Dấu hiệu cổ tử cung mở là cơ thể bung nút nhầy tiết dịch, xuất hiện các cơ gò đau cho tử cung co thắt và nước ối bắt đầu rỉ ra khỏi cơ thể. Mẹ bầu cần nắm các giai đoạn của chuyển dạ và theo dõi thường xuyên sự thay đổi của cơ thể vào những ngày cuối thai kỳ. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bà bầu:
- Nhận biết dấu hiệu cổ tử cung mở
- Các giai đoạn và độ mở của cổ tử cung
- Những trường hợp cổ tử cung không mở
Nhận biết dấu hiệu cổ tử cung mở
Khi quá trình chuyển dạ bắt đầu, cơ thể sẽ có những dấu hiệu để mẹ bầu nhận biết cổ tử cung của mình đã mở. Dưới đây là các dấu hiệu mà đội ngũ bác sĩ bệnh viện Thu Cúc, mà đại diện là bác sĩ CKII Nguyễn Văn Hà – Trưởng khoa Phụ Sản cung cấp cho thai phụ:
1. Bung nút nhầy
Làm sao để biết tử cung mở? Quan sát thấy hiện tượng bung nút nhầy. Nối giữa cổ tử cung và âm đạo là một nút nhầy rất vững chắc. Nút nhầy này có vai trò bảo vệ thai nhi, ngăn chặn sự xây nhập của vi khuẩn hoặc các tác động cơ học chèn ép thai nhi. Khi cổ tử cung bắt đầu mở thì đồng thời nút nhầy này cũng bị bung ra và thoát khỏi cơ thể qua âm đạo. Đây là một trong những dấu hiệu đầu tiên của việc cổ tử cung đã mở.
Xem thêm:
Đâu là dấu hiệu chuyển dạ trước 2 tuần mẹ bầu không nên bỏ qua?
2. Cơn gò tử cung
Vào tuần thứ 36 đến 40 của thai kỳ, các cơn gò tử cung sẽ xuất hiện rõ rệt hơn khiến mẹ bầu bị đau vì các cơ ở cổ tử cung bắt đầu co thắt chuẩn bị cho cuộc vượt cạn. Càng gần ngày sinh chu kỳ sẽ tăng dần, cả về mức độ xuất hiện và cảm giác đau cũng nhiều hơn. Ở những mẹ sinh con so thì thường sẽ có cảm giác đau hơn khi chuyển dạ, bởi lúc này tầng sinh môn của mẹ và cổ tử cung thường rất vững chắc.
3. Chảy nước ối
Đi kèm với những cơn gò tử cung là những áp lực trong buồng tử cung để chuẩn bị cho việc đẩy thai nhi ra khỏi cơ thể mẹ. Màng ối là lớp chất lỏng bao quanh thai nhi, cung cấp chất dinh dưỡng cho thai nhi trong suốt thai kỳ, vì vậy, khi màng ối vỡ, một lượng nước ối chảy ra khỏi cơ thể mẹ qua âm đạo là dấu hiệu cho thấy cổ tử cung đã mở và em bé “đang muốn” ra ngoài. Lúc này, vỡ ối sẽ khiến cơn gò tử cung xuất hiện nhiều và nhanh hơn nữa.
Các giai đoạn và độ mở của cổ tử cung
Quá trình cổ tử cung giãn nở kéo dài từ lúc mẹ có dấu hiệu chuyển dạ cho đến khi thai nhi chào đời. Trong toàn bộ giai đoạn này, cổ tử cung sẽ từ đóng sẽ mở đến tối đa 10cm, đồng thời cổ tử cung sẽ tự động rút ngắn lại để em bé có thể di chuyển đến gền âm đạo và đầu em bé có thể lọt qua khỏi tử cung đây còn gọi là quá trình xóa cổ tử cung. Quá trình này sẽ diễn ra trong 4 giai đoạn:
- Gian đoạn chuyển dạ sớm hay còn gọi là chuyển dạ tiền kỳ, cổ tử cung sẽ mở 1 – 4 cm và diễn ra song song với các cơn co thắt xuất hiện với tần suất 15 – 20 phút/lần.
- Giai đoạn chuyển dạ tích cực, cổ tử cung mở được 4 – 7 cm. Những cơn gò chuyển dạ diễn ra dồn dập hơn và kéo dài hơn giai đoạn chuyển dạ tiền kỳ từ 5 – 10 phút.
- Giai đoạn chuyển tiếp cổ tử cung sẽ mở từ 7 – 9 cm. Lúc này, thai nhi đã di chuyển đến vị trí rất thấp và khiến mẹ đau dữ dội và mẹ có thể rặn sinh được rồi.
- Giai đoạn sinh, tử cung mở được 10 cm cũng là lúc mẹ đã sẵn sàng để rặn ra em bé. Và việc duy nhất mẹ có thể làm lúc này là rặn và thở đều đặn theo hướng dẫn của bác sĩ và nữ hộ sinh giúp bé ra ngoài.
Xem thêm:
Cận cảnh 10 bức ảnh vết thương sau sinh mổ và những điều mẹ chưa biết về thủ thuật khâu vết mổ
Những trường hợp cổ tử cung không mở
Nếu đã đến ngày dự sinh nhưng cổ tử cung vẫn chưa mở chứng tỏ chưa đến giai đoạn mẹ sẵn sàng sinh con. Một số trường hợp nghiêm trọng hơn, mẹ nhận thấy mình rỉ ối, đau bụng suốt 16 tiếng hơn mà cổ tử cung vẫn chưa mở 10cm thì khả năng mẹ chuyển dạ đình trệ là rất cao. Các nguyên nhân dẫn đến việc cổ tử cung chưa mở có thể là:
- Cổ tử cung của mẹ ngắn, hoặc mẹ đang gặp vấn đề như viêm nhiễm, ung thư.
- Hoạt động co thắt tử cung bị rối loạn trong lúc chuyển dạ.
- Cổ tử cung đã từng trải qua phẫu thuật để lại sẹo xơ, đột điện trên cổ,…
Khi có dấu hiệu cổ tử cung mở, gia đình cần đưa mẹ bầu đến bệnh viện ngay để chuẩn bị cho cuộc vượt cạn. Đối với những mẹ mang thai 38 – 40 tuần nhưng tử cung chưa mở thì bác sĩ sẽ đánh giá tình hình của mẹ để thực hiện các phương pháp kích thích chuyển dạ như tách đối, đặt túi nước vào buồng tử cung,…. hoặc sinh mổ để đảm bảo an toàn cho mẹ và con.
Nguồn thông tin: Làm sao để biết tử cung mở khi chuyển dạ – Bệnh viện Thu Cúc
Xem thêm:
- Cổ tử cung mở – Mẹ sẽ đau đến mức nào?
- Gây tê ngoài màng cứng – Ưu và nhược điểm cần cân nhắc
- Danh sách đồ đi sinh cho mẹ và bé – Mẹ đã chuẩn bị đủ đồ đi sinh chưa?
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!