Đau đầu khi mang thai thường do sự thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ. Các mẹ bầu có thể ít nhiều bị đau đầu. Tình trạng này xảy ra thường xuyên và không rõ nguyên nhân có thể là dấu hiệu của tiền sản giật. Hãy đi khám bác sĩ ngay nếu bạn gặp tình trạng như vậy.
- Nguyên nhân gây đau đầu khi mang thai
- Nguyên nhân đau nửa đầu khi mang thai
- Những việc mẹ cần tránh
- Khi nào mẹ bầu cần đi khám bác sĩ
Nguyên nhân gây đau đầu khi mang thai
Khá nhiều phụ nữ bị đau đầu khi mang thai, đặc biệt là trong tam cá nguyệt thứ nhất và thứ ba. Nếu bạn đang mang thai, bạn có thể nhận thấy tần suất cơn đau gia tăng vào khoảng tuần thứ 9 của thai kỳ.
Cũng như thay đổi nội tiết tố, đau đầu khi mang thai có thể là do sự gia tăng khối lượng máu mà cơ thể bạn tạo ra.
Các nguyên nhân khác:
- thiếu ngủ
- cai nghiện caphein (ví dụ: trong cà phê, trà hoặc đồ uống cola)
- lượng đường trong máu thấp
- mất nước
- cảm thấy căng thẳng
- ít vận động, đặc biệt khi bầu to hơn
- bị trầm cảm hoặc lo lắng
Đau nửa đầu
Chứng đau nửa đầu là một dạng đau đầu đặc biệt xảy ra ở một bên đầu – bạn có thể bị đau hoặc rất đau. Những người bị chứng đau nửa đầu cảm thấy mệt hoặc nôn mửa và nhạy cảm với ánh sáng hoặc âm thanh.
Trong thời kỳ mang thai, chứng đau nửa đầu có thể trở nên tồi tệ hơn trong vài tháng đầu, nhưng đối với nhiều phụ nữ, nó có thể cải thiện trong giai đoạn sau của thai kỳ khi nồng độ estrogen ổn định.
Những phụ nữ khác có thể không bị thay đổi hoặc giảm số lượng chứng đau nửa đầu trong khi mang thai. Mỗi mẹ bầu có thể gặp phải những triệu chứng khác nhau trong những lần mang thai khác nhau.
Điều trị đau nửa đầu ở phụ nữ mang thai
Phụ nữ mang thai bị đau nửa đầu không nên sử dụng thuốc giảm đau. Đối với những cơn đau đầu khác, bạn cũng nên cố gắng điều trị mà không cần dùng thuốc.
Bạn có thể thử:
- ngủ nhiều hơn hoặc nghỉ ngơi và thư giãn
- tập yoga cho phụ nữ có thai hoặc bài tập khác
- thường xuyên vận động, đặc biệt là trong giai đoạn sau của thai kỳ
- ăn uống điều độ, cân bằng
- đắp mặt nạ ấm trên vùng mắt và mũi của bạn, nếu bạn bị nhức đầu xoang
- chườm lạnh ở phía sau cổ, tắm hoặc sử dụng một gói nhiệt, nếu nó là một cơn đau đầu do căng thẳng
- massage cổ và vai
Những việc mẹ cần tránh
- sô cô la
- sữa chua
- đậu phộng
- bánh mỳ
- kem chua
- thịt hộp
- phô mai chín
- caphein (cai nghiện)
- đèn sáng hoặc nhấp nháy
- mùi mạnh
- âm thanh lớn
- xem màn hình máy tính hoặc phim
- tập thể dục nặng hoặc quá sức
- những yếu tố dễ gây xúc động như tranh luận hoặc căng thẳng
Nếu phải dùng thuốc để điều trị đau đầu hoặc đau nửa đầu, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ, dược sĩ hoặc nữ hộ sinh trước. Paracetamol chứa hoặc không chứa côđêin, thường được coi là an toàn cho phụ nữ mang thai. Nhưng bạn nên tránh sử dụng thuốc giảm đau khác như aspirin hoặc ibuprofen.
Khi nào mẹ bầu cần đi khám bác sĩ
Nếu bạn bị đau đầu thường xuyên mà uống paracetamol cũng không đỡ, đây có thể là dấu hiệu của bệnh lý nghiêm trọng là tiền sản giật. Nó thường liên quan đến sự tăng huyết áp và các vấn đề về thận của phụ nữ mang thai.
Khi triệu chứng đau đầu kết hợp với các biểu hiện sau, thì bạn cần đến bệnh viện để khám cụ thể và có hướng điều trị đúng đắn:
- Nhức đầu, đau đầu thường xuyên, các cơn đau đầu khi mang thai đột ngột khi mẹ bầu đang ngủ và tình trạng đau đầu không có dấu hiệu thuyên giảm.
- Sưng bàn chân, bàn tay, khuôn mặt.
- Đau đầu kèm theo sốt cao, đau cứng cổ, rối loạn thị giác, buồn ngủ, cảm giác tê buốt
- Đau đầu kèm đau vùng bụng trên, đau vùng dưới xương sườn.
- Đột ngột tăng cân.
- Đau cổ, nghẹt mũi, đau răng, mắt mỏi.
Ngoài ra còn nhiều rủi ro nghiêm trọng khác cho cả bạn và em bé. Tiền sản giật chủ yếu xảy ra trong nửa sau của thai kỳ.
Đặc biệt, nếu ngoài đau đầu ra, bạn còn bị đau dưới xương sườn, ợ nóng, sưng mặt hoặc bàn tay/bàn chân, hoặc bạn có vấn đề với thị lực thì hãy đi khám bác sĩ ngay.
Theo PregnancyBirthandBaby