Dinh dưỡng cho bà bầu là một điều cực kỳ quan trọng trong suốt 9 tháng thai kỳ. Bổ sung dinh dưỡng bà bầu theo từng tháng như thế nào thì hợp lý và không sợ thiếu chất?
Dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ nhất thai kỳ
Tháng đầu tiên mang thai chắc hẳn mẹ bầu nào cũng phấn khởi và không biết nên bổ sung chất dinh dưỡng gì cho hạt đậu bé bỏng trong bụng. Đừng lo lắng, trong tháng đầu tiên này mẹ không cần tẩm bổ quá nhiều. Quan trọng là mẹ cần uống bổ sung axit folic và vitamin B11 để tốt cho sự phát triển não bộ của thai nhi, các dây thần kinh của bào thai. Giúp ngăn ngừa dị tật bẩm sinh đối với thai nhi và tránh tiền sản giật ở mẹ.
Mặt khác, mới mang thai cơ thể sẽ có những biến đổi mạnh mẽ về nội tiết tố bên trong cơ thể, hormone nội tiết tố tăng lên khiến mẹ luôn trong tình trạng mệt mỏi, uể oải, chán ăn, buồn nôn, bụng khó chịu và gặp phải tình trạng ốm nghén. Vì vậy, thời gian này mẹ sẽ khó ăn uống đủ chất. Tốt hơn hết là những thực đơn, chế độ ăn giúp mẹ dịu cơn thai nghén.
Dinh dưỡng khi mang thai tháng thứ 2
Ở tháng thứ 2 bào thai bắt đầu hình thành các bộ phận của cơ thể nên bà bầu cần có chế độ ăn uống hợp lý và khoa học, đảm bảo đẩy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Mẹ cần đa dạng chế độ ăn uống nằm trong nhóm thực phẩm thiết yếu. Như bổ sung chất bột đường, chất đạm, chất béo có trong các loại rau, hoa quả, thịt, cá, đậu nành, các loại ngũ cốc, bánh mì, sữa, chế phẩm từ sữa… Axit folic vẫn đóng vai trò quan trọng trong tháng này.
Dinh dưỡng cho bà bầu khi mang thai tháng thứ 3
Tháng thứ 3 tình trạng ốm nghén ở mẹ bầu vẫn còn nhưng bắt đầu chuyển biến tích cực hơn, cảm giác khó chịu do chứng ốm nghén giảm đi trông thấy. Ở thời điểm này bé bắt đầu lớn nhanh hơn và đòi hỏi dinh dưỡng nhiều hơn từ mẹ. Mẹ cần bổ sung các thực phẩm giàu kẽm (gan, hải sản như hàu, sò…), chứa nhiều đạm (thịt, cá, tôm, cua, trứng, các loại đậu, phô mai…), thực phẩm giàu sắt (gan, huyết…).
Ngoài ra, mẹ cần phải tăng cường thêm rau, khoai, củ, trái cây tươi với số lượng tối thiểu là 300 gram. Nhằm phòng chống táo bón và biến chứng táo bón trong thai kỳ.
Tháng thứ 4
Đến tháng này, bụng bầu đã lấp ló xuất hiện. Đây cũng là lúc bạn nên chú trọng nhiều hơn vào việc duy trì và đảm bảo một chế độ dinh dưỡng đa dạng và cân bằng. Trong thời gian này, các chuyên gia khuyến cáo về việc ăn thực phẩm giàu sắt. Sự gia tăng của lưu lượng máu dẫn đến nhu cầu chất sắt cao.
Nguồn thực phẩm giàu sắt bao gồm thịt gà, các loại đậu, rau xanh đậm. Để tăng cường sự hấp thụ chất sắt, nên bổ sung thêm vitamin C từ chanh, cam, dưa hấu, bông cải xanh, ớt chuông xanh. Bác sĩ có thể sẽ yêu cầu bạn uống sắt khi mang thai nếu cần thiết.
Tháng thứ 5
Cơ thể mẹ bầu lúc này bắt đầu trở nên cồng kềnh, nguyên do thường vì cơ thể tích quá nhiều nước. Vì vậy, bạn nên hạn chế ăn mặn, giảm lượng muối trong lúc nấu ăn. Tránh thực phẩm nhiều muối như khoai tây chiên, đồ ăn chế biến sẵn, dưa chua, ô-liu và các loại thịt xông khói.
Dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 6
Đáp ứng cơn đói bằng thực phẩm lành mạnh, tốt nhất nằm trong nhóm thực phẩm thiết yếu như ngũ cốc, rau, trái cây, sữa, chế phẩm từ sữa, thịt và các loại đậu. Hoặc có thể bổ sung thêm chất béo lành mạnh.
Chọn thực phẩm chứa carbohydrate nâu như yến mạch, gạo nâu. Vì chúng giàu vitamin, khoáng chất, chất xơ giúp ngăn ngừa chứng táo bón khi mang thai. Mẹ cần chắc chắn rằng bản thân vẫn đang uống vitamin theo toa của bác sĩ.
Tháng thứ 7
Ở tháng thứ 7, bé cưng đã “cao” khoảng 40cm, thị lực cũng phát triển hơn. Do đó, khi áp dụng chế độ dinh dưỡng cho bà bầu theo từng tháng, mẹ cần chú trọng bổ sung protein, khoảng 80 gram mỗi ngày. Tiêu thụ nhiều protein giúp giảm nguy cơ tiền sản giật và các biến chứng thai kỳ khác.
Tháng thứ 8
Mẹ nên uống nhiều nước trong những tháng cuối thai kỳ này để tránh tình trạng cạn nước ối gây nguy hiểm cho thai nhi. Giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu, táo bón thai kỳ và cơ thể luôn giữ được nước. Đảm bảo cho làn da luôn căng mịn và tràn đầy sức sống.
Tam cá nguyệt thứ 3 cũng là khoảng thời gian phát triển não bộ trẻ nhanh nhất. Do đó, mẹ bầu cần chú ý bổ sung omega 3 bằng cách tăng cường ăn các loại cá béo. Như cá hồi, các loại hạt… trong thực đơn dinh dưỡng cho bà bầu theo từng tháng nhé!
Tháng thứ 9
Đến gần cuối tháng 9, bạn nên tăng khoảng 11-15 kg tính từ đầu thai kỳ đến giờ. Lời khuyên hữu ích dành cho bầu và tháng cuối như sau:
- Chia nhỏ bữa ăn thành 5-6 bữa thay vì 3 bữa chính. Tránh bỏ bữa, nhịn ăn trong thời gian dài.
- Tiêu thụ thêm nhiều thực phẩm giàu canxi để giữ hệ xương chắc khỏe. Đồng thời chuẩn bị cho việc “xuất” sữa cho con bú sau này.
Trên đây là một số lưu ý dinh dưỡng cho bà bầu theo từng tháng, hy vọng có thể giúp ích cho các mẹ nhé. Chúc mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh!