Dọa sảy thai ra máu bao lâu thì hết là thắc mắc của nhiều mẹ. Thông thường thời gian ra máu khi bị dọa sảy thai diễn ra từ 7 – 10 ngày. Tuy nhiên điều này còn tùy thuộc vào sự phát hiện kịp thời sớm hay muộn của thai phụ. Nếu mẹ bầu chủ quan để tình trạng này kéo dài sẽ mất thai và nguy hiểm đến tính mạng.
- Dọa sảy thai là gì?
- Những dấu hiệu dọa sảy thai sớm mẹ có thể nhận biết
- Dọa sảy ra máu bao lâu thì hết?
- Bà bầu bị dọa sảy thai ra máu có giữ được thai không?
- Mẹ nên làm gì khi bị dọa sảy?
Dọa sảy thai là gì?
Hiện tượng dọa sảy thai là tình trạng mẹ bầu xuất hiện các dấu hiệu bất thường như đau bụng và ra máu dù thai nhi vẫn còn sống và phát triển trong tử cung. Thông thường hiện tượng này xảy ra trong 20 tuần đầu của thai kỳ ở một số sản phụ.
Nguyên nhân của hiện tượng dọa sảy thai là do trứng được thụ tinh chưa bám chắc vào thành tử cung. Dẫn đến nguy cơ thai dễ bong ra, khiến sản phụ bị ra máu và đau râm ran khắp vùng bụng.
- Tình trạng doạ sảy thai thường xảy ra ở 20 tuần đầu tiên của thai kỳ
Bác sĩ Chuyên khoa II – Nguyễn Thị Minh Tuyết – Trưởng Khoa Sản phụ khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park cho biết, cần phân biệt dọa sảy và sảy thai. Khi có hiện tượng dọa sảy, thai nhi vẫn sống trong bụng mẹ còn sảy thai là hiện tượng kết thúc thai nghén trước khi thai có thể sống được, thai nhi bị tống xuất ra khỏi buồng tử cung trước thời điểm 23 tuần hoặc cân nặng dưới 500g.
Các biểu hiện của sảy thai rõ rệt hơn dọa sảy, mẹ có thể bị chảy máu bất thường, đau bụng dưới dữ dội, chuột rút… và thử thai cho kết quả âm tính…
Những dấu hiệu dọa sảy thai sớm mẹ có thể nhận biết
Dấu hiệu dọa sảy thai rất dễ bị nhầm lẫn với máu báo thai do xuất hiện sớm ở đầu thai kỳ. Mẹ nên phân biệt các triệu chứng của hiện tượng dọa sảy thai để có sự chuẩn bị tốt hơn. Trong đó các dấu hiệu dọa sảy thai sẽ như sau:
- Trong 20 tuần đầu tiên của thai kỳ, âm đạo tiết ra dịch màu hồng nhạt, đen, đỏ sẫm. Đôi khi đi kèm với dịch nhầy và kéo dài liên tục trên 3 ngày.
- Mẹ bầu cảm nhận các cơn đau tức hoặc đau râm ran ở vùng bụng dưới.
- Triệu chứng bong rau dọa sảy không có bất kỳ biểu hiện nào. Tuy nhiên đây là hiện tượng nguy hiểm khi cổ tử cung còn đóng kín nhưng bị bong rau. Trường hợp này chỉ có thể phát hiện bằng cách đi siêu âm.
- Những cơn đau bụng dưới ập tới cùng cảm giác mệt mỏi là dấu hiệu doạ sảy thai
Dọa sảy thai ra máu bao lâu thì hết?
Thực tế dọa sảy thai ra máu bao lâu mới hết vẫn chưa có câu trả lời chính xác. Bởi điều này còn phụ thuộc vào tuổi thai và thời gian phát hiện sớm hay muộn của thai phụ. Nếu tình trạng này được phát hiện kịp thời sẽ giúp tránh các tình huống xấu nhất. Đồng thời bác sĩ sẽ nhanh chóng đưa ra phương pháp điều trị để ngăn chặn tình trạng xuất huyết ảnh hưởng cả mẹ lẫn con.
Triệu chứng đau bụng và lượng máu ra ở mỗi mẹ bầu cũng khác nhau. Thông thường thời gian ra máu khi bị dọa sảy thai diễn ra từ 7 – 10 ngày. Thậm chí có khi kéo dài đến 2 tuần ở một số mẹ nếu tình trạng quá nguy hiểm. Tuy nhiên, lượng máu tiết ra cũng khô ồ ạt và quá nhiều như tình trạng sảy thai tự nhiên.
Vì vậy nếu bạn gặp phải tình trạng xuất huyết quá nhiều hoặc quá 2 tuần vẫn không ngừng, hãy đến cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra và điều trị kịp thời.
Bà bầu bị dọa sảy thai ra máu có giữ được thai không?
Dọa sảy thai luôn là dấu hiệu nguy hiểm mà các mẹ bầu nên chú ý và cẩn thận. Tốt nhất hãy thực hiện thăm khám đầy đủ khi thấy đau bụng hoặc ra máu bất thường. Bởi việc phát hiện sớm máu báo dọa sảy thai có ý nghĩa rất quan trọng đối với mẹ bầu. Điều này sẽ giúp tìm ra các giải pháp kịp thời nhằm bảo vệ sức khỏe mẹ và giữ được thai nhi.
Trong khoảng thời gian 20 tuần đầu tiên là thời điểm phát hiện dấu hiệu dọa sảy thai sớm nhất. Nếu thai phụ phát hiện dấu hiệu dọa sảy thai quá muộn sẽ không giữ được em bé sau thời gian này. Vì vậy nếu phát hiện sớm tình trạng này và được điều trị kịp thời vẫn giữ được thai nhi.
Nên làm gì khi bị dọa sảy thai?
Mặc dù đây tình huống xấu dễ khiến các mẹ bất an, nhưng các mẹ cần chú ý những điều sau:
- Thường xuyên khám thai để có phương án điều trị kịp thời. Tốt nhất nên giữ thói quen khám thai định kì sẽ giúp phát hiện sớm dấu hiệu bất thường. Đặc biệt những mẹ đã có tiền sử sảy thai trước đó cần chú ý khám thai thường xuyên hơn
- Tránh vận động mạnh như lao động tay chân nặng nhọc, chơi thể thao
- Bà bầu nên giữ sức khỏe và tâm lý thoải mái, tránh những căng thẳng. Bên cạnh đó nên thực hiện chế độ nghỉ ngơi để đảm bảo tử cung không bị kích thích
- Chú ý chế độ ăn uống khoa học và bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết khi mang thai
- Không xoa bụng bởi kích thích bên ngoài sẽ khiến tử cung co bóp nhanh. Dẫn đến dễ sảy thai hơn nếu mẹ có thói quen xoa bụng khi mang thai
- Hạn chế quan hệ tình dục trong thời gian đầu mang thai. Bởi khi đó thai phụ phải vận động mạnh và mất nhiều sức. Đặc biệt việc “lên đỉnh” quá nhiều sẽ khiến tử cung co bóp dẫn đến sảy thai.
Kết luận
Việc chú ý sức khỏe và khám thai đều đặn là điều mẹ bầu nên làm khi mang thai. Vì vậy các mẹ cũng đừng quá lo lắng nếu gặp tình trạng dọa sảy thai nếu đã phát hiện sớm và kịp điều trị. Hy vọng bài viết sẽ giúp mẹ bầu có thêm kiến thức và yên tâm hơn với vấn đề này.