Dấu hiệu rỉ ối thường là: mẹ bầu nhận thấy âm đạo tiết ra chất lỏng màu trắng và trong suốt, có thể dính chút nhầy hay chút máu và thường không có mùi. Khi bị rỉ ối mẹ nên xử trí thế nào?
- Thế nào là rỉ ối, nguyên nhân rỉ ối?
- Biểu hiện rỉ ối khi mang thai
- Rỉ ối sau bao lâu thì sinh?
- Cách ngăn ngừa rỉ ối
Rỉ ối là gì? Đâu là nguyên nhân rỉ ối?
Nước ối bắt đầu xuất hiện vào ngày thứ 12 tính từ lúc thụ thai thành công. Nước ối hình thành từ máu của người mẹ, thai nhi và màng ối. Đây là môi trường dinh dưỡng giúp nuôi dưỡng thai nhi ở dạng lỏng và đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển và sống còn của bào thai trong bụng mẹ. Nước ối là một dịch luân lưu, thai nhi sẽ nuốt ối và bài tiết từ đường tiết niệu.
Màng ối là bộ phận có tác dụng ngăn cản không cho vi khuẩn từ bên ngoài tấn công vào tử cung của mẹ bầu. Nếu mắc phải tình trạng viêm nhiễm trước hoặc trong thai kỳ, màng bọc túi ối của mẹ ngày càng mỏng, dẫn đến hiện tượng rò rỉ nước ối. Tình trạng này thường gặp ở những thai phụ có ngôi thai hoặc khung chậu bất thường, có đa ối, đa thai.
- Nước ối bắt đầu xuất hiện vào ngày thứ 12 kể từ ngày bắt đầu thụ thai. (Nguồn ảnh: iStock)
Dấu hiệu rỉ ối là gì?
Dấu hiệu rỉ ối sớm dễ nhận biết nhất là hiện tượng chảy nước ối từng chút ở âm đạo. Khi nước ối bị rò rỉ, bạn sẽ dễ dàng nhìn thấy chất lỏng màu trắng và trong suốt. Lúc này, nước ối chảy ra có khả năng dính chút nhầy hay chút máu và thường không có mùi.
Khi dấu hiệu bị rò rỉ nước ối xảy ra, bạn hãy thật bình tĩnh để nhận biết đó có phải là nước ối bị rò rỉ (màu trong) hoặc nước tiểu (màu vàng nhạt), dịch âm đạo (nhầy và đặc hơn, có màu xanh, vàng).
Những bí quyết dưới đây sẽ giúp bạn nhanh chóng xác định tình trạng dấu hiệu rò rỉ nước ối:
- Nước ối không mùi trong khi nước tiểu có mùi khai, dịch dâm đạo có mùi tanh
- Sử dụng quỳ tím thử nếu quỳ tím chuyển xanh thì là nước ối
- Xuất hiện cơn gò tử cung cùng nước ối
Lượng nước ối từ tuần thứ 36 của thai kỳ sẽ dần giảm để tạo điều kiện cho thai nhi chào đời. Đồng thời, con yêu càng lớn sẽ càng chèn ép bàng quang, dẫn đến tình trạng són tiểu. Vì vậy, các mẹ bầu thường dễ nhầm lẫn giữa nước ối và nước tiểu.
Rỉ ối sau bao lâu thì sinh?
Hiện tượng rỉ ối ảnh hưởng tiêu cực đến thai kỳ. Cùng với sự co bóp tử cung, túi ối bị cạn, tác động nghiêm trọng đến hoạt động của thai nhi, có thể gây suy thai, khiếm khuyết bẩm sinh, thai chết lưu, sảy thai, sinh non, ngoài ra còn khiến vùng kín luôn ẩm ướt, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, gây viêm nhiễm niêm mạc tử cung, nhiễm khuẩn huyết.
Trong các trường hợp sau đây mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ ngay:
- Thấy chất lỏng có màu xanh lục hoặc vàng nâu
- Bị rỉ ối khi thai chưa đủ 37 tuần tuổi. Trước mốc này bác sĩ có thể can thiệp để giữ lại thai nhi.
Trong trường hợp các dấu hiệu bị rỉ ối khi mang thai xuất hiện vào tuần 37 đến 39 của thai kỳ, các dấu hiệu chuyển dạ sẽ sớm xuất hiện. Bạn sẽ mất khoảng từ 12 đến 24 giờ để chờ sinh. Mỗi phụ nữ sẽ có mức độ rỉ ối khác nhau tùy theo tình trạng sức khỏe của mẹ và thai nhi. Từ đó, bác sĩ sẽ quyết định là nên dưỡng thai thêm hay mổ chủ động, mổ bắt lấy con ngay.
Nếu quyết định sinh thường, bạn sẽ được tư vấn phương pháp sinh kích thích. Ngoài ra, nếu rỉ ối trước 37 tuần, mẹ có khả năng sinh non hay gặp chứng chứng thai kỳ.
Hướng dẫn mẹ cách ngừa rỉ ối
Mẹ bầu rỉ ối trong tam cá nguyệt đầu sẽ phải đối mặt với các biến chứng như dị tật bẩm sinh, sẩy thai, sinh non, thai chết lưu… Nếu tình trạng rỉ ối không thuyên giảm trong suốt giai đoạn mang thai, bạn sẽ dễ gặp phải các tình huống xấu như khó sinh vì dây rốn bị chèn ép, suy thai, tăng nguy cơ sinh mổ.
Để bảo đảm cho một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh, mẹ nên tham khảo những thông tin dưới đấy:
- Mẹ bầu nên thường xuyên theo dõi những thay đổi của cơ thể. Điều này sẽ giúp bạn nhanh chóng phát hiện và ngăn ngừa những biến chứng thai kỳ tốt hơn.
- Thường xuyên thăm khám và siêu âm đúng theo lịch hẹn của bác sĩ.
- Giữ vệ sinh cơ thể, tránh để viêm nhiễm âm đạo.
- Hạn chế quan hệ tình dục cũng như thụt rửa vùng kín.
- Khi mang thai, mẹ tránh dùng băng vệ sinh vì dễ làm tình trạng viêm nhiễm nặng hơn.
- Mẹ hãy hạn chế dùng băng vệ sinh trong thai kỳ (Nguồn ảnh: iStock)
Rỉ ối là tình trạng rất nguy hiểm cho mẹ bầu và thai nhi. Vì thế, bạn nên thường xuyên kiểm tra sức khỏe mỗi tháng/lần và 2 tuần/vào tam cá nguyệt cuối để theo dõi sức khỏe thật kỹ nhé.
Nguồn thông tin: Nước ối màu gì? Cảnh báo dấu hiệu nguy hiểm từ màu nước ối – Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC