Đau lưng khi mang thai, nỗi lo lắng của nhiều mẹ bầu, đặc biệt là từ tháng thứ 5 trở đi khi em bé đã lớn lên rất nhiều. 10 cách dưới đây có thể giúp mẹ giảm thiểu tình trạng này.
- Kiểm soát cân nặng của cơ thể
- Hạn chế đi giầy cao gót
- Tập tư thế bê vật nặng hoặc bế con để hạn chế trình trạng đau lưng khi mang thai
- Tránh đứng quá lâu
- Tập ngồi cho đúng cách
- Lựa chọn đệm ngủ phù hợp
- Trường hợp mẹ quá đau lưng
- Tuyệt đối không kiễng chân với đồ
- Hạn chế căng thẳng
- Chú ý nếu bế bé lớn.
Đau lưng khi mang thai và cảm giác khó chịu của hiện tượng này không phải là vấn đề nghiêm trọng đến mức không có cách xử lý. Cách tốt nhất để xử lý đối với tình trạng này là thực hiện một nếp sinh hoạt với các thói quen tốt để phòng tránh được hiện tượng đau lưng. Mẹ cần tập cho cơ thể cũng như hệ cơ của mình phù hợp với quá trình mang thai. Chú ý đến tư thế giữ thăng bằng, tập di chuyển với các tư thế phù hợp. Rèn cho cơ bụng cũng như xương hông được khỏe mạnh, dẻo dai. Mẹ cần thực hiện các điều này ngay khi bắt đầu mang thai.
1. Kiểm soát cân nặng của cơ thể
Mẹ bầu cần cố gắng tăng cân trong mức tiêu chuẩn, tránh tình trạng tăng cân quá mức. Điều này sẽ khiến cho khung xương phải đỡ một trọng lượng dư thừa không cần thiết. Khi đó, hiện tượng đau lưng sẽ càng dễ xảy ra.
2. Hạn chế đi giầy cao gót
Bắt đầu khi biết mình có bầu, mẹ cần lựa chọn những loại giầy đế bằng phằng, không có gót cao, nhọn. Thông thường bác sĩ khuyến khích các mẹ đi loại giầy chỉ có gót cao tối đa từ 1-2cm là vừa. Nó sẽ giúp cho cơ thể luôn ở trạng thái thăng bằng và trọng lượng cơ thể được đặt ở chính giữa. Vì thế, mẹ đừng quên lựa chọn cho mình những đôi giầy thật thoải mái, đế thấp và dễ chịu trong suốt 9 tháng thai kỳ.
3. Tập tư thế bê vật nặng hoặc bế con để hạn chế trình trạng đau lưng khi mang thai
Các mẹ cần làm việc nhà, bê đồ hoặc bế bé lớn nên lưu ý điều này. Không cúi người xuống bê đồ. Thay vào đó mẹ hay thực hiện như sau:
- Đứng thẳng người và dạng chân bằng vai, gót chân hơi chếch
- Khuỵu gối và từ từ hạ người xuống
- Bê vật bằng cách dùng lực từ tay và vai rồi từ từ đứng lên (không sử dụng lưng).
Nếu mẹ đang bị đau lưng sẵn rồi thì nên tránh bê vật nặng hoặc bế bé từ dưới đất lên. Khi đi chợ mua đồ, hãy chia thành 2 phần và xách cân bằng trên 2 tay sẽ giúp tạo lực cân bằng cho cơ thể.
- Cách nhấc vật nặng để tránh đau lưng khi mang thai
4. Tránh đứng quá lâu
Với các mẹ bầu, nhất là từ 3 tháng giữa trở đi, nên hạn chế đứng lâu trong một thời gian dài. Nếu cần thiết phải đứng thì nên tìm vật gì đó kê lên một chân. Khi mẹ rửa bát hoặc làm các công việc nấu nướng trong bếp mà phải đứng lâu thì cũng nên lót thêm tấm thảm hoặc vải mềm dưới chân.
5. Tập ngồi cho đúng cách
Khi ngồi, lưng sẽ là nơi phải chịu nhiều trọng lực nhất của cơ thể. Do ghế ngồi và tư thế ngồi rất quan trọng. Mẹ cần lưu ý tư thế khi ngồi như sau:
- Chọn loại ghế có lưng tựa và chỗ để tay
- Lót đệm lưng hoặc chỗ ngồi có độ mềm vừa phải, nếu quá mềm cũng rất dễ đau lưng
- Nên hơi ngả lưng ra phía sau ghế
- Không nên để khớp gối ép sát vào thành ghế mà nên thừa ra khoảng 1,2 phân
- Để thêm một ghế thấp hoặc gối, đệm kê chân
- Không nên ngồi lâu quá 1 tiếng đồng hồ. Cần đứng dậy đi lại, thay đổi tư thế rồi hãy tiếp tục ngồi làm việc.
- Cách ngồi giúp mẹ tránh đau lưng khi mang thai
6. Lựa chọn đệm ngủ phù hợp
Khi có bầu, đệm lót giường rất quan trọng. Nếu đệm quá mềm cũng sẽ dễ khiến mẹ bầu bị đau lưng. Tốt nhất là mẹ hãy chọn đệm cứng và nằm nghiêng. Thay đổi tư thế nằm thường xuyên. Tránh ngồi dậy trong tư thế nằm ngửa để tránh tình trạng cơ lưng phải làm việc quá nhiều.
7. Trường hợp mẹ quá đau lưng
Nếu cảm thấy quá đau lưng khi mang thai, mẹ hãy đi khám để được bác sĩ tư vấn cụ thể. Một số mẹ có thể được đề xuất sử dụng áo nịt đỡ bụng nhằm giảm thiểu tần suất làm việc của cơ lưng.
Sử dụng túi chườm với nước nóng hoặc nước ấm nóng chườm vào lưng cũng sẽ giúp mẹ đỡ đau hơn.
- Đau lưng khi mang thai
8. Tuyệt đối không kiễng chân với đồ
Một điều mẹ cần chú ý để tránh đau lưng khi mang thai là không nên kiễng chân để lấy đồ trên cao hoặc leo trèo những chỗ cao mỗi khi làm việc nhà.
9. Hạn chế căng thẳng
Mẹ hãy cố gắng nghỉ ngơi, thư giãn ngay khi có thể. Đi dạo, nghe nhạc, tắm nước ấm, làm những điều mình thích. Một khi tinh thần thoải mái thì hiện tượng đau lưng cũng sẽ giảm bớt.
10. Chú ý khi bế bé lớn
Nếu bé đã lớn và biết đi thành thạo, mẹ cần giải thích và nói chuyện rõ ràng để rèn thói quen hay đòi bế của bé lớn. Khi cơ thể mẹ phải bế bé nặng từ 10kg trở lên là điều khá nguy hiểm với mẹ bầu.
Tất nhiên, đôi lúc mẹ vẫn cần dành sự quan tâm chăm sóc cho bé đầu. Nếu cần thiết phải bế con, mẹ đừng quên động tác bế như nói trên. Đứng thẳng lưng, từ từ ngồi xuống, một chân làm tựa và dùng sức từ vai, lưng nhấc bé lên.
Theo The Asianparent Thái Lan.