Nên dạy trẻ những kỹ năng gì để con biết tự bảo vệ bản thân?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân mình sớm, bạn sẽ giúp bé yêu biết cách phản ứng tình huống xấu có thể xảy ra hằng ngày.

“Trẻ em như búp trên cành. Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan”. Thế nhưng, trong bối cảnh xã hội hiện đại, trẻ em phải đối mặt với nhiều nguy hiểm. Điều này buộc các bậc phụ huynh phải cảnh giác hơn. Ta không thể ở bên cạnh con 24/24 trong khi trẻ sẽ tiếp xúc với nhiều môi trường khác nhau. Dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân vì thế cần được thực hiện càng sớm càng tốt. Những kỹ năng cơ bản sau sẽ giúp trẻ ứng phó các tình huống xấu ngay khi còn nhỏ.

Bố mẹ cần dạy con các kỹ năng tự vệ càng sớm càng tốt

1. Cần ưu tiên dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân nào? Hãy dạy trẻ bài học về giới tính

Bạn nên dạy trẻ gọi đúng tên các bộ phận cơ thể, nhất là bộ phận sinh dục. Áp dụng “Quy tắc đồ lót- PANTS”:

* P – Privates are Private: Chỗ kín là riêng tư

Đồ lót giúp con che lại vùng kín của mình. Không ai được phép nhìn hoặc đụng vào những nơi con mặc đồ lót. Khi bác sĩ, y tá hoặc thành viên gia đình bắt buộc phải làm vậy, họ phải giải thích với con và được con đồng ý trước.

* A – Always remember your body belongs to you: Hãy nhớ cơ thể của con là của riêng con.

Không ai được phép làm bất kì điều gì khiến con không thoải mái hoặc xấu hổ. Nếu ai nhìn hoặc muốn đụng chạm vùng triêng tư của con, nói “Không” và báo ngay với cha mẹ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

* N – No means No: Không là không

Con luôn có quyền từ chối người lớn, dù đó là người thân hay một người con yêu quý. Con là người kiểm soát cơ thể của con và cảm giác của con là quan trọng nhất. Nếu con không thoải mái và không thích, hãy mạnh dạn nói “không”, vì đó là lựa chọn của con

*T – Talk about secrets that upset you: Kể về những bí mật làm con khó chịu.

Hãy tâm sự với những người lớn con tin tưởng khi con có bí mật xấu.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

* S – Speak up, someone can help : Hãy lên tiếng, sẽ có người có thể giúp đỡ.

Khi con cảm thấy bồn chồn, lo sợ, hãy tâm sự ngay với một người lớn con tin tưởng.

Nên cho trẻ mặc đồ lót và dạy con nhớ kỹ quy tắc này.

2. Tuyệt đối không tiếp xúc với người lạ

Trẻ con dễ bị dụ dỗ bởi những món quà ngay trước mắt. Các bé cũng rất dễ tin khi có người giả dạng là bạn bè của ba mẹ. Cha mẹ nên dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân để nhắc con luôn ý thức về khả năng bị bắt cóc. Trẻ phải biết rằng không được đi theo hoặc nhận bất cứ thứ gì từ người lạ. Mẹ có thể kể chuyện, đưa ra tình huống người lạ sẽ dụ dỗ bé thế nào. Đừng quên dạy bé phải phản ứng thế nào mới đúng nữa nhé.

Dùng mật mã cũng là một biện pháp tốt để bảo vệ con khỏi người lạ. Khi trẻ bắt đầu có thể ghi nhớ các cụm từ dài hơn, mẹ có thể sử dụng phương pháp này. Mật mã rất hiệu quả khi bé ở nhà một mình. Bạn hãy dạy bé một cụm từ bí mật và dặn con gặp ai lạ phải hỏi về câu này. Nếu người lạ trả lời sai, con tuyệt đối không cho người lạ vào nhà.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mẹ nên dạy bé cách sử dụng mật mã để giảm nguy cơ người lạ bắt cóc

3. Làm thế nào khi bé bị lạc bố mẹ

Việc bị lạc cha mẹ ở chỗ đông người diễn ra rất phổ biến. Đầu tiên bố mẹ cần dạy trẻ bình tĩnh, đứng yên một chỗ chờ người thân. Nếu quá lâu, bé hãy đi tìm chú bảo vệ, công an để giúp tìm lại người thân. Ở độ tuổi mầm non, mẹ nên dạy trẻ học thuộc tên, địa chỉ nhà, số điện thoại ba mẹ. Những thông tin này sẽ con dễ dàng tìm lại cha mẹ.

4. Dạy bé về kỹ năng an toàn giao thông, tránh những vật dụng nguy hiểm

Cha mẹ nên dạy trẻ cách tuân thủ luật giao thông cơ bản trong quá trình dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân. Bé cần biết phải đi bộ trên vỉa hè, luôn đi bên phải. Lớn hơn một chút, bé cần học cách sang đường khi qua các ngã ba, ngã tư…

Ngoài ra, cha mẹ nên chỉ cho trẻ nhận biết các mối nguy hiểm xung quanh. Bé cần hiểu vật gì, hành động nào có thể khiến mình gặp tai nạn. Hãy giải thích cho trẻ thế nào là nguy hiểm khi con sử dụng dao, kéo, nghịch với lửa. Khi bé lớn hơn, cha mẹ có thể dạy con cách sử dụng vật dụng một cách an toàn.

5. Hướng dẫn trẻ tránh xa những người chưa tốt bằng nguyên tắc 5 ngón tay đơn giản

Ngón cái: Tượng trưng cho những người thân ruột thịt trong gia đình. Cụ thể ngón cái sẽ dùng để chỉ ông bà, bố mẹ, anh chị em ruột. Bé có thể ôm hôn hoặc đồng ý để các thành viên trong nhà hỗ trợ vệ sinh cá nhân.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Ngón trỏ: Tượng trưng cho thầy cô, bạn bè ở trường lớp hoặc họ hàng của gia đình. Bé có thể vui chơi thoải mái nhưng không được chạm vào vùng kín.

Ngón giữa: Người quen biết nhưng ít khi gặp như hàng xóm, bạn bè của cha mẹ. Những người này, bé chỉ cần chào hỏi lễ phép, không tiếp xúc gần.

Ngón áp út: Những người lần đầu gặp gỡ và bé chỉ nên dừng lại ở mức vẫy tay chào.

Ngón út: Người lạ có dấu hiệu nguy hiểm. Khi đó bé nên tránh xa, hét to để thông báo với mọi người xung quanh.

Dạy trẻ kỹ năng phòng chống xâm hại thông qua “Quy tắc 5 ngón tay”

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Dạy trẻ tự bảo vệ bản thân là một nhiệm vụ quan trọng mà bố mẹ nên làm sớm. Tuy nhiên, để trẻ nằm lòng những quy tắc này, đòi hỏi sự kiên trì của bạn. Khi trẻ tự tin trang bị đủ kỹ năng bảo vệ này, trẻ có thể vững vàng tiếp xúc với mọi thứ xung quanh. Bố mẹ cũng có thể yên tâm để con khám phá thế giới và ngày một trưởng thành.

Xem thêm

Quy tắc Đồ Lót: Học mẹ Anh Quốc dạy con cách bảo vệ bản thân khỏi nạn ấu dâm?

AN TOÀN INTERNET - Làm sao để bảo vệ con trên mạng Internet?

Sai lầm cha mẹ thường mắc phải trong cách dạy con

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Hòa Đặng