5 điều cần tránh để trẻ sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc hơn

Ở Việt Nam hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh khiến cho 50 trẻ em bị tử vong trong 28 ngày từ khi sinh ra. Hội chứng này thường xảy ra với trẻ từ 2-4 tuổi. Để phòng tránh vấn đề này, cha mẹ cần lưu ý những điều sau:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Giấc ngủ của trẻ sơ sinh cần phải kéo dài ít nhất từ 45 phút trở lên. Cha mẹ có thể làm một số cách để kéo dài giấc ngủ của con: đừng đánh thức, không dùng nhiều chăn gối,... Bạn đọc hãy theo dõi bài viết này để lưu ý một số thông tin quan trọng về giấc ngủ của trẻ:

  • Giấc ngủ của trẻ sơ sinh thường kéo dài bao lâu?
  • Đừng vội chạy lại ngay khi con vừa tỉnh giấc
  • Đừng đánh thức bé đột ngột
  • Đừng phớt lờ với các tín hiệu buồn ngủ của con
  • Không dùng quá nhiều chăn gối

Giấc ngủ của trẻ sơ sinh thường kéo dài bao lâu?

Một giấc ngủ bình thường của trẻ sơ sinh thật sự chất lượng cần phải kéo dài ít nhất từ 45 phút trở lên. Khoảng thời gian ngủ quá ngắn hay thời gian ngủ nếu chưa tới 45 phút thường không được tính là một giấc thực sự và trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc vào ban ngày.

BS. CKI Phạm Lê Mỹ Hạnh - Bệnh viện nhi đồng TPHCM phát biểu: Giấc ngủ của trẻ sơ sinh là vô cùng quan trọng và tính chất khác hoàn toàn so với một người đã trưởng thành. Trong một vài ngày đầu sau sinh, trẻ sơ sinh sẽ có thể ngủ từ 16 đến 20 tiếng một ngày và sẽ ngủ những giấc ngắn từ 2 đến 4 tiếng cho một giấc. Thời gian ngủ của trẻ sẽ giảm dần theo độ tuổi, khi đạt 4 tuần tuổi thì thời gian ngủ của trẻ sẽ chỉ còn khoảng 14 tiếng cho một ngày.

Chúng ta có một bảng biểu về thời gian trung bình của trẻ sơ sinh theo độ tuổi để cha mẹ có thể tham khảo, đối chiếu với con mình. Tuy nhiên cha mẹ cũng cần lưu ý, đây chỉ là con số trung bình, một giấc ngủ bình thường của trẻ sơ sinh có thể nhiều hoặc ít hơn cũng là điều hoàn toàn được.

  • Trẻ sơ sinh ngủ khoảng 16-18 tiếng mỗi ngày bao gồm cả số giờ ngủ ban ngày lẫn ban đêm.
  • Giấc ngủ của trẻ sơ sinh kéo dài bao lâu khi được 3 tháng tuổi? Số giờ ngủ là khoảng 15-16 tiếng/ngày.
  • Trẻ 6 tháng sẽ ngủ khoảng 11 tiếng vào ban đêm và giấc ngủ ban ngày của trẻ sơ sinh từ 2-3 giấc/ngày.
  • Trẻ 9 tháng ngủ 11-12 tiếng/đêm và chỉ còn khoảng 2 giấc ngày, 2-3 tiếng/giấc.

(Nguồn ảnh: iStock)

Đừng vội chạy lại ngay khi con vừa tỉnh giấc

Một trong các hiện tượng thường gặp ở giấc ngủ của trẻ là bé có thể sẽ chập chờn hoặc tỉnh giấc giữa chừng khi đang ngủ. Cha mẹ thấy trẻ tỉnh giấc khóc là vội chạy đến ngay thì rất có thể sẽ làm phiền bé và khiến bé dậy luôn mà không có được một giấc ngủ sâu. Trẻ sơ sinh cần một môi trường yên tĩnh, hạn chế tiếng ồn. Khi bé bắt đầu đi vào giấc ngủ cũng vậy. Nếu bé không khó ngủ, cha mẹ có thể thực hiện 3 bước cơ bản giúp bé ngủ ngon, sau đó hãy để bé nằm một mình trong cũi khoảng 20-30 phút thì bé sẽ dễ đi vào giấc ngủ hơn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

(Nguồn ảnh: iStock)

Đừng đánh thức bé

Đối với trẻ từ 4 tháng tuổi trở lên, nếu không vì một tình huống bắt buộc thì đừng đánh thức bé khi con đang ngủ. Một số cha mẹ thường lo lắng liệu việc con ngủ ngày quá lâu có khiến con khó đi vào giấc ngủ đêm. Bác sĩ nhi khoa Jennifer Shu, đồng tác giả của cuốn sách “Heading Home with Your Newborn” (Đồng hành với bé sơ sinh) hướng dẫn, cha mẹ không nên cố gắng đánh thức trẻ khi con đang ngủ vì nhiều trẻ ngủ ngày lâu và ngủ đêm cũng lâu. Ngoài ra việc đánh thức con đang ở giấc ngủ sâu có thể khiến con không được nạp đủ năng lượng và nhận được các lợi ích của một giấc ngủ đủ, chất lượng.

Đừng phớt lờ với các tín hiệu buồn ngủ của con

Tiến sĩ Marc Weissbluth, tác giả cuốn sách Healthy Sleep Habits, Happy Child (Thói quen ngủ lành mạnh, trẻ sẽ hạnh phúc) khuyên cha mẹ không nên phớt lờ với các tín hiệu lạ từ con, vì rất có thể đó là các dấu hiệu cho thấy con đang buồn ngủ. Một số trẻ không chỉ ngáp khi buồn ngủ mà còn có nhiều dấu hiệu hơn thế như mí mắt sụp, mắt lờ đờ, khó chịu, khóc lóc, v.v. Do đó cha mẹ nên theo dõi giờ ngủ cũng như số giấc ngủ của trẻ để bắt đúng tín hiệu buồn ngủ của con mà cho con đi ngủ vào thời điểm đúng lúc. Lý do là vì nếu con buồn ngủ mà không được ngủ thì trẻ, nhất là trẻ sơ sinh sẽ dẫn đến trạng thái kiệt sức (overtired), lúc đó bé sẽ càng quấy nhiều hơn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

(Nguồn ảnh: iStock)

Không dùng quá nhiều chăn gối

Đối với trẻ sơ sinh, đây là một trong những điều cha mẹ cần cẩn trọng lưu ý, không nên mua quá nhiều các loại chăn, gối, khăn lót giường, gối ôm,… và để xung quanh nơi trẻ nằm ngủ. Các loại đồ dùng này có thể trở thành nguy hiểm tiềm ẩn đối với trẻ sơ sinh, đặc biệt rất có thể sẽ là nguyên nhân gây ra hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (Sudden Infant Death Syndrome) do bé có thể bị mắc vào các loại chăn gối trên và bị ngạt thở trong lúc ngủ mà bố mẹ không hề hay biết.

Trên đây là đặc điểm giấc ngủ của bé sơ sinh và 5 điều cần tránh để bé ngủ ngon. Chúc bé cưng của ba mẹ ngủ ngoan chóng lớn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Theo theAsianparent Thái Lan

Nguồn tham khảo: Chăm sóc giấc ngủ trẻ sơ sinh - Bệnh viện Nhi Đồng TP.HCM

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Minh Hương