Dấu hiệu thai phát triển tốt 3 tháng đầu là điều các mẹ bầu quan tâm. 3 tháng đầu còn được gọi là thời kì tam cá nguyệt đầu tiên rất quan trọng đối với cả mẹ và thai nhi. Mời các mẹ theo dõi bài viết dưới đây để có thêm thông tin nhé!
- Những phát triển của thai nhi 3 tháng đầu giúp mẹ hiểu rõ các dấu hiệu thai khỏe mạnh
- Dấu hiệu thai phát triển tốt 3 tháng đầu
-
Tạm kết
Những phát triển của thai nhi 3 tháng đầu giúp mẹ hiểu rõ các dấu hiệu thai khỏe mạnh
Tam cá nguyệt đầu tiên là một khoảng thời gian rất khó khăn đối với hầu hết các mẹ bầu bởi những lo lắng, kiêng cữ và tình trạng ốm nghén. Cũng trong thời gian này, thai nhi từ một tế bào đã phát triển với hình hài rõ rệt của một cơ thể có giới tính.
Cụ thể, trong 3 tháng mang thai đầu tiên, em bé sẽ có các mốc đáng ghi nhớ như sau:
- Vào tuần thứ 12, bé dài khoảng 7,6 cm và có cân nặng khoảng 28 gram
- Móng tay và móng chân bắt đầu phát triển
- Mắt của bé sẽ di chuyển lại gần nhau hơn trong tuần này
- Bên cạnh đó, thận của bé có thể bắt đầu sản xuất nước tiểu
- Phản xạ của bé bắt đầu xuất hiện dần dần. Đầu tiên là phản xạ mút tay
- Vào những tuần cuối tam cá nguyệt thứ 3, bé đã bắt đấu thực hiện những cử động ngẫu nhiên như đá chân, duỗi người mặc dù mẹ vẫn chưa cảm nhận được.
Dấu hiệu thai phát triển tốt 3 tháng đầu
Khi thai nhi dần lớn lên, các dấu hiệu thai kỳ của mẹ bầu cũng ngày càng rõ rệt hơn. Bác sĩ sẽ dựa trên 2 yếu tố này để đánh giá mức độ phát triển của một bào thai trong bụng.
Dấu hiệu thai phát triển tốt 3 tháng đầu – Các chỉ số siêu âm ổn định
Tam cá nguyệt đầu tiên là giai đoạn cực kỳ quan trọng, mẹ cần được theo dõi và hỗ trợ thường xuyên để đảm bảo thai nhi “làm tổ” và phát triển đúng cách.
Ngoài ra, kết quả siêu âm thai 3 tháng đầu cũng sẽ giúp bác sĩ sớm phát hiện các vấn đề sức khỏe của mẹ và bé để có các biện pháp phòng ngừa phù hợp. Đối với một thai kỳ bình thường, trung bình, bạn sẽ cần siêu âm thai khoảng bốn lần trong ba tháng đầu.
Như vậy nếu các chỉ số siêu âm không có gì bất thường, chứng tỏ thai nhi của mẹ bầu đang phát triển rất tốt.
Các biểu hiện thai nghén của mẹ ngày càng trở nên rõ rệt
Cách nhận biết thai nhi phát triển tốt? Ốm nghén là minh chứng rõ ràng nhất của thai kỳ. Ngoài triệu chứng phổ biến như nôn, nhạy cảm với mùi, chị em còn bị đau đầu, dễ mệt mỏi hơn, chóng mặt, buồn ngủ, đau nhức nhiều…
Nếu trong tam cá nguyệt thứ nhất mẹ thường xuyên cảm thấy như vậy thì hãy yên tâm rằng đó chính là dấu hiệu thai phát triển tốt 3 tháng đầu.
Ngực mẹ bầu luôn căng, tức
Ngực của bạn sẽ thay đổi trong suốt quá trình mang thai để chuẩn bị cho em bé bú. Những thay đổi này được gây ra bởi sự gia tăng hormone. Mẹ bầu bị tức ngực và có thể gặp những điều sau đây:
- Đau hoặc thay đổi cảm giác của vú và núm vú
- Tăng kích thước vú
- Thay đổi màu sắc và kích thước của núm vú và quầng vú
- Các tuyến Montgomery lớn hơn và đáng chú ý hơn
Thai nhi phát triển tốt đồng nghĩa với bầu ngực của mẹ bầu luôn trong trạng thái căng và lớn hơn. Nếu đột nhiên ngực bạn mềm đi thì cần hết sức cảnh giác, bởi đấy có thể là biểu hiện của nguy cơ sảy thai.
Tim thai phát triển tốt
Tuần thứ mấy có tim thai? Tim thai sẽ phát triển và hoàn thiện nhanh hơn từ sau tuần thứ 4. Vào tuần thứ 7, tim thai sẽ lớn dần và có sự phân chia thành buồng trái, buồng phải. Đến tuần thứ 11, tuần thứ 12, tim thai đã hoàn thiện và đập nhẹ, xuất hiện những nhịp tim thai đầu tiên.
Bước sang tuần thứ 14, nhịp tim của thai nhi đập mạnh và rõ hơn. Tuần thứ 16, tim thai có thể bơm máu, khoảng 24 lít/ngày và con số này sẽ tăng lên theo sự phát triển của thai. Đây là thời điểm mà cấu tạo của tim đã hoàn thành và đảm nhiệm tốt chức năng của mình.
Trong 3 tháng đầu tiên, bác sĩ thường kiểm tra mức độ phát triển của thai nhi thông qua siêu âm hình thái và nghe tim thai.
Với những biểu hiện trên, một khi mẹ thấy mình có đầy đủ các biểu hiện thai nghén cộng với kết quả siêu âm tốt thì mẹ hãy tin chắc rằng, bé yêu đang lớn lên khỏe mạnh!
Tạm kết
Sau đây là gợi ý một số cách để thai nhi duy trì sự phát triển tốt mà mẹ bầu cần biết. Tuân thủ và thực hiện theo lịch khám thai định kì là một trong những cách mẹ có thể theo dõi sự phát triển của thai nhi, đồng thời xử lí và ngăn chặn kịp thời nếu có tình trạng xấu xảy ra. Chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu hợp lí là điều không thể bỏ qua. Ngoài ra, những bài tập yoga, ngồi thiền dành riêng cho mẹ bầu sẽ là chất xúc tác cho sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi trong bụng. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp mẹ bầu có một kỳ thai sản thật khỏe mạnh.