Giải đáp thắc mắc cho mẹ bầu: đi ngoài nhiều có phải sắp sinh không?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Đi ngoài nhiều có phải sắp sinh không là một trong những thắc mắc phổ biến nhất của các chị em thai phụ trong giai đoạn cuối của thai kỳ.

Bài viết sau sẽ giúp chị em giải đáp cặn kẽ thắc mắc này dựa trên cơ sở khoa học. Cùng với đó là các vấn đề liên quan đến hiện tượng đi đại tiện nhiều khi mang thai. Ngoài ra qua đây, chị em cũng sẽ nhận biết được những dấu hiệu chuyển dạ phổ biến nhất. Từ đó có sự chuẩn bị tốt hơn cho ngày “khai hoa nở nhụy” để thuân lợi đón con yêu.

Gần ngày sinh nở, cơ thể bà bầu sẽ có một số dấu hiệu dễ nhận biết

Đi ngoài nhiều có phải sắp sinh?

Trong giai đoạn cuối thai kỳ, mẹ bầu rất có thể sẽ phải đối mặt với tình trạng tiêu chảy. Nó buộc chị em phải đi đại tiện nhiều lần trong ngày. Quá trình này sẽ khiến chị em vô cùng mệt mỏi vì mất nước và mất sức. Và sau đó thì đa phần chị em cũng sẽ chuyển dạ và sinh em bé. Vì thế mà nhiều người thắc mắc rằng đi ngoài nhiều có phải sắp sinh hay không.

Theo các nghiên cứu khoa học thì tiêu chảy cuối thai kỳ là một trong các dấu hiệu chuyển dạ thông thường. Nguyên nhân là bởi sự thay đổi hormone xảy ra trong cơ thể mẹ bầu. Nó khiến hoạt động của hệ tiêu hóa thai phụ bị xáo trộn. Cụ thể các hormone sẽ kích thích đường ruột mẹ bầu hoạt động mạnh hơn. Và tiêu chảy là hệ quả tất yếu của quá trình này.

Đi ngoài tiêu chảy là một dấu hiệu chuyển dạ rất phổ biến và dễ nhận biết

Ngoài ra một số trường hợp mẹ bầu tháng cuối đi đại tiện nhiều nhưng không bị tiêu chảy. Đây cũng là một hiện tượng khá phổ biến. Bởi khi gần chào đời, cơ thể bé yêu sẽ di chuyển xuống gần bàng quang và ruột già hơn. Nó cũng tạo nên áp lực khiến mẹ có cảm giác muốn đi vệ sinh thường xuyên hơn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mẹ bầu cần làm gì khi bị đi đại tiện quá nhiều?

Việc đi ngoài nhiều lần cuối thai kỳ có thể khiến mẹ bầu mất nhiều sức. Nếu mẹ bị tiêu chảy thì cơ thể càng dễ mệt lã hơn. Chưa kể đường ruột bị kích thích còn có thể khiến mẹ bầu có cảm giác buồn nôn và nôn. Khi đó cơ thể bạn rất dễ bị mất nước và mệt mỏi cực độ. Vì thế việc bù nước và chăm sóc thai phụ lúc này rất quan trọng.

– Uống đủ nước là một trong những biện pháp đầu tiên để giúp mẹ bầu cảm thấy tốt hơn. Theo khuyến nghị của Mayoclinic, mỗi ngày trung bình mẹ bầu cần uống khoảng 2,4 lít nước. Khi bị tiêu chảy và nôn, mẹ nên uống thêm nước có chất điện giải để chống mất nước. Dung dịch Oresol, nước cháo muối hay nước dừa là lựa chọn hợp lý lúc này.

– Nghỉ ngơi nhiều hơn sau khi bị tiêu chảy cũng là cách để mẹ bầu giữ sức. Tuyệt đối tránh các hoạt động mạnh hoặc làm việc khi ở trong tình trạng này.

– Mẹ bầu nên được cho ăn cháo, tránh các thực phẩm cay, nóng. Các món ăn nhiều dầu mỡ, gia vị cũng cần phải tránh. Đặc biệt không được tự ý dùng thuốc điều trị tiêu chảy khi chưa tham vấn bác sĩ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mẹ bầu nên chú ý bù nước khi bị tiêu chảy

Thường tình trạng tiêu chảy sẽ giảm sau 2 ngày. Nếu không, mẹ bầu cần được đưa đến cơ sở y tế để thăm khám. Đặc biệt nếu mẹ bầu đau bụng dữ đội, nôn sốt hoặc đi ngoài ra máu cần phải được điều trị ngay.

Đi ngoài nhiều không phải dấu hiệu chuyển dạ duy nhất

Đi ngoài nhiều là một trong số các dấu hiệu chuyển dạ khá phổ biến. Tuy nhiên không phải ai cũng có biểu hiện này trước khi đón bé. Vì thế mẹ bầu cũng nên nắm rõ các dấu hiệu chuyển dạ thường gặp sau đây để có sự chuẩn bị tốt hơn trong việc sinh nở và chào đón bé yêu:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Các cơn co thắt bắt đầu và theo chu kỳ

Khi mẹ chuyển dạ, các cơn co thắt sẽ xuất hiện. Khi đó mẹ bầu sẽ đau mỏi xung quanh thắt lưng. Các cơn đau cũng sẽ tăng dần đều lên. Bạn sẽ không thể dừng cơn đau bằng cách ngồi nghỉ hay thay đổi tư thế. Và quan trọng nhất là các cơn đau nói trên sẽ diễn ra theo quy luật rõ ràng. Chúng thường kéo dài trong 5 phút rồi biến mất và xuất hiện lại sau mỗi 30 phút.

Thay đổi dịch nhầy ở cổ tử cung

Khi mẹ sắp sinh bé, hormone trong cơ thể sẽ có sự thay đổi mạnh mẽ. Ngoài việc gây tiêu chảy, nó còn khiến dịch nhầy ở tử cung ra nhiều hơn. Dịch tiết này cũng đặc hơn, có màu trắng đục như lòng trắng trứng.

Cơ thể nặng nề và mệt mỏi rõ rệt

Hiện tượng cơ thể nặng nề và mệt mỏi sẽ xuất hiện trước khi sinh từ 2 đến 3 tuần. Lúc này, trọng lượng của bé yêu đã đạt mức tối đa và sẽ tuột dần về phía bụng dưới của mẹ bầu. Thai nhi sẽ chèn ép lên xương chậu và bụng của chị em. Tất cả khiến mẹ đau lưng, hông và cảm thấy vô cùng mệt mỏi. Mẹ bầu cũng sẽ bị dạng chân ra khi di chuyển, đi đứng cũng chậm chạp và khệ nên hơn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bụng bầu tuột thấp

Thông thường bụng bầu của mẹ sẽ khá cao. Khi bạn cho tay vào khoảng giữa ngực và bụng sẽ cảm thấy rất chặt. Nhưng đến gần ngày sinh nở, bụng bầu sẽ tuột dần xuống dưới. 1 tuần trước khi sinh, bụng bầu sẽ tụt mức thấp nhất cho thấy thai nhi đã quay đầu. Đây là vị trí sẵn sàng để bé được mẹ sinh ra.

Phù chân

Khi thai tuột sâu, các tĩnh mạch ở phần dưới cơ thể của mẹ cũng bị chèn ép. Nó khiến lưu lượng máu bị cản trở và hoạt động bơm máu ở chân bị giảm. Hệ quả là bắp và bàn chân của mẹ bầu sẽ bị sưng phù lên. Hiện tượng phù chân này còn được biết đến với tên gọi “xuống máu”. Nó cũng là một dấu hiệu chuyển dạ khá dễ nhận biết của chị em.

Nhiều mẹ bầu sắp sinh sẽ bị phù chân

Thay lời kết

Đi ngoài nhiều là một biểu hiện cho thấy bé yêu sắp chào đời. Và thông thường nó sẽ xuất hiện cùng lúc với nhiều dấu hiệu khác. Mẹ bầu và cả gia đình lúc này nên chuẩn bị sẵn sàng để sinh bé. Ngoài ra mẹ cũng cần chú ý giữ sức khỏe, tránh mất nước nếu bị tiêu chảy nặng kèm nôn mửa trong thời gian này. Chúc mẹ vượt cạn thành công và đón bé yêu thật suôn sẻ.

Xem thêm

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Hòa Đặng