Chị em thắc mắc: Đau “gò bồng đào” có phải dấu hiệu cảnh báo ung thư vú?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Đau vú có phải là dấu hiệu của ung thư? Đó là mối bận tâm, sự bất an của nhiều phụ nữ khi xuất hiện triệu chứng đau vú. Thực chất đau vú không phải là một dấu hiệu của ung thư vú và cũng không gia tăng nguy cơ mắc ung thư vú.

Đau “gò bồng đào”  có phải dấu hiệu của ung thư vú?

Đau vú là tình trạng đau, bị mềm hay cảm giác khó chịu ở vú và vùng dưới cánh tay. Đây là một chứng rất thường gặp ở phụ nữ ở mọi độ tuổi, sắc tộc và điều kiện sống khác nhau. Khoảng 70% phụ nữ bị đau vú ở một thời điểm nào đó trong đời. Phụ nữ trẻ và tiền mãn kinh thường bị đau vú hơn mặc dầu đến tuổi sau mãn kinh cũng vẫn có thể bị đau vú. Khoảng 1/10 phụ nữ bị đau vú từ nhẹ đến nặng hơn 5 ngày trong một tháng.

Đau vú có phải là dấu hiệu của ung thư?

Thông thường đau vú được chia làm hai loại: đau vú theo chu kỳ và đau vú không theo chu kỳ. Cả hai loại này đều rất khác nhau cả về nguyên nhân, dấu hiệu, triệu chứng và phương pháp điều trị. Những phụ nữ có kinh nguyệt thường mắc phải đau vú theo chu kỳ, trong khi những phụ nữ đã tới tuổi mãn kinh có thể mắc phải đau vú không theo chu kỳ.

Một số trường hợp phụ nữ bị đau vú nặng suốt cả chu kỳ kinh, rất ảnh hưởng đến sinh hoạt bình thường và cả đời sống tình dục. Đau vú đơn thuần, không kèm triệu chứng gì khác hiếm khi báo hiệu ung thư vú. Thực chất đau vú không phải là một dấu hiệu của ung thư vú và cũng không gia tăng nguy cơ mắc ung thư vú. Đau ngực cũng không lây lan và di truyền qua các thế hệ trong gia đình. Tuy nhiên, bị đau vú không rõ nguyên nhân gây khó chịu hay lo lắng nhiều thì cũng nên gặp thầy thuốc để được kiểm tra.

Những dấu hiệu và triệu chứng của đau vú

Đau vú có thể diễn ra rõ rệt theo chu kỳ kinh; không có chu kỳ nghĩa là đau thường xuyên hay lúc đau lúc không và không liên quan đến chu kỳ kinh; và ngoài khu vực vú như đau cơ thành ngực nhưng vẫn cảm thấy có nguồn gốc từ vú. Những đặc điểm của đau vú có chu kỳ khác với đau vú không có chu kỳ:

Đau vú có chu kỳ: Thường ở cả bên vú và ở toàn bộ vú, nhất là phần trên và phía ngoài của vú, lan ra nách. Có thể cảm thấy đau rất nhạy cảm, sưng hay có đám cứng ở vú đi kèm với đau. Phụ nữ thường mô tả cảm giác đau của mình là âm ỉ, nặng nề, nhiều nhất vào 1-2 tuần trước khi ra kinh, sau đó dễ chịu dần.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Thực chất đau vú không phải là một dấu hiệu của ung thư vú

Đau vú không có chu kỳ: Thường chỉ đau một bên vú và thường khu trú ở một vùng nhất định. Một số khác bị đau vú có tính chất lan tỏa và lan ra nách. Kiểu đau không theo chu kỳ này thường được mô tả dữ dội hơn, có tính chất nhức nhối, buốt nhói và thường gặp ở độ tuổi 40-50 hay sau mãn kinh.

Nguyên nhân gây đau vú

Không thể xác định được nguyên nhân đích thực trong phần lớn trường hợp mặc dầu đã có nhiều giả thuyết.

- Hormone sinh sản: đau vú theo chu kỳ có thể xuất hiện khi bạn đến chu kỳ kinh nguyệt. Đau vú theo chu kỳ thường giảm hoặc biến mất khi mang thai hoặc mãn kinh.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

- Cấu trúc vú: đau vú không theo chu kỳ thường là do cấu trúc của vú, như u nang vú, chấn thương vú hoặc phẫu thuật ngực. Đau ngực cũng có thể bắt đầu bên ngoài vú – ví dụ ở thành ngực, cơ, khớp hay tim – và lan xuống ngực.

- Mất cân bằng axit béo: sự mất cân bằng của các axit béo trong các tế bào có thể ảnh hưởng đến sự nhạy cảm của các mô vú.

- Sử dụng thuốc: một số loại thuốc nội tiết tố, trong đó có một số phương pháp điều trị vô sinh và thuốc tránh thai đường uống, có thể liên quan với đau vú. Ngoài ra, đau vú có thể là do tác dụng phụ của các liệu pháp hormone estrogen. Đau ngực có thể được kết hợp với thuốc chống trầm cảm nhất định, bao gồm cả chất ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI), thuốc chống trầm cảm, chẳng hạn như fluoxetine (Prozac, Prozac Weekly, Sarafem) và sertraline (Zoloft).

- Kích thước vú: phụ nữ với bộ ngực lớn có thể bị đau vú không theo chu kỳ. Cổ, vai và đau lưng có thể đi cùng với đau ngực do ngực lớn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

- Phẫu thuật ngực: đau ngực có thể xảy ra sau khi phẫu thuật ngực, và có thể kéo dài sau khi vết mổ đã lành.

Phương pháp điều trị đau vú

Nếu bạn bị đau vú theo chu kỳ, chứng này sẽ dần thuyên giảm vào cuối chu kỳ kinh nguyệt mà không cần khám hay uống thuốc. Tuy nhiên, ở nhiều phụ nữ, chứng đau vú theo chu kỳ có thể trở lại trong chu kỳ kinh nguyệt tiếp theo.

Nếu bạn bị đau vú không theo chu kỳ, bạn sẽ cần được điều trị bằng một số biện pháp

- Thay đổi chế độ ăn uống (giảm ăn mỡ, hạn chế hay bỏ hẳn dùng cà phê), chườm lạnh, thuốc bổ sung như vitamin E; mang áo nâng vú khi vận động và cả khi ngủ nhất là khi vú nhạy cảm, dễ đau.

Mang áo nâng vú khi vận động và cả khi ngủ nhất là khi vú nhạy cảm, dễ đau

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

- Thuốc giảm đau không có steroid có thể dùng cho kiểu đau không có chu kỳ hay thuốc bôi tại chỗ: Acetaminophen (Tylenol)… Với kiểu đau có chu kỳ nặng, dùng loại thuốc có tác dụng mạnh hơn như Danazol, bromocryptine và tamoxifen.

- Dùng viên thuốc tránh thai hay nếu đang dùng thì điều chỉnh liều lượng thuốc tránh thai hợp lý.

- Bôi kem progestogel cho đau vú do mất cân bằng giữa estrogen và progesterone.

- Ngừng thuốc hay giảm liều nếu đang dùng liệu pháp hormon ở tuổi mãn kinh.

Cuối cùng, cần ghi lại những ngày đau vú và những triệu chứng khác để phân biệt kiểu đau vú và giúp thầy thuốc có cách chữa hiệu quả.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nguồn soha

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của TheAsianParent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Thủy Tiên