Đau cửa mình khi mang thai tháng thứ 6 có phải là dấu hiệu nguy hiểm?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Đau cửa mình khi mang thai tháng thứ 6 là một triệu chứng đặc biệt, đem lại ít nhiều phiền toái và có phần khó nói đối với các mẹ bầu. Vậy mẹ đã biết nguyên nhân nào dẫn đến những cơn đau khó nói này chưa? Làm thế nào để xoa dịu cảm giác khó chịu, âm ỉ đang làm mẹ bầu lo lắng đây? Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây!

Nguyên nhân khiến mẹ bầu bị đau cửa mình khi mang thai tháng thứ 6

Bước vào tháng thứ 6 của thai kỳ, khác biệt lớn nhất có thể nhận ra so với những tuần thai trước đó là bụng bầu ngày một lớn hơn của mẹ. Đối với những thai nhi phát triển nhanh hơn so với tuổi thai, không ít mẹ đã phải trải qua cảm giác đau tức cửa mình vào những tuần cuối của tháng thứ 6. Hiện tượng này xuất hiện nhiều hơn ở giai đoạn tam cá nguyệt thứ 3 và kéo dài cho đến khi gần sinh nở.

Theo các bác sĩ chuyên khoa, tình trạng đau cửa mình tháng thứ 6 có thể xuất phát từ những nguyên nhân thường gặp sau đây:

  • Thay đổi nội tiết tố thai kỳ

Nếu mẹ cảm thấy bỗng xuất hiện cơn đau cửa mình khi mang thai tháng thứ 6 thì nguyên nhân hoàn toàn có thể là do cơ thể mẹ chưa thích nghi kịp với sự thay đổi nội tiết tố thai kỳ. Bước vào những tuần thai giữa của tam cá nguyệt thứ 2, cơ thể mẹ sẽ tiết ra hormone relaxin giúp các cơ vùng chậu giãn nở theo để phù hợp với sự tăng trưởng nhanh chóng của thai nhi trong bụng.

Bản chất của hormone này không có hại mà được sản sinh để giúp cho hệ cơ phần dưới của mẹ bầu giãn ra chuẩn bị dần cho việc sinh nở. Tuy nhiên, chính việc này cũng khiến cho độ chắc chắn và dẻo dai của các cơ quanh khớp xương chậu bị giảm sút. Lúc này, do áp lực dồn lên vùng chậu mà mẹ không chỉ phải đối mặt với tình trạng đau lưng, nhức mỏi mình mẩy, chuột rút mà còn phải chịu đựng những cơn đau cửa mình khi mang thai tháng thứ 6 nữa.

  • Đau cửa mình khi mang thai tháng thứ 6 vì áp lực từ thai nhi

Ở tháng thứ 6, thông thường thai nhi sẽ dài khoảng 34cm với trọng lượng từ 680 – 700g. Tốc độ tăng trưởng nhanh chóng của em bé sẽ khiến bụng bầu của mẹ lớn hơn mỗi tuần.

Với những thai phụ có một thai kỳ khỏe mạnh, ăn uống tốt, sự lớn lên của thai nhi cùng trọng lượng của nhau thai và nước ối khiến kích thước tử cung của người mẹ giãn nở và mở rộng ra. Điều này chính là nguyên nhân tạo áp lực lên vùng khung xương chậu, làm căng dây chằng vùng cơ bắp, khiến cho mẹ bầu gặp phải những cơn đau buốt vùng kín.

  • Kích thước cổ tử cung thay đổi

Tháng thứ 6 là giai đoạn giữa của thai kỳ và như một bản năng, cơ thể mẹ dần chuyển từ giai đoạn làm tổ sang giai đoạn về đích an toàn. Vì vậy, nếu mẹ có cơn đau cửa mình khi mang thai tháng thứ 6 trở đi, đó được xem là một tín hiệu của cơ thể về sự giãn nở ngày càng rộng ra của cổ tử cung.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Càng về giai đoạn sau, khi em bé tiến gần hơn đến vùng xương chậu nhất là trong tháng cuối cùng của thai kỳ, thai nhi đã sẵn sàng cho cuộc sinh nở nên di chuyển xuống thấp dần xuống phía cổ tử cung thì cơn đau cửa mình cũng xuất hiện nhiều hơn và kéo dài hơn.

  • Lưu lượng máu tăng làm mẹ bầu bị đau cửa mình

Trong suốt quãng thời gian mang thai, để đảm bảo cho thai nhi sinh trưởng và phát triển một cách khỏe mạnh, hệ tuần hoàn trong cơ thể mẹ phải hoạt động liên tục để cung cấp đủ lượng máu nuôi dưỡng bé. Thông thường, tổng lượng máu của một thai phụ vào giai đoạn thai nhi tuần 24 tăng lên khoảng 25% so với trước lúc mang thai.

Khi lưu lượng máu dồn về phía tử cung gia tăng thì âm hộ và âm đạo mẹ bầu cũng trở nên sưng nề và nhạy cảm hơn. Điều này đồng nghĩa với việc sẽ có những cơn đau cửa mình khi mang thai tháng thứ 6 trở đi, nhất là khi mẹ chạm nhẹ vào âm đạo.

Thể tích máu tăng cao làm tử cung tăng áp lực lên các tĩnh mạch nhất là ở vùng xương chậu. Triệu chứng giãn tĩnh mạch ở những mẹ bầu, đặc biệt những mẹ tăng cân nhanh sẽ gây nên những vết tím xuất hiện trên da và cảm giác đau tức cửa mình. Tĩnh mạch khi sưng cũng khiến mẹ luôn cảm thấy mệt mỏi, nặng nề ở vùng khung xương chậu và đau tức âm đạo kéo dài.

  • Nhiễm trùng

Mặc dù tỷ lệ không nhiều nhưng nhiễm trùng âm đạo cũng có thể là nguyên nhân khiến bà bầu bị đau cửa mình khi mang thai tháng thứ 6. Hiện tượng này xảy ra khi mẹ bị nhiễm nấm ở quanh vùng âm đạo, phổ biến nhất là nấm Candida hoặc có thể là dấu hiệu bất thường, cảnh báo một số bệnh lý thai phụ có thể mắc phải trong giai đoạn nhạy cảm này như sùi mào gà, bệnh lậu, mụn rộp sinh dục… Ngoài đau tức cửa mình, mẹ có thể nhận biết khi đi kèm thêm một số dấu hiệu khác như tiết dịch âm đạo, tiêu chảy, đau lưng, buồn nôn…

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Nguyên nhân khác khiến mẹ bầu đau cửa mình ở tháng thứ 6

Mặc dù đau buốt cửa mình khi mang thai là hiện tượng bình thường với phần đa mẹ bầu nhưng trong một số trường hợp đây là một trong những triệu chứng chính cảnh báo tình trạng thai ngoài tử cung nhưng không đươc phát hiện loại trừ trong những tuần thai trước đó.

Đau nhức âm đạo dữ dội kèm theo chảy máu còn có thể dấu hiệu sảy thai ngoài ý muốn. Do vậy, nếu gặp phải các vấn đề khác như chóng mặt, tức ngực, xuất huyết âm đạo, đau đầu, tụt huyết áp mẹ cần hết sức lưu ý vì đây là tình trạng nguy hiểm cho cả mẹ và thai.

Đôi khi, nếu mẹ đang bị táo bón, hoạt động tình dục quá mạnh hoặc đang trong trạng thái stress, căng thẳng cũng có thể sẽ phải trải qua cảm giác đau cửa mình trong giai đoạn này.

Cùng mẹ vượt qua những cơn đau khó nói ở cửa mình vào tháng thứ 6

Phần lớn tình trạng đau cửa mình khi mang thai tháng thứ 6 được các bác sĩ đánh giá là hiện tượng bình thường và không đáng lo ngại. Tuy nhiên, càng về giai đoạn cuối của thai kỳ, tần suất và mức độ đau càng tăng gây ra những phiền toái không nhỏ cho các chị em. Vì vậy, các mẹ cũng nên duy trì một chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý và khoa học để tăng cường sức khỏe và sự dẻo dai cho cơ thể. Một số biện pháp chăm sóc tại nhà có thể hỗ trợ các mẹ bầu giảm bớt cảm giác khó chịu này:

  • Thường xuyên đi lại cũng như vận động nhẹ nhàng

Việc nằm một chỗ hoặc ít vận động có thể khiến cho các cơ, khớp không hoạt động, cơ thể càng trở nên ì ạch, nặng nề và cơn đau cửa mình càng hành hạ nhiều hơn. Lời khuyên là nếu mẹ bầu có sức khỏe tốt, chị em nên duy trì một số hoạt động phù hợp với thể trạng.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Đi dạo, tập yoga, tập một số động tác xoay người, xoay hông nhẹ nhàng, thực hành luyện tập một số bài tập Kegel giúp gân cốt thư giãn, đồng thời giảm áp lực ở vùng xương chậu, xoa dịu cơn đau cửa mình mà mẹ đang phải chịu đựng.

  • Lựa chọn tư thế nằm, ngồi, đi đứng hợp lý

Nên ngồi thẳng lưng, có thể sử dụng thêm gối để kê phía sau, không ngồi bắt chéo chân hoặc ngồi xổm và hạn chế ngồi ở một tư thế quá lâu. Khi đứng lên nên chú ý thả lỏng vai, đặt 2 chân song song với nhau và nhỏ hơn chiều rộng của vai. Nếu phải đứng liên tục nên dồn trọng tâm vào một chân và đổi bên. Trong thời kỳ mang thai mẹ cũng hạn chế sử dụng giày cao gót để giảm áp lực cơ thể dồn hết xuống phần chi dưới. Bước đi chậm rãi, thăng bằng, thoải mái, phân bổ trọng lực đều ở cả 2 chân.

Nằm nghiêng trái giúp giảm áp lực lên vùng chậu và vẫn đảm bảo lưu thông của mạch máu chính cung cấp cho thai nhi. Mẹ có thể dùng gối ôm bầu hoặc những chiếc đệm, gối nhỏ để kê vào thắt lưng, dưới bụng, kê cao chân hoặc gác chân ngang gối cũng giúp cho việc lưu thông máu tốt hơn và giảm đau ở cửa mình.

  • Dùng nước ấm khi tắm gội và vệ sinh cá nhân

Ngoài việc giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ, mẹ có thể ngâm mình trong bồn nước ấm từ 15-20 phút hoặc xả nước bằng vòi hoa sen trên phía vùng lưng và kết hợp massage xung quanh vùng xương chậu. Nước ấm giúp cho việc tuần hoàn máu được tốt hơn, mang lại cảm giác dễ chịu và cải thiện tình trạng đau âm ỉ ở cửa mình của mẹ bầu trong những tuần thai này.

Mẹ có thể sử dụng đai đỡ bụng bầu được thiết kế dành riêng cho việc hỗ trợ bụng, lưng dưới, xương chậu và hông cũng có hiệu quả cho việc bớt áp lực lên vùng chậu và giảm những cơn đau khó chịu ở cửa mình. Ngoài ra nên tránh các chuyển động đột ngột có thể tác động xấu đến thắt lưng mẹ nhé.

Lời kết

Chặng đường mang thai 9 tháng 10 ngày của mẹ luôn phải trải qua những trải nghiệm riêng biệt, không thể nào quên. Đau cửa mình khi mang thai tháng thứ 6 là một hiện tượng bình thường cho thấy sự phát triển của thai nhi đang ngày một lớn hơn. Mẹ nào cũng dần quen với sự có mặt của những cơn đau khó nói này cho đến gần ngày sinh nở.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trong hầu hết các trường hợp, đau tức vùng kín không dẫn đến tình trạng khẩn cấp nào khi mang thai. Mẹ có thể áp dụng một số liệu pháp thích hợp để giảm bớt những cơn đau âm ỉ ở mức độ nhẹ và vừa. Tuy nhiên, lời khuyên của các bác sĩ dành cho các chị em là không nên bỏ qua những cảnh báo của cơ thể nếu cơn đau dữ dội, kéo dài và xuất hiện thường xuyên hơn kèm theo những triệu chứng bất thường khác. Hãy luôn quan tâm, chăm sóc sức khỏe và bảo vệ thai kỳ thật tốt mẹ nhé!

Xem thêm:

 Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

ZinVi