Dạy bé cách xem đồng hồ là một trong những bài học đầu tiên để biết quý trọng thời gian. Cách dạy tưởng chừng như khó nhưng lại đơn giản.
Những năm tháng đầu đời là quãng thời gian trẻ tự mình học hỏi và tìm hiểu về thế giới xung quanh. Trong quãng thời gian này, bằng cách học hỏi từ bố mẹ và những người xung quanh, trẻ sẽ tự bổ sung cho mình nhiều kỹ năng cần thiết khác nhau.
Tuy nhiên, việc hiểu và nắm bắt được cách xem đồng hồ cũng như ý nghĩ về thời gian không phải là điều trẻ có thể tự học hỏi được mà cần phải có sự hướng dẫn của bố mẹ. Bởi càng biết sớm về cách xem giờ, trẻ sẽ càng biết quý trọng từng giây, từng phút đang sống và học tập.
Khi nào dạy bé cách xem đồng hồ là hợp lý?
Khi còn nhỏ, trẻ con thường vẫn chưa quen thuộc lắm với khái niệm về thời gian. Ví dụ như vẫn không biết cần bao nhiêu thời gian để hoàn thành một công việc hoặc để đi từ nơi này đến nơi khác.
Lớn lên một chút, con sẽ bắt đầu biết khái niệm về thời gian. Đặc biệt là khi con đi học. Từ việc chuẩn bị đến trường, đến việc chơi trò chơi điện tử, mỗi việc sẽ giúp trẻ hiểu thêm được một chút về thời gian. Cũng chính lúc này, bố mẹ cần dạy cho trẻ biết cách đọc đồng hồ để có thể quản lý được thời gian hàng ngày của bản thân.
Nếu có thể, hãy dạy con từ sớm. Khi con bắt đầu nhận biết chữ số.
Dạy bé cách xem đồng hồ đơn giản và khoa học nhất
Có nhiều cách để dạy bé xem đồng hồ. Song, tùy từng bé mà bạn có thể áp dụng cách nào cho phù hợp. Dưới đây là hai cách thông minh và đơn giản nhất.
Cách một: Giáo cụ trực quan
– Đầu tiên, mẹ chỉ cho bé cách xem kim giờ
– Xoay kim phút chỉ về số 12 rồi di chuyển kim giờ tới các vị trí khác nhau trên đồng hồ.
– Giải thích với trẻ rằng mỗi khi kim phút chỉ tới số 12. Lúc đó là mấy giờ. Để trẻ tự di chuyển kim giờ vòng quanh cho đến khi trẻ đọc giờ dễ dàng hơn.
– Chỉ cho bé kim dài hơn là kim phút. Giữ cho kim giờ cố định, di chuyển kim phút xung quanh và giải thích với trẻ mỗi vị trí kim phút sẽ gọi là gì.
– Bắt đầu với việc di chuyển kim phút ở các vị trí 5 phút. Khi trẻ đã hiểu được điều này, hãy tiếp túc với các con số khác như 12 hay 37. Cho phép trẻ di chuyển kim phút vòng quanh và đọc cho tới khi trẻ thuộc và nhận diện nhanh chóng hơn.
– Cuối cùng là dạy trẻ xem kết hợp giữa kim giờ và kim phút. Bắt đầu với các ví dụ đơn giản như 1:30, 4:45, 8:05 trước khi tiến tới các ví dụ phức tạp hơn như 2:37, 12:59. Đặc biệt là với các vị trí mà 2 kim trùng nhau như 1:05.
Việc học bằng giáo cụ trực quan rất dễ vào đầu trẻ. Trẻ không chỉ nhớ lâu mà còn rất thích thú nữa.
Cách thứ hai: Khuyến khích bé tập vẽ
– Dạy trẻ cách vẽ mặt đồng hồ trên giấy. Mẹ hãy cắt một vòng tròn bằng giấy và chia thành 4 phần. Đánh dấu điểm giữa và các mốc chính (12, 3, 6, 9)
– Tạo các vạch tượng trưng cho các số trên đồng hồ. Vẽ một đường từ chính giữa đồng hồ đến phía số 12. Để trẻ tô vẽ những màu sắc khác nhau cho các vạch đó nếu bé muốn. Bắt đầu với màu đỏ ở phía 1 giờ. Lần lượt dùng các màu sắc cầu vồng để làm cho các số được trực quan, dễ nhìn hơn.
– Sử dụng một chiếc chì màu để minh họa cho kim giờ. Di chuyển chiếc bút màu tới các vị trí khác nhau trên đồng hồ. Để trẻ tự di chuyển cây bút màu xung quanh cho đến khi trẻ có thể nhớ và tự đọc.
– Vẽ một chiếc đồng hồ thứ 2 được đánh số từ 1 đến 12 và các vạch đánh dấu tượng trưng cho phút. Đừng chia chiếc đồng hồ này thành các mảnh hay tô màu các phần. Cách này ít ý nghĩa hơn khi học nhận diện số phút.
– Sử dụng một cây bút chì để minh họa cho kim phút. Di chuyển bút tới các vị trí khác nhau quanh đồng hồ và giải thích với trẻ mỗi vị trí được gọi là gì. Hãy bắt đầu với các vị trí đánh dấu 5 phút. Khi trẻ đã hiểu, hãy tiến tới các con số khác như 24 và 51. Cho phép trẻ di chuyển bút chì xung quanh để luyện tập cho đến khi thuộc.
Mẹo để con ghi nhớ về thời gian
Cách để con nhận biết thời gian đơn giản nhất chính là dạy con các buổi trong ngày. Đồng hồ thông thường chỉ hiện thị 12 giờ trong ngày. Vì vậy, trẻ có thể sẽ bối rối khi phải phân biệt giữa 14 giờ và 2 giờ chiều. Thay vì dạy trẻ ngay về thời gian chi tiết, hãy bắt đầu bằng việc giúp con nhận thức khái niệm về các buổi trong ngày mà chúng ta thường đề cập đến khi nói chuyện.
Ở giai đoạn đầu tiên, bạn có thể bắt đầu từ 2 buổi đơn giản nhất là sáng và tối. Sau đó, hãy mở rộng thêm thành các buổi sáng, trưa, chiều, tối và đêm. Những buổi này có thể được trẻ nhận biết nhờ các sinh hoạt diễn ra hằng ngày. Chẳng hạn như đánh răng vào buổi sáng. Ăn trưa vào buổi trưa. Chơi vào buổi tối và ngủ vào ban đêm. Dần dần và đều đặn như vậy, bạn có thể dạy trẻ thêm về buổi sáng sớm hay chiều muộn. Từ đó giúp trẻ nhận biết về khái niệm các buổi trong ngày.
Lời kết
Dạy bé cách xem đồng hồ là một trong những điều cần thiết. Đây cũng là bài học bắt buộc phải dạy con trong những năm đầu đời. Thời gian là vàng là bạc. Đừng để lãng phí bất kỳ giây phút nào cả. Bởi khi dạy con, có nghĩa là bạn đang chia sẻ thời gian tuyệt vời cùng con mà.
Xem thêm:
- Bé 38 tháng tuổi: Mẹo nuôi dạy con và cách giúp con tăng sức đề kháng
- 5 Bí quyết dạy con về lòng trắc ẩn cha mẹ nên áp dụng
- 4 điều khuyên răn bổ ích trong nuôi dạy con cái của Đại Đức Thích Pháp Hòa
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!