Dạy con thông minh bằng cách nào? Nhà tâm lý học tại Đại học Havard tiết lộ 7 cách siêu dễ

Trẻ em học một cách tự nhiên bằng cách xem, chơi và hơn hết là bằng cách "sao chép" người lớn. Đó là một cách học hiệu quả và mang lại cho trẻ cảm giác tự chủ. Vì vậy, hãy giao cho trẻ một cây chổi hoặc xẻng làm vườn để tập làm quen. Đây là cách dạy con thông minh từ nhỏ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cách dạy con thông minh từ nhỏ theo các phương pháp đơn giản đi từ thực tế khiến trẻ yêu thích và kích thích sự tìm tòi, sáng tạo, tiếp thu của trẻ. Cha mẹ hãy tạo ra một thế giới – cả vật chất và xã hội – phong phú để phát triển não bộ cho bé theo hướng linh hoạt và vững chãi.

  • Hãy là người làm vườn, không phải là thợ mộc
  • Nói chuyện và đọc thật nhiều cho bé nghe
  • Giải thích cho bé hiểu
  • Mô tả hoạt động, đừng mô tả con người
  • Làm gương cho con
  • Cho trẻ tiếp xúc (an toàn) với nhiều người
  • Hãy khen trẻ

Dạy con thông minh bằng 7 cách sau đây từ lời khuyên của Tiến sĩ Lisa Feldman Barrett, nhà thần kinh học, kiêm nhà tâm lý học đang làm việc tại Trường Y Harvard và Bệnh viện Đa khoa Massachusetts sẽ giúp cha mẹ nhận ra rằng những hành động nhỏ sẽ mang lại lợi ích lớn. Dựa trên nhiều năm nghiên cứu về khoa học thần kinh và tâm lý học, đây là bảy quy tắc nuôi dạy con cái giúp con bạn xây dựng một bộ não linh hoạt và vững chắc.

1. Hãy là người làm vườn, không phải là thợ mộc

Thợ mộc chạm khắc gỗ thành hình dạng họ muốn. Những người làm vườn lại giúp mọi thứ tự phát triển bằng cách trồng trọt.

Tương tự như vậy, cha mẹ có thể “điêu khắc” con mình thành một người cụ thể nào đó, chẳng hạn như một nghệ sĩ vĩ cầm. Hoặc cha mẹ có thể cung cấp một môi trường khuyến khích sự phát triển lành mạnh của trẻ.

Bạn có thể muốn con mình chơi đàn violin, nhưng việc ép chúng tham gia các bài học (tương tự như cách làm của người thợ mộc) đều có thể tạo nên một nghệ sĩ chơi đàn điêu luyện, hoặc một đứa trẻ ghét âm nhạc.

Bạn có thể chưa biết:

Sai lầm cha mẹ thường mắc phải trong cách dạy con

Cách dạy con học lớp 1 ở nhà giúp con tập trung, tiếp thu hiệu quả

Hãy là người làm vườn, không phải là thợ mộc

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cách tiếp cận của người làm vườn là sẽ tạo ra nhiều cơ hội tiếp cận âm nhạc cho con và xem cơ hội nào khơi dậy sự quan tâm của trẻ. Trẻ có thích đập xoong nồi không? Có thể con bạn là một tay trống trong một ban nhạc sắp nổi đấy!

Khi bạn hiểu loại cây mình đang trồng, bạn có thể “điều chỉnh đất” để nó bén rễ và phát triển.

2. Nói chuyện và đọc thật nhiều cho bé nghe

Cách dạy con thông minh từ sơ sinh như thế nào? Nghiên cứu cho thấy rằng, ngay cả khi trẻ chỉ mới vài tháng tuổi và không hiểu nghĩa của từ, bộ não của chúng vẫn hoạt động.

Điều này trả lời cho câu hỏi các cha mẹ có con kiệt xuất dạy con thông minh bằng cách nào. Khi não bộ của trẻ được xây dựng một nền tảng trong hệ thần kinh cho việc học của trẻ sau này, thì trẻ càng nghe nhiều từ vựng thì hiệu quả càng lớn. Trẻ cũng sẽ có vốn từ vựng và khả năng đọc hiểu tốt hơn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Dạy chúng “từ ngữ cảm xúc” (tức là “buồn, vui, thất vọng”) thì càng có lợi hơn. Trẻ càng biết nhiều, trẻ càng linh hoạt hơn.

Hãy khuyến khích bé suy nghĩ, hành động và nghiên cứu cảm xúc của người khác. “Con thấy bạn đang khóc không? Bạn đang đau vì ngã trầy đầu gối. Bạn chắc sẽ buồn và muốn được cha mẹ ôm đó.”

3. Giải thích cho bé hiểu

Cha mẹ có thể thấy mệt khi trẻ liên tục hỏi, “Tại sao?” Nhưng khi bạn giải thích điều gì đó với trẻ, bạn cũng tiếp thu một điều gì đó mới mẻ từ trang sách ra thế giới thực. Bộ não hoạt động hiệu quả hơn khi nó dự đoán tốt hơn.

Tránh trả lời các câu hỏi “Tại sao” của con bằng “Cha/Mẹ đã nói rồi!” hoặc “Cha mẹ nói là phải nghe!” để trẻ hiểu lý do mình phải cư xử theo một cách cụ thể, hoặc điều chỉnh hành động của mình tốt hơn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Giải thích những câu hỏi của trẻ

Nếu tất cả những gì trẻ biết là: “Con không nên ăn hết bánh quy vì người lớn đã nói như vậy và con sẽ bị la” thì lý do đó có thể không hữu ích khi cha mẹ không có mặt.

Sẽ tốt hơn nếu trẻ hiểu: “Con không nên ăn hết bánh quy vì nếu vậy các em sẽ không có để ăn” Lý luận này giúp trẻ hiểu hậu quả của hành động của mình và nuôi dưỡng sự đồng cảm.

4. Mô tả hoạt động, đừng mô tả con người

Khi các con đánh nhau, thì dạy con thông minh bằng cách nào? Đừng gọi trẻ là “hư đốn”. Hãy giải thích cụ thể: “Đừng đánh em con. Con đang làm em buồn và khó chịu. Hãy xin lỗi em đi.”

Quy tắc áp dụng tương tự với lời khen ngợi. Đừng khen trẻ là “Con giỏi quá”, mà hãy khen hành động của trẻ: “Con không đánh anh là đúng đấy!” Những loại từ ngữ này sẽ giúp não bộ của trẻ xây dựng các khái niệm hữu ích hơn về hành động và bản thân.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Một gợi ý khác là mô tả hành động của các nhân vật trong truyện. Khi một nhân vật không nói sự thật, đừng nói: “Sam là kẻ nói dối”, mà hãy nói: “Sam đã nói dối. Con có biết sao Sam lại làm như vậy không? Những người khác sẽ cảm thấy thế nào nếu họ phát hiện ra? Họ có nên tha thứ cho Sam không?”

Bằng cách thu hút sự tò mò, thay vì cho con biết luôn, bạn đang dạy trẻ sự linh hoạt mà chúng cần trong các tình huống thực tế.

5. Làm gương cho con

Bạn có để ý rằng một số công việc tưởng chừng như phù hợp với bạn (tức là dọn dẹp nhà cửa hoặc làm cỏ vườn) đều giúp bạn dạy con thông minh hơn.

Cách dạy con thông minh từ nhỏ

Trẻ em học một cách tự nhiên bằng cách xem, chơi và hơn hết là bằng cách “sao chép” người lớn. Đó là một cách học hiệu quả và mang lại cho trẻ cảm giác tự chủ. Vì vậy, hãy giao cho trẻ một cây chổi hoặc xẻng làm vườn để tập làm quen.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

6. Cho trẻ tiếp xúc (an toàn) với nhiều người

Trong thời đại 4.0 này, thì dạy con thông minh bằng cách nào khi không còn biên giới của ngôn ngữ? Cùng với những người mà con bạn thường gặp – ông bà, cô dì chú bác, bạn bè v.v – hãy cố gắng cho trẻ tiếp xúc với nhiều người nhất có thể, đặc biệt là khi chúng còn là trẻ sơ sinh.

Bạn có thể chưa biết:

Dạy con theo phương pháp Shichida từ 0-3 tuổi

Dạy con nhận biết số – khó mà không khó với 5 bước sau

Theo nghiên cứu, những em bé tiếp xúc thường xuyên với những người nói các ngôn ngữ khác nhau có thể giúp não bộ ghi nhớ lại các vốn từ vựng,  giúp chúng dễ dàng học các ngôn ngữ khác trong tương lai.

Tương tự, những em bé nhìn thấy nhiều khuôn mặt hơn có thể tự phân biệt và ghi nhớ nhiều loại người hơn trong cuộc sống. Đây có thể là cách nuôi dạy con thông minh vừa bao dung và chống phân biệt chủng tộc đơn giản nhất.

7. Hãy khen trẻ

Trẻ em thích tự mình thử mọi thứ mà không cần bạn giúp đỡ, chẳng hạn như mặc quần áo hoặc chơi xếp hình. Điều này là tốt. Hãy để con tự phát triển sự tự chủ.

Ngay cả những hành động có vẻ sai trái cũng có thể là nỗ lực của trẻ để hiểu tác hại của nó. Khi con gái của bạn ném trái banh xuống sàn và đợi mẹ đến nhặt lên, có thể trẻ không hề “ra lệnh” cho bạn, mà có thể trẻ đang học về vật lý của lực hấp dẫn. Trẻ cũng biết rằng hành động của mình có ảnh hưởng đến người khác. Vì vậy, hãy giải thích cho trẻ và hỏi han khi cần thiết.

Nếu bạn luôn có mặt, hướng dẫn và quan tâm đến mọi nhu cầu của con, thì chúng sẽ không phải học cách tự làm mọi việc. Cách dạy con phát triển trí não như trên không hề khó khăn mà còn giúp cha mẹ gắn kết hơn với trẻ.

Mang thai con, sinh con ra đời là một hành trình khó khăn nhưng dạy con là quãng hành trình lâu dài và thử thách hơn mà các bậc làm cha mẹ nào cũng phải trải qua. Cha mẹ nào cũng muốn nuôi dạy con cái hạnh phúc, thành đạt để con có một tương lai, một cuộc sống tươi sáng. Đối với sự tiếp thu của một đứa trẻ, trí thông minh do di truyền chỉ chiếm 1 phần rất nhỏ, quan trọng là sự kiên trì dạy dỗ của cha mẹ cùng sự phấn đấu sau này của chính con. Tuy nhiên, cha mẹ nên nhớ không nên gò ép trẻ vào bất cứ một khuôn khổ nào, nhất là trẻ sơ sinh. Việc kích thích trí tuệ của bé theo mức độ phát triển của chúng sẽ giúp khuyến khích trẻ học mà không gây cản trở sự tăng trưởng, phát triển và hạnh phúc về cảm xúc của trẻ.

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Sofia