Lý giải tình trạng gần cưới hay cãi nhau? Làm sao để giải quyết tình trạng này?

Hôn nhân là một sự kiện trọng đại trong đời người. Ai ai cũng sẽ cảm thấy căng thẳng và áp lực. Thế nên, chuyện gần cưới hay cãi nhau là lẽ thường. Quan trọng là bạn cần bình tĩnh tìm cách giải quyết mọi vấn đề.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Gần cưới hay cãi nhau là tình trạng chung của các cặp đôi. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến chuyện lục đục này. Vậy bạn cần làm gì để có thể bình tĩnh tổ chức hôn lễ mà không xảy ra xung đột? Mời các bạn đọc ngay các nguyên nhân vợ chồng gần cưới hay cãi nhau và cách xử lý xung đột dưới đây:

  • Yếu tố tiền bạc
  • Khác biệt vùng miền
  • Hội chứng cô dâu

Muôn vàn chi phí

Nếu đã từng kết hôn, ắt hẳn bạn hiểu rõ áp lực tài chính lớn đến nhường nào. Khi tính chuyện cưới xin, có hàng loạt hạng mục cần phải chuẩn bị. Cơ bản là những chi phí như váy cưới, chụp ảnh cưới, đặt tiệc nhà hàng, thiệp mời… Bên cạnh đó, bạn còn phải chi trả cho những loại tiền không tên như tiền điện thoại, xăng xe đi lại, chi phí tư vấn.

Bạn có thể chưa biết:

Những vấn đề thường gặp của các cặp vợ chồng son mới cưới – Làm thế nào để hóa giải?

Những trạng thái tâm lý vợ chồng mới cưới sẽ phải trải qua

Tài chính là vấn đề khiến các cặp đôi dễ cãi nhau khi gần cưới

Chỉ cần nhìn vào danh sách hạng mục phải chi, bất cứ ai cũng rơi vào trạng thái đau đầu. Nếu khả năng tài chính dư dả, bạn sẽ đỡ cảm thấy áp lực. Ngược lại, nếu kinh tế có hạn, các cặp đôi sẽ dễ mâu thuẫn, căng thẳng sát ngày cưới.

Giải pháp

Trước khi chuẩn bị đám cưới, bạn nên khảo sát giá kỹ càng. Cả hai vợ chồng cũng nên thảo luận về kinh phí dự trù. Từ đó, bạn có thể chọn những dịch vụ vừa túi tiền.

Bạn nên lưu ý rằng, đừng vì sở thích cá nhân mà chi tiêu vượt dự định. Điều đó sẽ gây ra nhiều khó khăn cho cả hai. Ngoài kinh phí chính, bạn cũng nên “thủ” dư tầm 10 – 20% để dành chi cho những khoản khác.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Khác biệt vùng miền

Khi yêu nhau, sự khác biệt vùng miền không gây ra quá nhiều khó khăn. Thế nhưng, đến lúc về chung một nhà thì đây lại là vấn đề. Những “lệch pha” về văn hóa, nếp sống giữa các vùng miền làm cho các cặp đôi dễ cãi nhau sát ngày cưới.

Khác biệt vùng miền là vấn đề khiến các cặp đôi dễ cãi nhau khi gần cưới

Ví dụ như trường hợp chàng miền Bắc còn nàng miền Nam. Việc cô dâu muốn tự tay trải giường cưới sẽ không được. Nguyên do bởi vì mẹ chồng sẽ chỉ định một người khác làm theo tục trải giường của miền Bắc.

Ngoài ra, một số khác biệt trong nghi lễ cưới hỏi cũng sẽ dẫn đến mâu thuẫn. Văn hóa các miền Bắc, Trung, Nam vốn dĩ không giống nhau. Do đó, nếu không bình tĩnh bàn luận thì chuyện tranh cãi chắc chắn sẽ xảy ra.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Giải pháp

Nếu vợ chồng là người thuộc hai miền thì trước đám cưới là thời điểm mà bạn cần nghiêm túc học hỏi và hòa nhập. Điều đó không chỉ giúp lễ cưới diễn ra suôn sẻ mà còn đảm bảo cho hạnh phúc sau này. Cả hai cần thẳng thắn trò chuyện để hiểu về văn hóa và nếp sống của gia đình đối phương. Để rồi sau đó, hai vợ chồng tìm ra giải pháp dung hòa.

Nếu sắp cưới hay cãi nhau dù vì bất kỳ lý do gì thì bạn cũng cần bình tĩnh ngồi xuống giải quyết. Quan trọng nhất, bạn hãy đặt mình vào vị trí của đối phương để suy nghĩ thay vì công kích bằng thái độ và lời lẽ khó nghe.

Bạn có thể chưa biết:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vợ chồng mới cưới muốn ở riêng hãy cân nhắc những điều này

Những điều nên và không nên làm khi vợ chồng mới cưới bất đồng quan điểm

Hội chứng cô dâu

Đây là một hội chứng thường xảy ra với những cô nàng sắp sửa bước vào đời sống hôn nhân. Bạn sẽ có những cảm giác lo âu, khó chịu, bối rối… Hội chứng cô dâu làm cho bạn cảm thấy mọi thứ rối tung lên. Hàng vạn câu hỏi sẽ hiện ra trong đầu như: “Mình sẽ trông như thế nào trong ngày cưới?”, “Khách mời có đến đông đủ không?”, “Sau khi lấy chồng, cuộc sống sẽ ra sao?”

Nhiều cô dâu tương lai bị căng thẳng quá độ trước ngày cưới

Không những vậy, các cô dâu tương lai còn thổi phồng mọi vấn đề lên. Bạn sẽ dễ nổi quạu với bất cứ ai, kể cả người chồng. Trong lúc đó, các chú rể cũng đang căng thẳng bởi nhiều vấn đề khác. Áp lực về cuộc sống tương lai làm cho cả hai dễ xảy ra xung đột.

Giải pháp

Bạn nên giữ bình tĩnh. Hôn nhân mở ra cánh cửa mới cho mối quan hệ tình cảm của cả hai. Thế nên, bạn đừng nên biến nó thành một tảng đá đè lên chính mình. Thay vào đó, cả cô dâu lẫn chú rể hãy lên kế hoạch từ sớm. Bạn sẽ có nhiều thời gian hơn để chuẩn bị cũng như suy tính. Đồng thời, bạn cũng sẽ tránh được sự cập rập.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Về phần các cô dâu tương lai, thay vì lo lắng quá độ, bạn nên thả lỏng bản thân. Bạn có thể dành thời gian để lên kế hoạch cho cuộc sống mới. Được ở cạnh người mình yêu cả đời là một đặc ân, thế nên, bạn hãy suy nghĩ vấn đề theo hướng tích cực nhé.

Thay lời kết

Cãi nhau, xung đột là điều có thể xảy ra đối với bất kỳ cặp đôi nào, cho dù là cặp đôi mới cưới hay đã gắn bó với nhau lâu năm. Trong mọi trường hợp, với tư cách là người trong cuộc, bạn cần bình tĩnh tìm ra nguyên nhân sâu xa của mâu thuẫn, đồng thời tìm cách giải quyết vấn đề. Cách đơn giản nhất là thẳng thắn ngồi lại nói chuyện với nhau để xử lý. Đây cũng là cơ hội để đôi bên hiểu nhau hơn, đồng thời giảm thiểu được những căng thẳng, xung đột trong tương lai. Các bạn đã cùng đi qua 1 chặng đường rất dài, không có lý do gì lại để những mâu thuẫn nhỏ nhặt trước thềm đám cưới làm hỏng không khí háo hức, hồi hộp khi chuẩn bị cho sự kiện trọng đại sắp tới.

Hôn nhân là một sự kiện trọng đại trong đời người. Ai ai cũng sẽ cảm thấy căng thẳng và áp lực. Thế nên, chuyện gần cưới hay cãi nhau là lẽ thường. Quan trọng là bạn cần bình tĩnh tìm cách giải quyết mọi vấn đề.

Xem thêm:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Vũ Mỵ