Dạy trẻ tuổi dậy thì, bố mẹ cần giao tiếp, thấu hiểu và thật sự tinh tế

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Dạy trẻ tuổi dậy thì sẽ không còn là bài toán hóc búa nếu bố mẹ biết cách giao tiếp khéo léo và thấu hiểu những nỗi niềm riêng của con trẻ ở độ tuổi này.

Nguyên tắc thứ nhất: đừng mắng mỏ con

Khi con còn bé, rất nhiều ông bố bà mẹ dễ dàng khiến trẻ nghe lời bằng cách mắng mỏ. Tuy nhiên điều này là một cách dạy con sai lầm mà không phải ai cũng biết.

Đặc biệt nếu tiếp tục trách mắng con ở tuổi dậy thì, bạn sẽ ngày càng bị con xa lánh. Đứa trẻ thường giấu mọi thứ với cha mẹ vì sợ cha mẹ sẽ chỉ trích, trách cứ hay thất vọng. Các em cảm thấy xấu hổ nếu bị cha mẹ mắng mỏ hoặc chê bai.

Điều này vô tình hình thành rào cản tâm lý, khiến trẻ khó mở lời với cha mẹ. Chắc chắn bạn không thể đi sâu vào thế giới nội tâm của con nếu không chịu lắng nghe.

Ở tuổi dậy thì, con cần lắng nghe hơn là trách mắng, ép buộc

Cha mẹ nên giữ thái độ điềm tĩnh, lắng nghe, tiếp thu mọi điều con nói. Đừng vội quở trách trẻ ngay cả khi chúng đã làm điều gì đó sai trái. Thực tế, các em rất cần sự ủng hộ, động viên từ người lớn.

Nếu trẻ chịu thổ lộ với bạn, nghĩa là con đặt niềm tin ở nơi bạn. Hãy xem đây là một tín hiệu đáng mừng. Chúng đang ra hiệu “Con cần được người lớn giúp đỡ”. Lúc này, bạn có thể từ từ hướng dẫn chúng đưa ra những lựa chọn thông minh.

Không bao giờ so sánh con mình với “con nhà người ta”

Đây có thể nói là “câu cửa miệng” của nhiều bậc phụ huynh. Hệ lụy là con trở nên tự ti về bản thân, và không thể phát huy hết khả năng mình. Điều này càng nghiêm trọng hơn đối với trẻ dậy thì có cái tôi rất lớn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nhiều trẻ có thể rơi vào trầm cảm nếu không thể tài giỏi như ý muốn của cha mẹ. Nhiều trường hợp đáng tiếc đã xảy ra khi trẻ chọn cách thức tự làm hại bản thân.

So sánh con mình với con nhà người ta sẽ khiến trẻ tự ti, mặc cảm

Vì vậy, trong quá trình nuôi dạy con tuổi dậy thì, cha mẹ hãy dành sự tôn trọng cho con. Bạn cần để con là chính mình chứ không phải hướng con đến hình mẫu của một ai khác. Tốt nhất, bạn hãy trở thành tấm gương cho trẻ.

Khi thấy cha mẹ có nhiều điểm tốt, quan tâm đến con nhiều hơn, tự khắc trẻ sẽ điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Đừng chê trách khi con gặp thất bại

Thử và sai là cách mà con người chúng ta học hỏi và phát triển từ xưa đến nay. Con cái ở độ tuổi dậy thì cũng vậy. Trẻ trong giai đoạn này rất dễ mắc sai lầm và thất bại do thiếu kinh nghiệm sống.

Đây là điều rất bình thường và bản thân chúng ta trước kia cũng vậy. Tuy nhiên nhiều phụ huynh lại mắc sai lầm khi chỉ trích, chê trách thất bại của con.

Khi trẻ gặp thất bại, trước tiên hãy khen ngợi những điểm tốt mà con bạn đã từng làm. Sau đó, nhẹ nhàng ra chỉ ra những lỗi lầm mà trẻ nên khắc phục.

Sự đồng cảm của bạn sẽ giúp con tự đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã. Từ đó trẻ mới nhìn nhận ra điểm chưa tốt và khắc phục trong những lần sau.

Dạy trẻ tuổi dậy thì về tình cảm với bạn khác giới

Những tình bạn khác giới đối với trẻ thuộc lứa tuổi này được xem là “trái cấm”. Đa số các bậc phụ huynh đều khó lòng ủng hộ con trẻ ở độ tuổi này. Nhiều bậc cha mẹ sốt ruột cấm đoán, lo lắng khi thấy con có những mối quan hệ khác giới.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Điều này vô tình khiến chúng ta trở nên mất bình tĩnh, mất kiên nhẫn với con cái. Cuối cùng, chúng ta cấm đoán, không cho con chơi với bạn khác giới.

Tuy nhiên, cấm cản thường gây phản ứng ngược đối với trẻ đang trong độ tuổi dậy thì. Trong đa số trường hợp, bạn càng cấm đoán thì càng khiến chúng “nổi loạn” hơn mà thôi.

Hãy hướng con chơi với bạn khác giới một cách lành mạnh và trong sáng chứ đừng nên cấm cản

Bạn có thể bắt đầu với con bằng chính những câu hỏi quan tâm hàng ngày. Tiếp theo hãy kể một vài câu chuyện tình cảm thời học trò của chính bạn. Bạn cũng nên thể hiện sự đồng tình với những cảm xúc “say nắng” một ai đó thời học trò. Sự đồng cảm sẽ giúp trẻ cởi mở hơn với bạn trong vấn đề “khó nói” này.

Tuy nhiên cũng có trường hợp trẻ sẽ không chia sẻ dù bạn có cống gắng tới đâu. Khi đó bạn cần chấp nhận con cũng quyền giữ riêng tư với cha mẹ. Con cái cần trưởng thành, điều này đồng nghĩa với việc bạn phải cho con mình vấp ngã. Bạn chỉ nên hướng trẻ giữ mối quan hệ lành mạnh, không đi quá giới hạn ở độ tuổi này.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài học về giới tính không thể thiếu 

Đây có thể là bài học trọng yếu mà cha mẹ cần dạy con tuổi dậy thì. Nhưng các gia đình Á Đông thường né tránh hoặc bỏ qua vấn đề thế này.

Đa phần là do các phụ huynh chưa biết cách nói chuyện với con về chủ đề giới tính. Đây là điều rất nguy hiểm. Bởi nếu không có người giải đáp, các con sẽ tự tìm hiểu và dễ mắc sai lầm nghiêm trọng.

Tuỳ vào từng độ tuổi mà bố mẹ nên có cách dạy con về giới tính cho phù hợp. Trước hết, hãy giải thích về những thay đổi của cơ thể. Ở tuổi dậy thì, bé sẽ bắt đầu có những sự thay đổi lớn về cơ thể.

Những thay đổi đột ngột này khiến bé rất hoang mang, lo lắng. Cha mẹ nên cho con biết sự thay đổi trên cơ thể trẻ là tự nhiên và hoàn toàn bình thường.

Cha mẹ không nên tránh né bài học về giới tính khi con bước sang độ tuổi dậy thì

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Ngoài sự thay đổi về nội tiết tố, con cũng có những thay đổi về cảm xúc. Nếu ngại nói với con về giáo dục giới tính, bạn có thể tìm mua những cuốn cẩm nang giới tính.

Hãy để sách trong phòng con và cho con tự tìm hiểu. Đừng quên nhắn nhủ con rằng bạn luôn ở bên để giải đáp các thắc mắc “khó nói” của trẻ.

Tạm kết

Trẻ bước vào giai đoạn dậy thì sẽ thay đổi thể chất, cảm xúc rất lớn. Tâm tư tình cảm của con cũng xáo trộn rất mạnh ở độ tuổi “nhạy cảm” này. Điều đó khiến nhiều phụ huynh lúng túng, không biết đối phó ra sao.

Hy vọng bí quyết nuôi dạy trẻ tuổi dậy thì trên đây sẽ giúp bạn và con sẽ cùng nhau trải qua giai đoạn “khó khăn” này một cách êm đẹp và dễ dàng hơn.

Xem thêm

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Hòa Đặng