Dạy trẻ học chữ cái với 5 bí quyết đơn giản dễ áp dụng

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mẹ có thể dạy trẻ học chữ cái và giúp bé biết đọc ngay cả khi chưa vào tiểu học chỉ với những bí quyết nho nhỏ nhưng vô cùng hữu ích này.  Sau đây là chia sẻ về quá trình kiên nhẫn dạy trẻ học chữ cái và biết đọc thành công của một người mẹ

Chị Hương, một bà mẹ có con biết đọc thành thạo từ khi 5 tuổi cho biết:

"Hai bé nhà mình, một bé 6 tuổi và một bé 9 tuổi đều biết đọc khá sớm. Tất nhiên so với các bé có năng khiếu đặc biệt biết đọc từ năm 3 tuổi thì con mình chưa đến mức độ đó nhưng về cơ bản thì các bé đều có khả năng nhớ mặt chữ và tự đánh vần được khi mới 4 tuổi rưỡi - 5 tuổi.

Sau quá trình dạy cho hai con, mình đã đúc kết được một số kinh nghiệm hữu ích mà mình nghĩ rằng ông bố bà mẹ nào cũng có thể áp dụng để dạy trẻ học chữ cái và tập đọc với bất kỳ ngôn ngữ nào, dù đó là tiếng Việt hay tiếng Anh".

Cách dạy trẻ học chữ cái ngay từ khi còn là một thai nhi

1. Đọc sách cho con ngay từ nhỏ - Nền tảng giúp trẻ thích đọc và biết đọc sớm

Nuôi dưỡng thói quen đọc sách là một phần không thể thiếu nếu bạn muốn "con chữ ngấm dần" vào trẻ như một hơi thở tự nhiên.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Ngay từ khi mang thai, ba mẹ có thể đọc sách thành tiếng cho con hàng ngày như truyện thiếu nhi, những bài thơ có vần điệu dành cho trẻ. Điều này không những giúp bé phát triển khả năng ngôn ngữ mà còn giúp bé làm quen với thói quen đọc sách ngay từ khi mới chỉ là một em bé trong bụng mẹ.

Khi con chào đời, ba mẹ nên đặt những giá sách nhỏ nhưng chắc chắn với các loại sách có kích thước hình ảnh, con chữ dễ nhìn ở góc trong nhà, trong phòng bé. Hãy để trẻ cảm nhận được rằng, sách cũng là một loại đồ chơi không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của bé.

Trong 1 năm đầu đời, công việc của ba mẹ chính là tạo ra được một khung giờ đọc sách cố định dành cho bé. Chọn khoảng thời gian bé đã ăn no, vui vẻ, cầm sách, chỉ theo từng chữ và hình ảnh rồi đọc cho bé nghe. Từ 5 phút tăng dần lên 10 phút rồi 20 phút, ...

Chỉ cần lặp đi lặp lại thói quen này hàng ngày thì đến tháng 10, 11 tháng tuổi là hầu hết các bé sẽ tự động ngồi giở tranh xem sách như một hoạt động yêu thích.

2. Dạy trẻ học chữ cái thông qua trò chơi, sở thích

Ba mẹ có thể mua con chữ với nhiều màu sắc để trang trí phòng cho bé, dánh tranh bảng chữ cái lên tường, chuẩn bị sẵn những bộ đồ chơi có chữ cái, dán các từ chỉ đồ vật lên đồ dùng trong nhà,...

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tất cả những điều này đều nhằm biến chữ cái hay các con số trở thành một phần cuộc sống của trẻ. Khi con bắt đầu tò mò con sẽ hỏi đây là cái gì, đây là hình gì, ... ba mẹ cần chịu khó giảng giải, lắng nghe và trả lời các câu hỏi của trẻ.

Điều quan trọng nhất chính là ba mẹ cần nắm bắt được hứng thú đọc của trẻ để tập trung vào chủ đề mà con yêu thích, khơi gợi con quan tâm tới chủ đề đó và lồng các từ, con chữ vào sở thích của bé.

Dạy trẻ học chữ cái ngay từ nhỏ

3. Duy trì thói quen tiếp xúc với chữ cái hàng ngày như một nếp sinh hoạt cố định

Thực ra trẻ có thể học và nhớ được mặt chữ cái rất sớm bởi theo nghiên cứu của các nhà giáo dục Nhật Bản, trong độ tuổi 0-3, trẻ có khả năng ghi nhớ và bắt chước vô cùng cùng tuyệt vời.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mẹo là ba mẹ cần lặp đi lặp lại các hoạt động liên quan đến chữ cái cho bé hàng ngày. Nếu dẫn trẻ ra ngoài chơi, hãy chỉ cho bé thấy các bảng hiệu, đọc cho bé nghe những chỉ dẫn, đưa cho bé xem những mẩu chữ ngộ nghĩnh, ...

Quá trình này sẽ bắt đầu phát huy kết quả khi bé lên 3 - 4 tuổi. Ba mẹ sẽ không khỏi bất ngờ khi nhận thấy bé đã hoàn toàn có thể ghi nhớ được con chữ mà không cần phải cố gắng ép buộc trẻ học gì cả.

4. Biến đánh vần thành trò chơi

Thông qua đọc sách ngay khi còn nhỏ, vốn từ vựng của trẻ sẽ phát triển một cách vượt bậc khi bước sang độ tuổi mầm non.

Lúc này hãy dạy trẻ đánh vần các từ mà bé đã quen thuộc. Chẳng hạn, mẹ và bé đang chơi, mẹ có thể chỉ vào đồ chơi con cá và nói "Con cá đang bơi kìa con. Cờ-a-ca-sắc-cá, ..." Lồng ghép hàng ngày từ ít đến nhiều thì dần dần bé sẽ tự có khả năng ghép vần và đánh vần được.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

5. Tập viết song song với tập đọc khi con có dấu hiệu sẵn sàng

Dấu hiệu cho thấy bé đã sẵn sàng với việc học đọc là trẻ tỏ ra hứng thú với con chữ, trẻ thích hỏi ba mẹ đây là chữ gì, đọc như thế nào, ...

Nếu kiên trì thực hiện được 4 bước trên thì tầm 5 tuổi là hầu hết các bé sẽ "chịu" ngồi vào bàn để tập viết cùng với tập đọc.

Tuy nhiên, ba mẹ không cần cố bắt ép bé mà chỉ cần tập mỗi ngày một ít là đủ. Quy tắc quan trọng mà ba mẹ cần nắm vững là "tập mỗi ngày 10 phút sẽ hiệu quả hơn là 1 tuần tập 2-3 buổi, mỗi buổi đánh vật cả tiếng đồng hồ".

Chỉ có sự đều đặn mới tạo ra kết quả tuyệt vời nhất, đây cũng chính là cách mà các lớp học Kumon, Gakken của Nhật Bản áp dụng khi dạy trẻ học Toán, tiếng Anh, tiếng Nhật, ...

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm bài liên quan

Khi nào nên cho trẻ học đọc và viết? Giáo sư tâm lý từ ĐH.California sẽ chỉ bạn!

Lớp 1- Học đánh vần tiếng Việt theo sách công nghệ giáo dục thế nào?

Phương pháp dạy trẻ biết đọc sớm: Những lợi ích bất ngờ

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Minh Hương