Da trẻ sơ sinh nổi mạch máu, nguyên nhân và cách chăm sóc phù hợp

Nếu bố mẹ hoặc ông bà có làn da bị nổi mạch máu và mỏng thì khả năng ở đời con cháu cũng sẽ xuất hiện tình trạng da trẻ sơ sinh nổi mạch máu. Giống như các bệnh lý về tim, xơ vữa động mạch hay đột quỵ thì làn da nổi mạch máu cũng có thể được gọi là một “bệnh” có tính di truyền học.

Da trẻ sơ sinh nổi mạch máu có phải là dấu hiệu của bệnh lý? Nếu bố mẹ đang hoang mang với câu hỏi này, bài viết sẽ giúp bố mẹ giải đáp cụ thể nhé!

  • Da trẻ sơ sinh nổi mạch máu do di truyền
  • Da trẻ sơ sinh nổi mạch máu do da bé còn mỏng
  • Trẻ sơ sinh nổi mạch máu có thể do dị dạng máu thể mao mạch
  • Trẻ bị giãn mạch máu dưới da

Sau 9 tháng 10 ngày nuôi con trong bụng, bà mẹ nào cũng trông đợi vào khoảnh khắc được nhìn thấy con, được ôm con trong tay, nhưng có một sự thật phũ phàng rằng những em bé sơ sinh sẽ xuất hiện với làn da nhăn nheo, da mặt trẻ nổi mạch máu khiến không ít các bà mẹ, nhất là những mẹ bỉm lần đầu làm mẹ không khỏi ngạc nhiên.

Và tất nhiên, việc trẻ sơ sinh bị nổi mạch máu là một hiện tượng bình thường do trẻ đang dần hoàn thiện các chức năng của bộ phận trong cơ thể, các mẹ không nên quá lo lắng mà hãy theo dõi một thời gian xem tình trạng của trẻ có thay đổi không để kịp thời xử lý nếu cần.

Da trẻ sơ sinh nổi mạch máu do di truyền

Nếu bố mẹ hoặc ông bà có làn da bị nổi mạch máu và mỏng thì khả năng ở đời con cháu cũng sẽ xuất hiện tình trạng da tương tự. Cũng giống như các bệnh lý về tim, xơ vữa động mạch hay đột quỵ thì làn da nổi mạch máu cũng có thể được gọi là một “bệnh” có tính di truyền học.

Cách chăm sóc da cho bé

Để bé có một làn da khỏe mạnh, ba mẹ cần duy trì sự mềm mại và chắc khỏe tự nhiên của da. Ngay cả khi da không bị bong tróc thì việc bôi kem dưỡng ẩm cũng đem lại nhiều lợi ích cho da.

Ba mẹ nên sử dụng các sản phẩm dưỡng ẩm không mùi có thành phần từ dầu khoáng hoặc paraphin. Ngoài ra ba mẹ chỉ nên dùng một nhãn hiệu kem dưỡng ẩm, tránh cho da bé phải điều chỉnh để thích nghi với các thành phần thay đổi từ nhiều nhãn hiệu khác nhau.

Da trẻ sơ sinh nổi mạch máu do da bé còn mỏng

Da trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh rất mỏng manh, chỉ bằng 1/5 so với da người lớn. Với làn da mỏng này, mẹ thậm chí có thể nhìn thấy những mạch máu dưới da bé, nếu để ý mẹ có thể dùng cách này để đo thân nhiệt và tâm trạng của bé. Lúc bé giận, khóc hay nóng, mặt bé nổi mạch máu ửng đỏ lên. Còn khi lạnh, bàn chân và bàn tay bé sẽ hơi xanh tái, lúc này hãy ôm bé vào lòng ủ ấm và mặc thêm áo cho bé.

Cách chăm sóc làn da của trẻ

Khi trẻ lớn dần, làn da bé sẽ dần khỏe hơn và không còn mỏng manh nữa. Tuy nhiên trong thời điểm bé còn nhỏ, trẻ cần được chăm sóc da một cách cẩn thận để tránh da của con bị tổn thương.

Để giảm nguy cơ bị kích ứng, ba mẹ nên tránh để bé tiếp xúc với các tác nhân có thể gây dị ứng. Do đó, ba mẹ cần:

- Sử dụng sữa tắm, kem dưỡng và các sản phẩm chăm sóc khác được thiết kế dành riêng cho trẻ sơ sinh có làn da nhạy cảm, chẳng hạn như kem dưỡng ẩm Mustela.

- Sử dụng các loại nước giặt, nước xả không có mùi quá nồng và không chứa chất tẩy rửa quá mạnh để giặt đồ cho bé.

- Ba mẹ không nên tắm cho bé quá thường xuyên, chỉ nên tắm từ 2 – 3 lần/tuần, mỗi lần tắm chỉ nên kéo dài từ 10 – 15 phút.

Trẻ sơ sinh nổi mạch máu có thể do dị dạng máu thể mao mạch

Ở một số trẻ có thể xuất hiện những tia máu nhỏ li ti, và thỉnh thoảng nhìn thấy rõ gân máu tím ở vị trí như gần mắt, cạnh hai khóe mũi gần miệng màu tím nhạt, xanh nhạt, nhìn kỹ mới thấy rõ. Đây được coi là dị dạng mạch máu thể mao mạch.

Nếu trẻ còn quá nhỏ thì bác sĩ thường khuyên rằng không có chỉ định can thiệp tại thời điển này. Trường hợp dị dạng này phát triển lan rộng thì tới 6 tuổi sẽ có chỉ định chiếu laser bước sóng ngắn để điều trị. Còn nếu bệnh không tiến triển thêm hay mở đi thì không cần can thiệp.

Trẻ bị giãn mạch máu dưới da

Giãn mao mạch gặp nhiều nhất ở các vị trí có làn da mỏng, độ đàn hồi kém như vùng đầu mũi, má, hai bên thái dương, đùi…và có thể quan sát được bằng mát thường, với nhiều mạch máu nhỏ li ti, có màu đỏ, xanh tím với nhiều hình dạng khác nhau. Các giãn tĩnh mạch lớn, hay gặp ở vùng đầu mặt cổ. Các giãn tĩnh mạch hiển nông ở chân với các biểu hiện chân loằng ngoằng như con giun.

Cách chăm sóc da cho trẻ

Giãn mao mạch không quá nguy hiểm nếu tình trạng da của bé vẫn bình thường. Tuy nhiên giãn mao mạch có thể phát triển nặng và dẫn đến các bệnh ngoài da cũng như các bệnh nhiễm trùng đường máu nếu như có trày xước ở khu vực mao mạch bị giãn. Chính vì vậy ngay khi xuất hiện dấu hiệu của bệnh giãn mao mạch ở trẻ sơ sinh thì ba mẹ nên cho bé được điều trị phù hợp.

Bài viết của

Minh Hương