Dạy con thành người tử tế - mối lo của cha mẹ thời hiện đại

Làm thế nào để nuôi dạy con em mình trở thành một người tử tế và giàu lòng nhân ái khi đau khổ và chán nản đang bủa vây lấy chúng?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Dạy con thành người tử tế - mối lo của cha mẹ thời hiện đại

Trước những dòng tít cực đoan, những chia rẽ ngấm ngầm đầy rẫy trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhiều người tự hỏi điều gì đang diễn ra trong xã hội của chúng ta. Những phẩm chất tốt đẹp như tình thương và sự cảm thông liệu có còn tồn tại?

Nhiều bậc phụ huynh có chung một câu hỏi: Làm thế nào để nuôi dạy con em mình trở thành một người tử tế và giàu lòng nhân ái khi đau khổ và chán nản đang bủa vây lấy chúng?

HuffPost đã tham khảo ý kiến các nhà tâm lý học, các bậc phụ huynh và chuyên gia về phương pháp dạy trẻ biết yêu thương và đồng cảm.

Bàn về Cảm xúc

"Cánh cửa của sự đồng cảm là khả năng nhận biết cảm xúc", ý kiến của Michele Borba, một nhà tâm lý học giáo dục và là tác giả của nhiều cuốn sách nuôi dạy con, bao gồm cả UnSelfie: Why Empathetic Kids Succeed in Our All-About-Me World (Không selfie: Tại sao trẻ biết cảm thông thành công trong thế giới “Tôi là trung tâm”)

Một cách đơn giản để thúc đẩy khả năng nhận biết cảm xúc là khuyến khích trẻ giao tiếp trực tiếp trong thời đại tin nhắn thông minh như ngày nay.

“Những đứa trẻ trong thời đại kỹ thuật số không nhất thiết phải có cảm xúc khi chúng chọn biểu tượng emoji khi nhắn tin,” Borba nói. "Hãy tạo quy tắc luôn luôn nhìn vào mắt người đối diện bởi điều đó sẽ giúp con bạn hiểu được cảm xúc của người khác."

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Một khía cạnh quan trọng khác là dạy trẻ xác định cảm xúc của chính mình từ sớm. “Sử dụng ngôn ngữ biểu cảm với trẻ. Nói những câu đại loại như, “Mẹ thấy con có vẻ đang chán nản”, hoặc “Con đang thực sự nổi khùng ” Laura Dell, giáo sư tại Đại học Giáo dục Cincinnati chia sẻ với HuffPost.

“Trước khi trẻ có thể nhận biết và cảm thông với người khác, chúng cần phải hiểu được cảm xúc của chính mình”, bà cho biết thêm.

"Một khi trẻ có thể tự xác định cảm xúc, chúng sẽ phát triển khả năng tự điều chỉnh để kiểm soát cảm xúc của chính mình - và bước tiếp theo là hiểu được cảm xúc của người khác."

Ravi Rao, một nhà giải phẫu thần kinh nhi khoa và là người dẫn chương trình cho trẻ em, tin rằng cha mẹ nên dạy con về cảm xúc nhiều như dạy về màu sắc và số đếm.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

“Bạn thường thấy nhiều bậc cha mẹ dắt con trong công viên và tận dụng mọi cơ hội để hỏi con, 'Áo khoác của người kia có màu gì? ' 'Xe buýt màu gì? ' 'Có bao nhiêu cây?”.

“Bạn cũng có thể dạy con nhận biết cảm xúc bằng cách hỏi những câu như ‘Con có thấy người phụ nữ đó không? Trông cô ấy có vui hay buồn? ”

Rao cũng khuyên bạn nên chơi trò “đoán cảm xúc” ở nhà bằng cách làm gương mặt vui vẻ hoặc buồn và yêu cầu con xác định cảm xúc. "Bạn sẽ luyện được cho con phản xạ chú ý đến các tín hiệu trên khuôn mặt của người khác."

Nhà tâm lý học Borba đưa ra lời khuyên: Một khi trẻ nhạy cảm hơn, bạn có thể hỏi chúng về cảm xúc của người khác. Những câu hỏi như: ‘Con nghĩ Tommy sẽ cảm thấy như thế nào con lấy đồ chơi của bạn ấy? ’, hoặc ‘ Mẹ rất buồn khi con đánh mẹ'.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tận dụng các phương tiện thông tin đại chúng

“Xem tivi hoặc đọc sách cùng nhau là một cơ hội tuyệt vời để nuôi dưỡng sự đồng cảm”, theo Madeleine Sherak, một nhà giáo đã nghỉ hưu và là tác giả của Superheroes Club, một cuốn sách về giá trị của lòng tốt dành cho trẻ em.

"Hãy thảo luận các tình huống về các nhân vật tốt bụng, biết đồng cảm, và tương tự, bàn về các trường hợp khi nhân vật bị tổn thương hay ích kỷ" bà đề nghị. "Cùng thảo luận về cảm xúc của các nhân vật, kịch bản tích cực khi tình huống được xử lý ổn thỏa và đảm bảo rằng tất cả các nhân vật đều được đối xử tử tế."

Cùng nhau thảo luận về sách, phim và chương trình truyền hình là một cách tuyệt vời để bồi dưỡng sự đồng cảm.

Borba khuyên bạn nên tham khảo các bộ phim và sách văn học giàu tính nhân văn như Ngày thứ Tư bất ngờ, Charlotte và Wilbur, Phù thủy Harry Potter, Giết con chim nhại.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Làm gương cho trẻ

Rao cũng lưu ý rằng cha mẹ cần phải dạy dỗ con cặn kẽ và làm gương cho trẻ.

“Trẻ sẽ hiểu được nhiều hơn những gì bạn nói. Bạn luôn nói với con, "Hãy chú ý đến cảm xúc của người khác", nhưng nếu đứa trẻ không cảm nhận được hành động đó từ cha mẹ, chúng không nhất thiết phải làm theo" ông giải thích.

Rao nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cha mẹ sử dụng ngôn ngữ để truyền đạt trạng thái cảm xúc của mình bằng cách nói những câu như, “Hôm nay, mẹ rất buồn” hoặc “Hôm nay, mẹ thực sự thất vọng.” Chúng cũng có thể thực hành sự đồng cảm khi nhập vai trong trò chơi búp bê hoặc nhân vật hành động khác.

Theo giáo sư Dell, cha mẹ cần nhận ra và tôn trọng cảm xúc của con mình.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

"Muốn trẻ biết đồng cảm, chúng ta cần thể hiện điều đó với chúng trước". “Sẽ khá khó khăn cho phụ huynh khi cố gắng yêu cầu con mình mặc quần áo chỉnh tề để bước ra khỏi nhà vào buổi sáng. Nhưng hãy thử tạo ra sự khác biệt bằng cách tạm ngăn con lại và giải thích,

“Mẹ biết các con sẽ buồn khi không thể xem hết 'Curious George' sáng nay, nhưng nếu mình xem xong thì ta sẽ muộn học mất, mà việc đến trường đúng giờ lại vô cùng quan trọng”

"Điều đó không có nghĩa lúc nào bạn cũng nhượng bộ trẻ, hãy nắm bắt tâm lý của trẻ trước khi xử lý tình huống", bà cho biết thêm.

Công nhận hành động của trẻ

“Phụ huynh thường khen ngợi trẻ về điểm số mà các con đạt được qua các bài kiểm tra. Tuy nhiên cha mẹ cũng nên khuyến khích con phát triển tư duy đồng cảm,” Borba lưu ý rằng khi trẻ em làm những việc tốt và chu đáo, cha mẹ có thể dừng việc mình đang làm lại một lúc để tán thưởng điều đó.

“Hãy nói,‘ Ồ, con thật tốt bụng khi dừng lại để giúp cậu bé đó. Con có thấy cậu ấy vui mừng như thế nào không? ” Borba giải thích. “Con trẻ sẽ nhận thức được cách quan tâm tới người khác, bởi vì bạn đang nói về nó. Chúng sẽ thấy mình là người biết quan tâm và hành vi vừa rồi là thể hiện cho điều đó. ”

Dạy con sự khác biệt

"Cha mẹ phải giúp con mình lớn lên và phát triển trong một xã hội đa dạng thông qua việc giáo dục và tiếp xúc với những người khác, cho dù khác biệt về văn hóa, dân tộc, tôn giáo, về thể chất hay khả năng ", Sherak nói.

Tận dụng các cơ hội để cho con tiếp xúc với sự đa dạng trong cộng đồng.

Có nhiều cách để cho trẻ tiếp xúc với sự đa dạng của thế giới - như cho con đọc sách, xem phim và xem chương trình truyền hình, ăn uống tại nhà hàng với các món ăn khác nhau, tham quan bảo tàng, tham gia các nhóm tình nguyện, tham dự các sự kiện tổ chức bởi nhiều tôn giáo hoặc dân tộc khác nhau.

"Điều quan trọng là phải theo dõi các hoạt động đó với các cuộc thảo luận mở, các câu hỏi và mối quan tâm bổ sung, nếu có," Sherak nói. “Việc thảo luận về sự khác biệt trong bối cảnh môi trường và kinh nghiệm của trẻ trong gia đình, ở trường học, trong khu phố, và trong cộng đồng rộng lớn hơn cũng rất có giá trị.”

Phụ huynh có thể yêu cầu các trường học tại địa phương nâng cao nhận thức về văn hóa trong chương trình giảng dạy của họ, Rao nói.

“Chúng tôi cũng phải loại bỏ những câu chuyện cười về phân biệt chủng tộc và văn hóa”. “Có lẽ trước đây, những câu chuyện cười về chủng tộc như Archie Bunker dường như có thể chấp nhận được và là một phần của những câu chuyện phiếm trong gia đình.

Nhưng điều đó thực sự làm mài mòn sự đồng cảm nếu suy nghĩ đầu tiên mà một đứa trẻ học được là sự phân biệt chủng tộc thông qua một câu chuyện hài hước. Sau đó thì dù có dùng nhiều việc tích cực khác cũng khó có thể giúp trẻ vượt qua được ấn tượng này”

Thành thật với những sai lầm

"Nếu cha mẹ phạm lỗi như là cư xử thô lỗ với người nào đó hay làm loạn tại quầy thanh toán của một cửa hàng, tôi nghĩ bạn nên thừa nhận với trẻ rằng mình đã sai", Dell nói.

Sau đó, cha mẹ có thể nói chuyện với con, chẳng hạn như, "Mẹ cá là cô ấy cầm rất nhiều thứ trên tay. Lúc đó có rất nhiều người ở cửa hàng. Lẽ ra mẹ phải cư xử nhẹ nhàng hơn.”

Thừa nhận và nói về sai sót của mình trước mặt trẻ giúp tạo ấn tượng với trẻ. “Con của bạn ở ngay đó chứng kiến mọi chuyện,” Dell giải thích. "Thành thực với sai lầm giúp bạn trở nên tử tế hơn với những người xung quanh."

Để yêu thương trở thành một hoạt động của gia đình

Các gia đình hãy thể hiện lòng tốt từ những thói quen nhỏ như dành thời gian vào bữa tối mỗi ngày để yêu cầu mọi người cùng chia sẻ hai điều họ đã làm.

Viết ra những cách đơn giản để thể hiện sự quan tâm mà mọi có thể cùng nhau thảo luận. Chơi trò chơi cờ bàn cũng là một cách để học cách hòa thuận với mọi người.

Borba cũng khuyến khích hoạt động tình nguyện cùng gia đình hoặc các hoạt động khác mà trẻ sẽ học được cách “cho đi”.

 "Nếu con bạn là một tín đồ của thể thao, thì việc giúp bé làm nghệ thuật và thủ công cùng với một đứa trẻ ít có cá tính hơn có thể không phù hợp, nhưng bạn có thể tạo các cơ hội khác để trẻ tiếp xúc với nhau, chúng sẽ tìm ra điểm chung", cô giải thích.

"Giúp chúng nhận ra rằng việc cho đi còn tốt đẹp hơn là nhận được."

Các gia đình cũng có thể viết ra các tuyên ngôn nhiệm vụ của mình, Thomas Lickona, một nhà phát triển tâm lý học và là tác giả của How to Raise Kind Kids: And Get Respect, Gratitude, and a Happier Family in the Bargain gợi ý:

“Đó là một tập hợp các tuyên bố dưới dạng ‘chúng tôi’thể hiện các giá trị và đạo đức mà bạn cam kết sống - ví dụ:‘ Chúng tôi thể hiện lòng tốt thông qua các từ ngữ và hành động tử tế”; "Chúng tôi nói xin lỗi khi chúng tôi làm tổn thương cảm xúc của ai đó '; "Chúng tôi tha thứ và bù đắp cho nhau sau khi tranh cãi"

Lickona cũng đề nghị mọi người phải chịu trách nhiệm về giá trị gia đình tại các cuộc họp gia đình hàng tuần và tập trung vào các câu hỏi như “Chúng ta đã dùng những từ ngữ tử tế như thế nào trong tuần này?” Và “Điều gì giúp ta không nói những lời tồi tệ khi chúng ta đang buồn bực ai đó?”

"Khi trẻ trót nói những từ ngữ không tốt - hãy nhẹ nhàng yêu cầu trẻ "nói lại", ông nói. “Con có thể nói chuyện đó một cách tử tế hơn với em gái của con chứ?”

Hãy nói rõ rằng bạn đang yêu cầu trẻ làm lại không phải có ý làm trẻ xấu hổ, mà là để trẻ có cơ hội làm được tốt hơn. Sau đó cảm ơn trẻ vì đã làm như vậy. ”

Và một lời khuyên khác từ Lickona: Hãy nhìn xung quanh

“Ngay cả trong thời đại văn hóa thường xuyên va chạm, giận dữ, và bạo lực như ngày nay, vẫn có những hành động tử tế xung quanh chúng ta. Cha mẹ nên cho trẻ thấy điều này,” ông nói.

"Hãy cho con biết rằng những từ ngữ và hành động tử tế sẽ tạo nên một cuộc sống tốt đẹp hơn dù chỉ là những hành động nhỏ - như giữ cửa cho ai đó, hoặc nói "cảm ơn" tới những nhân viên phục vụ”.

Nguồn: www.huffpost.com 

Theo: https://vn.theasianparent.com

Xem thêm các bài viết liên quan:

Góc bình yên cho con – Xây dựng kỹ năng bình tĩnh và kiểm soát cảm xúc

Cùng mẹ Nhật dạy con: “5 phút thủ thỉ” và “cái ôm 8 giây”

Tâm lý – cảm xúc của bé 4 tuổi

 

 

 

Bài viết của

Mecoca