thiếu chất xơ

Trong những tháng ăn dặm đầu tiên, không phải trẻ nào cũng ăn được nhiều rau và hoa quả. Các loại bột và cháo nhiều tinh bột hơn so với rau nên cơ thể con không được cung cấp đủ chất xơ cần thiết. Vì vậy, bé bị táo bón là chuyện khá phổ biến.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cải thiện tình trạng táo bón cho bé 6-12 tháng tuổi không quá khó như mẹ nghĩ

Sau 6 tháng trở đi, mẹ có thể chữa trị táo bón cho bé hiệu quả hơn bởi giờ đây con đã ăn uống được đa dạng. Điều quan trọng nhất với vệc cải thiện tình trạng này cho trẻ là thay đổi chế độ dinh dưỡng phù hợp và tăng cường các vận động thể chất dành cho bé.

Do đó, với các bé ở lứa tuổi này, mẹ có thể áp dụng các cách sau để giải quyết nỗi lo táo bón sơ sinh.

1. Tiếp tục cho bé bú thêm các cữ sữa mẹ

Với bé chưa cai sữa, kết hợp giữa ăn dặm và bú sữa mẹ vẫn là lựa chọn hàng đầu với bé bị táo bón. Sữa mẹ dễ tiêu lại có thể cung cấp cho con được lượng nước cần thiết.

2. Cho bé nhấp nước vào mỗi giấc sáng, trưa, chiều sau khi thức giấc

Bé chỉ cần nhấp nước chứ không nên uống quá nhiều để không ảnh hưởng đến lượng ăn dặm và cữ sữa của trẻ.

3. Bổ sung vào bữa ăn của con nước mận ép hoăc mận nghiền

Mận là thực phẩm vô cùng hiệu quả đối với trẻ bị táo bón. Khi con đã ăn dặm được thì đây là một trong những cách phổ biến được nhiều mẹ áp dụng.

4. Tăng cường cho con ăn các thực phẩm giàu chất xơ

Như súp rau củ quả, canh rau, hoa quả mềm nghiền nhuyễn trộn với sữa như bơ, chuối, đu đủ, …

Ăn sữa chua hàng ngày để cải thiện tình trạng táo bón sơ sinh

5. Mỗi ngày nên cho bé ăn một hộp sữa chua

Lưu ý, nếu có thời gian và điều kiện thì mẹ nên tự làm sữa chua tại nhà cho con ăn là tốt nhất. Các loại sữa chua bán sẵn thường không có được lượng vi khuẩn sống ở mức tốt nhất.

Do đó mà nhiều mẹ cho con ăn sữa chua mua về vẫn không thể giúp con cải thiện được tình trạng táo bón. Lựa chọn men làm sữa chua loại chất lượng để con có cơ hội được ăn sữa chua bổ dưỡng. Nhờ đó hệ tiêu hóa của trẻ sẽ dần dần làm việc tốt hơn.Ăn sữa chua hàng ngày để cải thiện tình trạng táo bón sơ sinh

6. Sử dụng các bài tập vận động

Mát xa vùng bụng, đạp xe đạp cho bé như với giai đoạn 0-6 tháng tuổi để kích thích đường ruột của con.

7. Tắm nước ấm thường xuyên

Khi thấy bé có hiện tượng táo bón, mẹ cần tắm nước ấm cho con hoặc cho con ngâm mình trong nước ấm nhiều lần trong ngày.

8. Tập cho bé thói quen ngồi bô đi vệ sinh đều đặn

Ngay khi con vừa thức giấc, mẹ hãy đặt con vào bô để bé sớm biết được cách kiểm soát nhu cầu tè ị của mình. Như vậy, con vừa sớm bỏ được tã bỉm mà hệ bài tiết của con cũng hình thành được thói quen tốt.

Ngoài ra, mẹ đừng quên cho bé thường xuyên tắm nắng và vận động ngoài trời. Cách này vừa giúp cơ xương con được chắc khỏe lại cải thiện tình trạng táo bón hiệu quả.


Theo The Asianparent Thái Lan

Bài viết của

Minh Hương