Đứa trẻ hư hỏng luôn làm phụ huynh lo lắng. Cha mẹ luôn cho rằng tất cả các loại lý do đều mang lại niềm vui cho con. Thêm vào đó, việc cho đi được xem là dễ dàng hơn nhiều so với việc nói không.
Nhiều bậc cha mẹ cũng cảm thấy có lỗi với con cái vì thời gian ít ỏi họ dành cho bé. Mặc dù không có gì sai khi thỉnh thoảng mua cho con bạn một món đồ chơi trong siêu thị hay đưa nó đến sở thú như một món quà đặc biệt.
Tuy nhiên bạn sẽ làm tăng nguy cơ tạo ra một đứa trẻ hư hỏng nếu bạn làm những điều này chỉ để đáp lại lời nài nỉ không ngừng từ chúng. Công việc của bạn là củng cố các hành vi tốt chứ không phải khuyến khích những hành vi xấu.
Tránh xin lỗi vì sự thất vọng
“Tôi xin lỗi” có vị trí của nó trong cuộc sống gia đình. Ví dụ khi bạn mất bình tình hoặc vô tình vứt bỏ một tác phẩm nghệ thuật quý giá của con bạn. Nhưng không cần phải hối hận về việc không thể mua đôi ủng đắt tiền cho con, khi việc đó không nằm trong ngân sách của bạn.
Đứa trẻ hư hỏng chính vì bạn luôn thấy có lỗi. Chỉ cần đừng băn khoăn về những gì gây ra (Mẹ/Bố biết con buồn vì không thể đến thăm sân chơi, nhưng chúng ta không có thời gian trong hôm nay, chúng ta sẽ đi vào lúc khác).
Giúp một đứa trẻ chấp nhận rằng việc chúng không có được thứ chúng muốn là một bài học quan trọng trong cuộc sống.
Nếu đứa trẻ 6 tuổi của bạn vẫn quyết tâm lấy bằng được những thứ đó, hãy nói: Đúng rồi, đó là những đôi giày tuyệt vời, con nghĩ gì về việc kết hợp chúng lại với nhau.
Đây là phần mẹ có thể chi trả cho chúng và con có thể tiết kiệm phần còn lại để có chúng. Điều này cho đứa trẻ một số quyền kiểm soát quyết định và cho chúng biết rằng, chúng cần kiếm được những thứ đặc biệt hơn thay vì chỉ đơn giản là được trao tặng những thứ chúng muốn
Đừng tranh luận về quy tắc trong nhà
Cãi nhau vô tận là vô nghĩa vì kết quả đã được xác định trước. Điều này biến con bạn thành đứa trẻ hư hỏng thích tranh cãi. Thêm vào đó, bạn không muốn các con của mình tranh luận về các quy tắc khác trong nhà.
Chẳng hạn như đội mũ bảo hiểm xe đạp hoặc dọn đĩa ăn sáng. Con bạn có quyền thất vọng hoặc buồn bã khi chúng không đi được, nhưng bạn không nên lôi kéo chúng qua lại bằng lời nói.
Hãy kiên quyết và chấm dứt ngay tranh luận.
Quản lý khủng hoảng khi đứa trẻ hư hỏng khóc nhè
Không có một bậc phụ huynh nào thích nghe một cơn giận dữ, khóc lóc từ con bạn. Nhưng nhượng bộ còn tệ hơn nhiều. Lý do khiến một đứa trẻ sẽ tiếp tục tạo khủng hoảng là vì chúng thành công. Đừng tham gia vào hành vi và nó sẽ dừng lại.
Nếu bạn đang ở nhà, chỉ cần bỏ qua chúng (miễn là con bạn không có nguy cơ làm tổn thương chính mình hoặc người khác). Ở nơi công cộng, hãy bình tình đưa con bạn đến chiếc xe nơi bé có thể hoàn toàn không thu hút sự chú ý từ xung quanh.
Khi những đứa trẻ nhận ra rằng bạn sẽ không bị thao túng khi chúng thực hiện cùng một sự việc, chúng sẽ dừng lại.
Dạy cho trẻ em biết kiên nhẫn
Những đứa trẻ hư hỏng cảm thấy có quyền có thứ chúng muốn ngay lập tức. Chúng ta sống trong một thế giới màn hình cảm ứng của sự hài lòng tức thì.
Bạn có thể tiếp cận ai đó qua văn bản trong vài giây, hầu như bất kỳ câu hỏi nào mà họ hỏi có thể được trả lời bằng một tìm kiếm nhanh nhất trên Google. Nhờ có Skype , con bạn có thể nhìn thấy bà bất cứ lúc nào bé muốn.
Những công nghệ này khiến trẻ em phát triển những kỳ vọng không thực tế về việc có được thứ chúng muốn khi chúng cần ngay tức thì.
Từ chối hoặc ít giữ sự nuông chiều sẽ giúp con bạn phát triển tính tự giác và cho phép bé đặt giá trị cao hơn vào những thứ bé nhận được.
Hãy khích lệ thay vì quà tặng
Những lời khen ngợi cụ thể sẽ gắn bó với con bạn lâu hơn rất nhiều và thúc đẩy động lực của bé. Điều đó nói rằng, không có gì sai khi thừa nhận thành tích của con bạn. Miễn là bạn dán nhãn cho lễ kỷ niệm của chúng chứ không phải là 1 phần thưởng.
Hãy để chúng chọn địa điểm yêu thích của mình cho bữa tối, hoặc thưởng thức một chiếc bánh kem với bạn bè của chúng. Điều này chắc chắn sẽ không làm một đứa trẻ hư hỏng.
Hãy làm một bậc cha mẹ thông thái, không nuông chiều con. Bạn phải cân bằng giữa tình thương và nghiêm khắc. Mong rằng bạn sẽ đủ bình tĩnh để giải quyết khi con bạn tạo khủng hoảng.
Xem thêm:
- Cách dạy con ngoan của người Nhật
- Tác hại của việc dùng đòn roi để giáo dục con cái
- Trẻ em có cha mẹ “thương cho roi cho vọt” hầu như thành công trong cuộc sống
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!