Đi đám cưới người yêu cũ sẽ không “khó khăn” và “đau đầu” như bạn vẫn nghĩ nếu biết áp dụng các “tuyệt chiêu” dưới đây.
Con người sống tận mấy mươi năm trong đời, nên ai mà không đôi lần đi đám cưới của người yêu cũ. Cho nên việc đi đám cưới của người yêu cũ cũng không phải là việc quá lớn để bạn phải đau đầu.
Đi đám cưới người yêu cũ với lý do chính đáng
Tất nhiên là không phải…”cà khịa” rồi. Bởi lẽ nếu mục đích bạn như thế chứng tỏ bạn là người không trưởng thành. Dù lý do chia tay trước đây có vụn vặt thì bạn cũng nên đi đám cưới của người yêu cũ. Bạn sẽ có nhiều việc để làm ở đấy, tất nhiên, không phải là để gây hấn.
Khi nhận thiệp mời của người yêu cũ, bạn hãy nghĩ theo hướng tích cực. Người ấy vẫn coi bạn là bạn và muốn chia sẻ khoảnh khắc hạnh phúc của họ với bạn. Nếu như hiện tại bạn cũng có người yêu mới thì chẳng có lý do gì bạn phải từ chối.
Dưới đây là những cách hiểu khác đi giúp bạn đỡ “khó chịu” khi đi đám cưới người cũ:
Ủng hộ như một người bạn
Không phải cứ chia tay là thành… kẻ thù. Hãy thể hiện sự ủng hộ thân thiện của bạn bằng cách đi đám cưới người yêu cũ. Sau này, bạn có cưới, bạn vẫn có thể mời lại mà không phải đắn đo nghĩ suy.
Tham gia cuộc họp mặt lớn
Đám cưới là một cuộc họp mặt mới và cũ. Tại đây, bạn sẽ gặp những người quen mà lâu rồi bạn mất kết nối. Hoặc bạn có thể kết giao cùng nhiều người mới. Biết đâu, một những những người mới ấy sẽ trở thành “đối tác” tương lai của bạn.
Cho người yêu cũ thấy bạn “tươi” như chưa bao giờ “cũ”
Nếu bạn vẫn không thể từ bỏ được ý định “cà khịa” người cũ thì đây là cách tốt nhất. Hãy cố gắng thể hiện sự “tươi mới” của mình tại ngày vui của người ấy. Đẹp đẽ trong đám cưới người yêu cũ giúp nâng cao lòng tự trọng của bạn. Tuy nhiên đừng chọn màu trang phục trùng với lễ phục của ngày cưới nhé. Bạn không cần phải “cay cú” ra mặt đến thế đâu.
Những trường hợp không nên đi đám cưới người yêu cũ
Từ bạn bè thành người yêu thì dễ, từ người yêu thành bạn bè mới khó. Vì thế, khi đi đám cưới người yêu cũ, bạn phải có đủ bản lĩnh. Đây là điều kiện để trấn áp các cảm hỗn tạp trong lòng. Nếu xét mình đang trúc trắc với những vấn đề dưới đây, bạn nên… từ chối tham gia.
Cảm giác cũ ùa về
Nhìn người cũ ắt sẽ nhớ chuyện cũ. Nên bạn hãy nghĩ xem cảm giác bây giờ giống bao nhiêu % so với cảm giác ngày trước nếu nhìn thấy người cũ? Nếu chỉ số % đó còn quá cao, bạn nên suy nghĩ đến việc ở nhà, tránh tự làm đau mình.
Bạn sẽ lúng túng
Bạn sẽ khó nói chuyện tự nhiên với ba mẹ, họ hàng chồng/vợ hụt của mình. Chưa kể, bạn còn phải đối diện với một vài tin đồn thổi sai lệch nào đó. Có khi ai đó có trí nhớ tốt, chợt nhận ra bạn và cô dâu/chú rể ngày xưa là một cặp.
Cứ thế, bạn biến thành trung tâm để mọi người khai thác thông tin và buôn chuyện. Ngày cưới là của cô dâu – chú rể. Thế nên nếu bạn xuất hiện và trở thành trung tâm chú ý, vậy hãy ở nhà. Cuộc vui ấy không vì thiếu bạn mà bớt xôm tụ. Còn bạn, biết đâu tham gia rồi thì vết thương lòng lại càng thêm lở loét.
Cô đơn giữa chốn đông người
Nếu ở đám cưới không nhiều người quen biết, bạn cũng không cần đến. Sau khi chia tay người yêu cũ thì cả hai mất dần các mối quan hệ chung. Thế nên nguy cơ bạn bị lạc lõng là từ 60-80%. Vì vậy tốt hơn bạn nên nhờ người trao thiệp mừng cho người cũ là vừa.
Hãy quyết định dựa theo cảm xúc thật trong lòng bạn
Nhiều người vẫn luôn khó xử khi người yêu cũ mời đám cưới. Thế nhưng việc nhìn người yêu cũ sánh vai với người khác là loại cảm xúc không hề dễ chịu. Vì thế, hãy tùy vào mức độ cảm xúc trong bạn với người cũ mà quyết định! Hãy đi với tâm trạng và hình thái vui vẻ, đẹp đẽ nhất. Không phải để người cũ phải tiếc nuối hay bạn muốn níu kéo người cũ. Đơn giản là nếu người khác hạnh phúc thì bạn cũng xứng đáng được hưởng hạnh phúc.
Xem thêm
Chuyên gia tâm lý khuyên bạn nên chặn Facebook người yêu cũ càng sớm càng tốt
Nhìn tình cũ có người yêu mới, bạn chọn đau khổ dằn vặt hay buông bỏ để bước tiếp?
Làm sao để chồng quên người yêu cũ? Tốt nhất là nên nhẹ nhàng và tinh tế!
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!