Sảy thai là thai bị hư trước tuần thứ 20. Rất khó để biết chính xác có bao nhiêu vụ sảy thai, vì nhiều trường hợp xảy ra thậm chí trước cả khi người phụ nữ nhận biết mình mang bầu.
Nhưng đối với những người biết mình đang có thai, tỉ lệ này ước tính dao động từ 10 đến 20%. Nếu bạn nghi ngờ rằng thai nhi đang có dấu hiệu gặp nguy hiểm, hãy nhờ đến sự trợ giúp y tế ngay lập tức.
Phần 1. Nhận biết các dấu hiệu
Hãy gọi bác sĩ hoặc đến phòng cấp cứu nếu thấy mô, chất lỏng, hay máu cục chảy ra từ âm đạo. Điều này có thể là bạn đang bị sảy thai.
Tùy thuộc vào tuổi của thai nhi và mức độ chảy máu, bác sĩ có thể khuyên bạn nên đến phòng cấp cứu, hoặc có thể chờ đến giờ khám sau.
- Nếu bạn bị chảy dịch mà bạn cho rằng có thể là mô thai nhi, hãy cho vào một hộp kín sạch và mang theo tới phòng khám.
- Đừng ngại việc này, vì nó giúp bác sĩ kiểm tra chính xác liệu nó có phải là mô từ bào thai hay không.
1. Chảy máu âm đạo có thể là nguy cơ sảy thai. Nhiều trường hợp chảy máu nhưng không phải là sảy thai. Tuy nhiên, để chắc chắn nhất bạn nên gọi bác sĩ để biết bạn có cần phải đi cấp cứu ngay không.
- Bạn cũng có thể bị chuột rút. Đôi khi cảm nhận rõ ràng giống như cái gì đó đang bị kéo Nếu bạn bị chuột rút mạnh, đó cũng là dấu hiệu cho thấy bạn nên nhanh chóng đi khám bác sĩ.
2. Hãy lưu ý nếu bạn bị đau thắt lưng. Đau lưng, khó chịu ở vùng bụng hoặc chuột rút có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang sảy thai, ngay cả khi không bị chảy máu.
- Hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc giảm đau.
3. Nhận biết các triệu chứng sảy thai nhiễm khuẩn. Điều này xảy ra khi sản phụ bị nhiễm trùng tử cung dẫn đến sinh non. Việc này vô cùng nguy hiểm cho sức khỏe của sản phụ và người bệnh cần chăm sóc y tế ngay lập tức. Các triệu chứng bao gồm:
- Khí hư có mùi hôi.
- Xuất huyết âm đạo.
- Sốt và ớn lạnh.
- Đau co thắt ở bụng
Phần 2. Kiểm tra tại phòng khám.
1. Kiểm tra y tế. Bác sĩ sẽ cho bạn làm một số xét nghiệm để xác định xem bạn có bị sảy thai hay không.
Bác sĩ sẽ siêu âm để xem thai nhi có còn trong tử cung hay không. Siêu âm cũng sẽ cho thấy thai có đang phát triển đúng cách không. Nếu thai nhi đủ lớn, có thể kiểm tra nhịp tim.
- Bác sĩ có thể sẽ làm xét nghiệm khung chậu để xem cổ tử cung của bạn có mở không.
- Các xét nghiệm máu sẽ giúp đo kích thích tố.
- Nếu bạn có chảy dịch và mang đến, bác sĩ sẽ kiểm tra để xác nhận xem đó có phải là mô từ bào thai hay không.
2. Các chẩn đoán có thể được đưa ra. Có một số khả năng sau:
- Dọa sảy thai là khi bạn có các dấu hiệu cho thấy bạn có thể sắp bị sảy thai. Không phải tất cả các trường hợp dọa sảy thai đều sẽ bị sảy thai. Nếu bạn bị chuột rút, hoặc đang chảy máu, nhưng cổ tử cung không mở, bạn có thể được chẩn đoán là dọa sảy thai.
- Nếu bác sĩ không thể làm gì để ngăn ngừa việc sảy thai, bạn sẽ được chẩn đoán là bị sảy thai. Chẩn đoán này có thể xảy ra nếu cổ tử cung của bạn đã mở ra, và đang có dấu hiệu đẩy thai nhi ra ngoài.
- Sảy thai hoàn toàn xảy ra khi tất cả các mô thai và phôi thai bị đẩy ra ngoài.
- Sảy thai không hoàn toàn là khi sản phụ sảy thai nhưng một số phần của thai nhi hoặc nhau thai vẫn còn trong tử cung.
- Thai chết lưu là khi thai nhi không bị đẩy ra ngoài mặc dù thai đã chết.
3. Hãy làm theo lời khuyên của bác sĩ nếu bạn đã được chẩn đoán bị dọa sảy thai. Không phải tất cả các trường hợp dọa sảy thai đều sẽ bị sảy. Tuy nhiên, điều này cũng không hoàn toàn được đảm bảo. Bác sĩ có thể khuyên bạn nên:
- Nghỉ ngơi cho đến khi các triệu chứng trên chấm dứt.
- Tránh vận động.
- Không quan hệ tình dục.
- Không đi đến những khu vực mà không thể nhận được dịch vụ chăm sóc y tế chất lượng cao và nhanh chóng khi cần.
4.Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn bị sảy thai, nhưng thai nhi chưa hoàn toàn bị đẩy ra khỏi cơ thể? Bác sĩ sẽ có phương án xử lý dựa vào cơ địa của bạn:
- Bạn có thể chờ xem liệu cơ thể của bạn tự đẩy phần còn lại của thai nhi ra ngoài hay không. Quá trình này có thể mất đến một tháng.
- Bạn có thể dùng thuốc để kích thích cơ thể trục xuất phần mô còn lại. Thuốc sẽ hoạt động nhanh chóng, đôi khi trong vòng một ngày. Thuốc có thể được sử dụng bằng đường uống hoặc bằng cách đặt trực tiếp vào âm đạo.
- Nếu bạn đang có dấu hiệu nhiễm trùng, bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ các mô còn lại.
5. Dành thời gian để phục hồi thể chất. Rất có thể bạn sẽ phục hồi nhanh chóng trong vòng vài ngày sau đó.
- Chu kỳ của bạn có thể tiếp tục vào tháng sau. Điều này có nghĩa rằng bạn có khả năng có thai lại ngay lập tức. Nếu chưa sẵn sàng, hãy sử dụng biện pháp tránh thai.
- Âm đạo cần 2 tuần để hồi phục. Trong thời gian này, không quan hệ tình dục hoặc sử dụng băng vệ sinh dạng ống.
6. Dành thời gian để hồi phục tinh thần. Các nghiên cứu cho thấy rằng những phụ nữ sảy thai có thể đau buồn giống như những sản phụ mất em bé trong giai đoạn sát ngày dự sinh. Dành thời gian thư giãn cho bản thân và nói chuyện với những người có thể giúp bạn giải tỏa là điều cực kỳ quan trọng.
- Đón nhận sự giúp đỡ từ bạn bè và các thành viên gia đình mà bạn tin tưởng
- Tìm kiếm một nhóm hỗ trợ.
- Hầu hết sản phụ sảy thai đều tiếp tục có thai sau đó. Sảy thai có thể không có nghĩa là bạn sẽ không thể sinh con.
Phần 3. Chuẩn bị cho lần mang thai tiếp theo
1.Tìm hiểu nguyên nhân sảy thai. Nhiều ca sảy thai do em bé không phát triển đúng cách. Điều này có thể xảy ra vì nhiều lý do từ đặc điểm di truyền của bào thai hoặc từ sức khỏe của người mẹ.
- Rối loạn di truyền ở thai nhi. Đây có thể là vấn đề di truyền hoặc các vấn đề xảy ra trong trứng và tinh trùng được thụ thai.
- Tiểu đường ở thai phụ.
- Nhiễm trùng.
- Mất cân bằng nội tiết tố của người mẹ.
- Các vấn đề về tuyến giáp.
- Rối loạn tử cung hoặc cổ tử cung.
2. Giảm nguy cơ sảy thai trong tương lai. Mặc dù không phải tất cả các trường hợp sảy thai có thể chủ động ngăn chặn, nhưng có một số điều có thể khiến bạn gặp nhiều rủi ro nhiều hơn.
- Hút thuốc.
- Uống rượu. Rượu có thể gây hại khôn lường cho em bé của bạn ngay cả khi bạn không bị sảy thai.
- Sử dụng thuốc không đúng cách. Tránh tất cả các loại thuốc bán không qua kê đơn nếu bạn đang mang thai hoặc đang có ý định mang thai. Không dùng bất kỳ loại thuốc nào, kể cả thuốc không kê đơn hay thuốc thảo dược mà không hỏi ý kiến bác sĩ của bạn.
- Tiểu đường.
- Thừa cân hoặc thiếu cân.
- Các vấn đề với cơ quan sinh sản, đặc biệt là tử cung hoặc cổ tử cung.
- Môi trường độc hại.
- Nhiễm trùng.
- Rối loạn miễn dịch.
- Mất cân bằng nội tiết tố.
- Các xét nghiệm tiền sản xâm lấn như chọc ối hoặc lấy mẫu lông nhung màng đệm.
- Nguy cơ sảy thai tăng đối với phụ nữ trên 35 tuổi.
3. Những yếu tố không gây hại tới thai nhi. Một số hoạt động sau đây sẽ không gây ảnh hưởng tới thai nhi trong điều kiện bình thường. Tuy nhiên, tốt nhất bạn nên nghe theo lời khuyên của bác sĩ riêng.
- Tập thể dục vừa phải.
- Quan hệ tình dục an toàn. Tránh nhiễm trùng.
- Môi trường làm việc không tiếp xúc với chất độc, các tác nhân lây nhiễm, hóa chất, hoặc phóng xạ.
Nguồn: https://www.wikihow.mom
Theo: https://sg.theasianparent.com/
Xem thêm bài viết liên quan:
Hiểu được những điều cơ bản của việc sẩy thai trong thời kỳ mang thai
“Lên đỉnh” khi mang thai có gây sảy thai, sinh non không?
Những nguyên nhân phổ biến gây ra sảy thai