Đau bụng chuyển dạ ở vị trí nào? Ngay khi có các dấu hiệu sinh, mẹ sẽ thấy đau lâm râm ở vùng bụng dưới. Các cơn đau tại vùng xương chậu sẽ trở nên dữ dội hơn khi cổ tử cung mở.
Đau bụng chuyển dạ bắt đầu từ thời điểm nào?
Khi chuẩn bị chuyển dạ, mẹ bầu sẽ phải trải qua tình trạng từ đau bụng lâm râm cho đến đau nhiều với 2 thời điểm như sau:
Đau bụng lâm râm
Tuần thai thứ 39, mẹ sẽ thấy xuất hiện những cơn đau bụng lâm râm và ra dịch nhầy màu trắng. Nguyên nhân do nút nhầy ở cổ tử cung bị bung ra, khả năng có kèm theo cả máu hoặc chất dịch màu nâu sẫm.
Lúc này đầu thai nhi cũng đang tụt xuống, thúc đẩy xương chậu mở ra, để quá trình chuyển dạ bắt đầu. Dấu hiệu này cho thấy ngày chuyển dạ đã cận kề, chỉ trong vùng ngày một, ngày hai là quá trình chuyển dạ sẽ bắt đầu. Mẹ cần chuẩn bị tinh thần sẵn sàng lâm bồn.
Đau bụng nhiều khi cổ tử cung bắt đầu mở
Cơn đau co thắt tử cung thường đi kèm với các dấu hiệu chuyển dạ khác như bụng bầu tụt xuống, âm đạo tiết ra dịch nhầy màu hồng hay đỏ và đôi khi có dấu hiệu vỡ nước ối.
Ban đầu sẽ là những cơn co thắt tử cung tương đối nhẹ ở vùng trước bụng hoặc khung xương chậu. Khi bạn nằm nghỉ, cơn đau sẽ dịu đi.
Dần dần tần suất co thắt tử cung đều đặn hơn, cứ 10-15 phút lại đau một lần và kéo dài từ 30-70 với mức độ như sau:
- Cơn đau ở vùng lưng dưới và chuyển dần đến vùng bụng trước và không tự hết.
- Tạo nên cường độ mạnh đến mức bạn không thể đi lại hay nói chuyện, đau càng lúc càng dồn dập hơn.
- Một số mẹ miêu tả các cơn co thắt chuyển dạ thực sự tương tự như cơn đau bụng kinh nguyệt nghiêm trọng hoặc đau bụng tiêu chảy.
Đau bụng chuyển dạ ở vị trí nào – Chi tiết những cơn đau sẽ diễn ra trong quá trình chuyển dạ
Với những mẹ lần đầu đi sinh, việc tìm hiểu về quá trình cổ tử cung mở cũng như chu trình các cơn đau sẽ giúp mẹ có sự chuẩn bị về tinh thần tốt hơn, đỡ mất sức hơn trong khi chuyển dạ.
Do đó, mẹ cần biết rằng đau bụng chuyển dạ ở vị trí nào còn phụ thuộc vào cơn đau đấy đang diễn ra ở giai đoạn nào khi cổ tử cung đang mở. Cụ thể có 3 giai đoạn như sau:
Đau bụng chuyển dạ sinh con sẽ được chia làm 3 giai đoạn cụ thể là:
Giai đoạn 1: Xóa, mở cổ tử cung
Lúc này mức độ các cơn đau co thắt tử cung ngày càng tăng mạnh và cổ tử cung cũng bắt đầu được giãn ra. Có thể nói rằng đây là giai đoạn kéo dài nhất mà gây đau đớn vất vả nhất mà người mẹ nào cũng cần phải trải qua trong quá trình sinh con. Thời gian của các cơn co thắt cách nhau 1 – 2 phút.
Vị trí của cơn đau: Các cơn đau dữ dội sẽ xuất hiện ở các vị trí như vùng bụng, đau lưng dưới, đau tức tầng sinh môn, chân tay run rẩy, nóng lạnh thất thường.
Giai đoạn 2: Sổ thai nhi
Khi cổ tử cung đã được giãn nở đến mức nhất định cùng với sự can thiệp của các bác sĩ chuyên khoa thì thai nhi sẽ được lấy ra ngoài qua âm đạo với những cơn co thắt. Đối với những mẹ mang thai lần đầu đẻ thường, thời gian rặn đẻ là 1 tiếng đồng hồ còn đối với trường hợp mang thai lần thứ 2 sẽ diễn ra nhanh chóng hơn.
Tuy nhiên ở giai đoạn này vẫn diễn ra các cơn đau co thắt nhưng mức độ đã giảm hơn so với ở giai đoạn 1.
Vị trí của cơn đau: Mẹ vẫn sẽ cảm thấy chủ yếu đau ở vụng bụng và vùng sinh môn nếu được thực hiện thủ thuật rạch tầng sinh môn.
Giai đoạn 3: Sổ nhau thai
Khi em bé đã chào đời thì cổ tử cung vẫn tiếp tục co bóp để nhau thai bong ra thành tử cung và được đẩy ra từ đường âm đạo.
Lúc này mức độ đau chỉ như các cơn đau bụng ở chu kỳ kinh nguyệt, nên các mẹ cố rặn để đầy hết nhau thai ra ngoài. Như vậy là hoàn tất quá trình chuyển dạ, vượt cạn an toàn.
Vị trí của cơn đau: Thời điểm này các mẹ sẽ cảm thấy mệt và kiệt sức nhiều hơn là đau đớn. Tuy nhiên, các cơn đau từ vụng bụng trở xuống vẫn sẽ còn nhưng ít hơn. Một số mẹ cũng sẽ thấy đau lưng và đau vùng kín sau khi thủ thuật rạch tầng sinh môn kết thúc.
Làm thế nào để bớt đau khi sinh con?
Hiếm có cơn chuyển dạ nào mà không gây đau đớn cho mẹ. Tuy nhiên cơn đau đẻ khi chuyển dạ xảy ra trong mỗi mẹ đều có sự khác nhau, do sự cảm nhận và mức độ chịu đựng của mỗi người mẹ cao hay thấp.
Để giúp xoa dịu cơn đau, mẹ bầu có thể:
- Di chuyển xung quanh, thay đổi tư thế
- Tập các bài tập giúp thư giãn hoặc thở đúng cách
- Tắm vòi hoa sen
- Massage vùng lưng
- Đặt túi chườm nóng hoặc chườm lạnh sau lưng
- Nghe nhạc
- Đi dạo
- Có một người bầu bạn lúc sinh- là một người luôn ở bên bạn trong quá trình chuyển dạ và sinh nở để hỗ trợ và trấn an bạn
Ngoài ra nếu mẹ bầumuốn dùng thuốc trong quá trình chuyển dạ, hãy trao đổi với bác sĩ của bạn. Các bác sĩ có thể sử dụng các loại thuốc khác nhau giúp xoa dịu cơn đau khi chuyển dạ và rặn đẻ bao gồm gây tê ngoài màng cứng hoặc gây tê tủy sống, gây tê âm đạo và sử dụng nhóm thuốc opioid để truyền qua đường truyền tĩnh mạch.
Xem thêm:
- Cổ tử cung mở – Mẹ sẽ đau đến mức nào?
- 5 dấu hiệu sinh sớm mẹ bầu không nên chủ quan vì ngày chuyển dạ đã cận kề
- Tìm hiểu về các cơn co thắt chuyển dạ – Nỗi ám ảnh của các bà mẹ trong phòng chờ sinh
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!