Giấc ngủ của trẻ sơ sinh: Nên và không nên

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mẹ cần làm gì để bé có giấc ngủ ngon?

Chuyện ăn chuyện ngủ của các bé luôn là mối quan tâm hàng đầu của bố mẹ, bởi nó quyết định đến quá trình phát triển của bé trong giai đoạn đầu đời. Khi giấc ngủ của bé đủ sâu, não bộ của bé sẽ phát triển tốt hơn bình thường. Trẻ sẽ không cáu gắt, khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe. Bố mẹ cũng không phải chịu nỗi ám ảnh mang tên “thức trắng đêm” cùng với bé.

Để bé có giấc ngủ ngon – KHÔNG NÊN

Giấc ngủ của bé

KHÔNG NÊN cho bé uống nước trước khi ngủ

Khi được hỏi ở độ tuổi nào một em bé nên bắt đầu uống nước, 43% cha mẹ cho biết là 2 tuần. Thế nhưng, Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo rằng, trẻ sơ sinh nên được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời. Và điều đó có nghĩa rằng, ngoài những vitamin hoặc thuốc nếu cần thiết, trẻ sơ sinh chỉ cần được cho ăn sữa mẹ. Uống quá nhiều nước trước khi ngủ sẽ khiến bé buồn đi tiểu trong lúc ngủ dẫn đến giấc ngủ không sâu và dài.

KHÔNG NÊN cho bé ngủ trên bụng

Khi được hỏi “Vị trí nào trên cơ thể người lớn là tốt nhất để ru bé ngủ?”. 33% phụ huynh cho biết là phần bụng, 23% chọn bên cạnh sườn và 43,8% chọn trên lưng. Năm 1992, Học viện Nhi khoa Mỹ đã đưa ra vị trí tốt nhất trên cơ thể để ru bé ngủ là trên lưng. Kể từ đó, số lượng các ca tử vong do hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi đã giảm đi một nửa.

KHÔNG NÊN cho trẻ ngậm vú mẹ khi ngủ

Không ít bà mẹ có thói quen để con mình ngậm vú mẹ khi ngủ. Như thế, mỗi khi hít thở bé sẽ vô tình hút luôn cả sữa mẹ gây trở ngại cho việc tiêu hóa, dễ mắc bệnh răng, nướu. Trẻ sẽ khó ngủ, hay quấy, thậm chí bị ngạt thở.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

KHÔNG NÊN đung đưa cho bé ngủ

Thực tế, mỗi khi trẻ quấy khóc, người lớn thường bế trẻ lên đung đưa hoặc cho trẻ nằm vào nôi để lắc qua lắc lại. Phương pháp này có thể sẽ khiến trẻ ngủ ngoan nhưng bị phụ thuộc. Nhất là, nó lại tiềm ẩn những nguy hiểm khác. Các chuyên gia sức khỏe cho biết, não trẻ chưa phát triển toàn diện nên khi người lớn bế và lắc thường xuyên có thể sẽ dẫn đến tình trạng xuất huyết não, ở những trường hợp nặng có thể gây tê liệt chân tay, thậm chí là tử vong.

KHÔNG NÊN vội vỗ lưng bé khi thấy bé khẽ giật mình, động đậy

Ở trẻ sơ sinh, ngủ sâu và ngủ nông là hai trạng thái chiếm tỷ lệ 50/50 và đan xen nhau. Lúc ngủ sâu, bé thường không có bất kì hoạt động nào khác ngoài việc đôi khi khẽ giật mình hay nhếch miệng. Khi ngủ nông, cả cơ thể bé sẽ vẫn động đậy, vẫn có những biểu hiện ở mặt như nhíu mày, mỉm cười… Do đó, cha mẹ đừng vội vỗ nhẹ, bế hoặc cho bé bú ngay mà nên quan sát một lúc xem bé có ngủ tiếp hay không. Chỉ khi bé bật khóc hoặc cử động mạnh thì mới nên bế bé lên dỗ dành và cho bú.

KHÔNG NÊN dọa để trẻ ngủ

giấc ngủ của bé

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Để trẻ nhanh chóng đi ngủ, người lớn đôi khi thường hay dọa trẻ rằng: “Nếu con không ngủ thì… sẽ đến bắt”. Những câu nói này sẽ khiến trẻ sợ hãi và ngoan ngoãn nghe lời. Nhưng, sự thật là khi bị dọa như vậy, hệ thần kinh của trẻ sẽ bị kích thích mạnh mẽ. Không thể ngủ sâu giấc, hay gặp ác mộng, ngủ hay bị giật mình và chất lượng giấc ngủ không tốt.

KHÔNG NÊN để trẻ ngủ ban ngày quá lâu

Để bé phân biệt được ngày đêm và giấc ngủ đêm của bé kéo dài lâu và sâu hơn. Bạn cần giới hạn giấc ngủ ban ngày của bé – không quá 3 giờ đồng hồ.

KHÔNG NÊN cho bé ngủ khi đang di chuyển

Đã có nhiều nghiên cứu khẳng định, việc trẻ phải ngủ trong tình trạng chuyển động (ngủ trong xe đẩy hoặc xe hơi). Khiến giấc ngủ không sâu, khó phục hồi giấc ngủ hơn do sự kích thích chuyển động. Do đó, nếu cha mẹ phải di chuyển xa nên hạn chế cho bé ngủ. Hoặc nên đỗ xe lại một lát cho bé tỉnh ngủ.

KHÔNG NÊN khiến trẻ bị phân tâm

Để tiện cho việc thay tã và cho bú ban đêm… nhiều mẹ có thói quen bật đèn sáng suốt đêm. Điều này ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ. Trẻ ngủ trong môi trường ánh sáng sẽ giảm chất lượng giấc ngủ. Thời gian ngủ cũng ngắn hơn dẫn tới giảm sự phát triển trí tuệ và thể chất. Một nghiên cứu của Anh cho thấy, trẻ ngủ trong môi trường ánh sáng có tỷ lệ cận thị lên tới 30%.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nhiều cha mẹ có thói quen để điện thoại di động ở đầu dường. Mà đây lại chính là vật dễ khiến trẻ bị phân tâm nhất. Bởi âm thanh, ánh sáng… Bạn cũng không nên đặt đồ chơi, tivi, máy vi tính trong phòng ngủ của con. Một chương trình hay hoặc một đĩa bé yêu thích sẽ khiến bé bị kích thích chơi đùa và chưa muốn ngủ.

NÊN làm gì để bé ngủ ngon giấc?

NÊN cho trẻ ngủ sớm

Thói quen ngủ muộn của nhiều cha mẹ hiện nay dễ ảnh hưởng tới trẻ bởi. Vì hoóc-môn tăng trưởng của trẻ tiết ra nhiều nhất từ 22-24g. Vì vậy, nếu trẻ duy trì thói quen đi ngủ muộn thì các hoóc-môn này sẽ tiết ra ít hơn và trẻ sẽ chậm phát triển chiều cao. Người lớn cần duy trì cho trẻ thói quen đi ngủ sớm và ngủ đủ giấc. Đa phần trẻ em ngày nay ngủ ít hơn 40 phút so với bố mẹ chúng trước đây. Đây là hậu quả của việc đi ngủ muộn, ngủ khó khăn và hay thức dậy vào ban đêm.

NÊN giữ ấm đúng cách

Tiết thu se lạnh khiến nhiều mẹ lo lắng bé yêu không đủ ấm nên thường bịt kín đầu bé, dễ khiến bé khó thở, toát mồ hôi gây cảm lạnh… Đầu bé sơ sinh là nơi tạo ra 40% thân nhiệt nhưng cũng giải phóng đến 85% nhiệt độ cơ thể. Vì thế, luôn đội mũ và dùng băng quấn thóp khi ngủ sẽ khiến nhiệt độ của não bé tăng cao. Ảnh hưởng đến hoạt động của vùng thần kinh kiểm soát hô hấp.

Giữ ấm đúng cách là giữ đủ ấm cho bé, nhất là những vùng dễ bị nhiễm lạnh như lòng bàn chân, bàn tay, thóp và ngực. Khi ngủ, cho bé mặc quần áo nhẹ, thoáng. Tốt nhất là cho bé sơ sinh mặc đồ bằng chất liệu cotton, có khả năng thấm hút mồ hôi. Không quấn quá nhiều lớp tã hoặc đắp quá nhiều chăn cho bé. Đôi khi chỉ cần một tấm chăn mỏng và một tờ giấy.

NÊN để trẻ nằm ngửa

Tư thế ngủ của trẻ đóng vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ sau này. Để trẻ nằm sấp khi ngủ sẽ khiến trẻ dễ bị ngạt. Nhiều trường hợp trẻ tử vong khi ngủ trong tư thế nằm sấp. Chính vì vậy, khi để cho trẻ ngủ, người lớn cần để trẻ nằm ngửa ngay ngắn. Và đảm bảo rằng mũi cũng như miệng của trẻ không có bất kỳ vật cản nào khác.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

NÊN tạo cảm giác an toàn cho bé

Không bật điện sáng nhưng cũng đừng để không gian ngủ của bé quá tối, bé sẽ sợ hãi khi ngủ một mình. Vị trí ngủ của bé nên tránh xa khu rèm cửa, chắn gió, treo tranh hoặc những vật treo tường. Vì khi có gió lớn, những vật này có thể gây nguy hiểm cho bé. Quấn bé trong một chiếc chăn mỏng khi ngủ giúp bé có cảm giác an toàn và được che chở như khi còn nằm trong bụng mẹ. Cách này đơn giản mà rất hiệu quả, khiến bé ngủ sâu hơn và không còn giật mình.

giấc ngủ của bé

NÊN mát xa cho bé trước khi ngủ

Mát xa lưng khiến bé cảm thấy dễ chịu, thoải mái và sẽ dễ dàng chìm vào giấc ngủ sâu. Nhưng cũng chỉ nên làm nó thi thoảng. Bởi nếu không, khi bé không được mẹ mát xa sẽ khó ngủ.

NÊN bật nhạc nhẹ hoặc tự ru trẻ ngủ

Cho bé nghe những bản nhạc nhẹ, du dương với âm lượng nhỏ. Hoặc ngân nga nhiều ca khúc hát ru khác nhau. Với giọng điệu lên – xuống sẽ giúp tạo cho bé phản xạ có điều kiện. Nhận biết tín hiệu hát ru từ mẹ đồng nghĩa với việc phải đi ngủ. Âm thanh hữu ích này còn có thể giúp trẻ dễ dàng quên đi cơn đau mọc răng.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

NÊN cho bé chơi nhiều vào ban ngày

Để bé chơi nhiều ban ngày bằng cách cho bé nghe nhạc hoặc rung những chiếc lục lạc để bé vui vẻ. Như thế, bé sẽ sớm phân biệt được rõ hơn ngày – đêm. Và cảm nhận được rằng ban ngày là khoảng thời gian để vui chơi. Bé chơi nhiều ban ngày cũng sẽ ngủ sớm và ngủ sâu hơn vào buổi tối.

NÊN để trẻ sớm tự lập

Trẻ em phương Tây thường phải tự lập ngay từ nhỏ, trái ngược với những trẻ nhỏ ở Việt Nam. Việc bế trẻ ngủ trong vòng tay là một trong những niềm hạnh phúc ngọt ngào nhất của cha mẹ. Bé sẽ có cảm giác an toàn nhưng lại khiến trẻ “quen hơi” và “bám” người lớn. Hơn nữa, trẻ cũng khó được hít thở không khí trong lành. Vì vậy, cha mẹ nên rèn cho bé tính tự lập khi ngủ một mình trong nôi hoặc trên giường từ nhỏ.

Tổng hợp cho theAsianparent Việt Nam

Xem thêm

Tại sao trẻ sơ sinh cười khi ngủ?

Cách dạy bé sơ sinh 2-3 tháng tuổi (Cùng Mẹ Nhật giúp con phát triển trí thông minh)

Trẻ cần ngủ bao nhiêu lâu là đủ để phát triển tốt?

Bài viết của

ngocanh