Công dụng và tầm quan trọng của acid folic đối với sức khoẻ phái nữ

Công dụng và tầm quan trọng của acid folic đối với sức khoẻ phái nữ

Do khả năng giúp cơ thể sản sinh những tế bào mới và tăng thêm lượng hồng cầu nên folic acid được chỉ định dùng cho phụ nữ mang thai nhằm tránh sảy thai, dị tật ống thần kinh, và các khuyết tật bẩm sinh khác.

Do khả năng giúp cơ thể sản sinh những tế bào mới và tăng thêm lượng hồng cầu nên folic acid thường được chỉ định cho phụ nữ mang thai. Ngoài ra, chị em cần phải bổ sung acid folic cả trước và sau khi mang thai để đảm bảo luôn khoẻ mạnh và rạng ngời. Hãy theo dõi nhé!

Folic acid là gì?

Folic acid là dạng vitamin B tan trong nước, thường được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm tự nhiên. Từ năm 1998, folic acid đã được thêm vào ngũ cốc lạnh, bột mì, bánh mì, mì ống, các mặt hàng bánh và bánh quy theo yêu cầu của luật liên bang. Các loại thực phẩm có nhiều folic acid tự nhiên bao gồm các loại rau lá (như rau bina, bông cải xanh và rau diếp), đậu bắp, măng tây, trái cây (như chuối, dưa, và chanh) đậu, một số thực phẩm lên men, nấm, thịt (như gan bò và thận ), nước cam và nước ép cà chua.

folic acid

Công dụng của folic acid

Folic acid được sử dụng để ngăn ngừa và điều trị nồng độ folate trong máu thấp (thiếu folate), cũng như các biến chứng của nó, bao gồm cả thiếu máu và tổn thương nội mạng tế bào dẫn đến ruột không có khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng. Folic acid cũng được sử dụng cho các tình trạng khác thường liên quan đến thiếu folate như viêm loét đại tràng, bệnh gan, nghiện rượu và lọc máu thận.

Do khả năng giúp cơ thể sản sinh những tế bào mới và tăng thêm lượng hồng cầu nên folic acid được chỉ định dùng cho phụ nữ mang thai nhằm tránh sảy thai, dị tật ống thần kinh, và các khuyết tật bẩm sinh khác.

Trong một số trường hợp, folic axid được sử dụng để ngăn ngừa ung thư ruột kết hoặc ung thư cổ tử cung. Noài ra, nó còn giúp ngăn ngừa bệnh tim và đột quỵ, cũng như làm giảm nồng độ trong máu của một hóa chất gọi là homocysteine. Nồng độ homocysteine cao có thể là nguy cơ mắc bệnh tim.

Folic acid cũng được sử dụng trong các trường hợp giảm trí nhớ, bệnh Alzheimer, giảm thính lực do tuổi tác, ngăn ngừa bệnh thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi tác (AMD), giảm các dấu hiệu lão hóa, xương yếu (loãng xương), chân nhảy (hội chứng chân không yên), các vấn đề về giấc ngủ, trầm cảm, đau dây thần kinh, đau cơ, AIDS, một loại bệnh ngoài da gọi là bạch biến và hội chứng Fragile-X di truyền. Nó cũng được sử dụng để làm giảm tác dụng phụ có hại của điều trị bằng thuốc có chứa lometrexol và methotrexate.

Một số người bôi trực tiếp folic axid vào nướu để điều trị nhiễm trùng nướu.

Acid Folic thường được sử dụng kết hợp với các vitamin B khác.

folic-acid

Những dấu hiệu cho thấy cần bổ sung folic acid ngay

  • Có dấu hiệu trầm cảm, khó tập trung, hay quên và dễ cáu kỉnh
  • Nhức đầu, đau cơ phần ngực và chân
  • Cảm giác yếu cơ, mệt mỏi, tê ở bàn tay và bàn chân, và da nhợt nhạt.
  • Khó thở, tăng nhịp tim và cảm giác chóng mặt hoặc thậm chí ngất xỉu.
  • Các triệu chứng tiêu hóa như buồn nôn, nôn, đau bụng và tiêu chảy sau bữa ăn. Trường hợp nặng là khi bạn bị chán ăn dẫn đến giảm cân nhanh.
  • Lưỡi sưng, đỏ, thường là quanh đầu và cạnh lưỡi, cảm thấy đau khi nuốt hoặc bị đau lưỡi và nhiệt miệng.
  • Mất vị giác.

Cách bổ sung folic acid

Cách đơn giản nhất để giải quyết tình trạng thiếu folate là thông qua chế độ ăn uống. Nên ăn nhiều rau xanh đậm như bông cải xanh, mầm Brussels, rau chân vịt và măng tây. Ngoài ra, các loại trái cây họ cam quýt, đậu, nấm và ngũ cốc nguyên hạt cũng nên được sử dụng thường xuyên. Trong trường hợp bổ sung các loại thực phẩm trên mà vẫn không có tác dụng thì cần can thiệp bằng viên uống hoặc thuốc tiêm folic acid. Tuy nhiên, cần có chỉ định của bác sĩ hoặc dược sĩ.

Tác dụng phụ của folic acid

folic-acid

Folic acid là một dạng vitamin có thể hòa tan trong nước nên hầu hết không ghi nhận các tác dụng phụ khi sử dụng. Nhưng nếu lạm dụng, bổ sung quá nhiều thì có thể gây ra các triệu chứng như tức ngực, buồn nôn, đầy hơi, thiếu kẽm, rối loạn giấc ngủ, nhận thức, gây tăng sinh tế bào và dị ứng.

Do đó việc bổ sung folic acid đủ liều là vô cùng cần thiết.

Lưu ý khi bổ sung folic acid

  • Folic acid cũng như các loại vitamin khác đều rất dễ bị phân hủy khi nấu do đó khi chế biến các bạn nên hấp, sử dụng lò vi sóng, hoặc xào sơ chứ không nên nấu xôi, chế biến quá kỹ sẽ khiến thực phẩm mất chất.
  • Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, kể cả những người đang hoặc chưa có ý định có thai nên bổ sung acid folic hàng ngày.
  • Không nên sử dụng thuốc này nếu đã từng bị dị ứng với folic acid hoặc có các vấn đề như: Bệnh thận (hoặc đang chạy thận nhân tạo), thiếu máu tán huyết, thiếu máu ác tính, thiếu máu chưa có sự chẩn đoán của bác sĩ và khẳng định qua xét nghiệm, nhiễm trùng, nghiện rượu.
  • Nếu quên dùng một liều thuốc, hãy dùng bù càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.
  • Mọi liều dùng folic acid đều cần có sự chỉ định của bác sĩ, không được tự ý dùng thuốc. Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm y tế địa phương gần nhất.

Theo: https://vn.theasianparent.com

Xem thêm

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!