Da trẻ sơ sinh bị khô và mẩn đỏ - Khi nào là triệu chứng nguy hiểm mẹ cần đưa bé đi khám ngay?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Hầu hết tình trạng da trẻ sơ sinh bị khô và mẩn đỏ  là lành tính và sẽ tự khỏi. Nhưng mẹ cần để ý nếu thấy xuất hiện những biểu hiện khác kèm theo lại rất nguy hiểm. Lúc này mẹ cần đưa bé đi bác sĩ khám để chẩn đoán nguyên nhân lây nhiễm hoặc do bệnh tật nào đó.

Một số nguyên nhân khiến da trẻ sơ sinh bị khô và mẩn đỏ

1. Ban đỏ nhiễm độc ở trẻ sơ sinh (Erythema Toxicum Neonatorum)

Là bệnh lành tính, tự giới hạn xuất hiện ở trẻ sơ sinh khoẻ mạnh. Tỷ lệ mắc bệnh thay đổi từ 40 đến 70 %, phổ biến nhất ở trẻ sinh ra và cân nặng dưới 2500 g.

Các biểu hiện có thể thấy sau khi sinh nhưng thường xuất hiện vào ngày thứ hai hoặc thứ ba sau sinh, có trường hợp khởi phát sau 14 ngày.

  • Tổn thương là những dát đỏ, sẩn đỏ có đường kính 2-3 mm, mụn nước, mụn mủ. Khi mất đi không để lại di chứng gì. Số lượng và vị trí tổn thương thay đổi tuỳ từng trường hợp.
  • Triệu chứng toàn thân: không sốt, không có các triệu chứng về thần kinh.

Nguyên nhân của bệnh hiện chưa rõ. Vị trí thường gặp nhất là bé bị nổi mẩn đỏ ở mặt, thân người, gốc chi; hiếm khi có tổn thương ở gan bàn tay, gan bàn chân, niêm mạc. Tổn thương tự thoái lui sau 5-14 ngày và không để lại dấu vết gì.

  • Điều trị: Trẻ bị nổi mẩn đỏ trong trường hợp này là bệnh lành tính, tự giới hạn, không cần điều trị.

2. Chàm sữa

Chàm sữa (lác sữa) là dạng chàm thể tạng ở trẻ từ 2 tháng đến 2 tuổi. Đây là bệnh viêm da mạn tính, không lây, có tiền sử bản thân hay gia đình có cơ địa dị ứng.

Biểu hiện

  • Ban đầu là hồng ban và làm da trở nên khô, thô ráp có vẩy và ngứa,sau đó có mụn nước, đỏ,  rỉ dịch, đóng mày và tróc vảy.
  • Làm bé ngứa ngáy khó chịu và có thể làm khó ngủ.
  • Nếu nặng, có thể lan đến mặt dưới cánh tay, khuỷu, đầu, thân mình, tứ chi.

Vị trí

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Thường thấy là ở mặt, hai bên má, có thể lan ra thân mình, chân tay…

Điều trị

  • Trường hợp nhẹ như da khô, đỏ nhẹ, không rỉ dịch, mẹ có thể bôi cho bé cetaphil lotion hay No-rash cream.
  • Nếu có rỉ dịch, bé khó chịu nhiều mẹ nên cho bé khám bác sĩ da liễu.

3. Mụn sữa

Mụn sữa (hay mụn kê, mụn trứng cá) là một trong những bệnh về da ở trẻ sơ sinh khá phổ biến. Trong giai đoạn đầu đời, khoảng 40% trẻ sơ sinh bị mụn sữa.

Nguyên nhân chính là do hoạt động của hormone gây ứ đọng chất bã nhờn tại những vị trí có nhiều tuyến bã trên da dẫn tới hình thành những mụn sữa ở các vị trí này.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

• Đặc điểm mụn sữa: Mụn sữa có thể bắt đầu xuất hiện từ những ngày đầu hoặc vài tuần sau khi bé chào đời. Mụn sữa sẽ càng nổi nhiều hoặc đỏ tấy lên nếu thân nhiệt của bé tăng lên hoặc nếu da bị kích ứng.

Biểu hiện

Mụn sữa thường xuất hiện ở hai bên má là chủ yếu. Nhưng đôi khi cũng xuất hiện ở mũi, trán, cằm và thậm chí ở lưng của trẻ sơ sinh. Mụn có dạng những nốt nhỏ li ti màu trắng giống như mụn trứng cá, có thể có vùng da màu đỏ bao quanh.

Điều trị

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mụn sữa không lây nhiễm hay gây ảnh hưởng tới sức khỏe của bé nhưng có thể khiến trẻ khó chịu.

4. Hăm tã – Da bé bị sần đỏ ở gáy, lưng, rốn, mông

Nếu mẹ kiểm tra phát hiện da bé bị sần đỏ ở những khu vực như trên thì có thể nghĩ ngay đến lý do mẹ quấn tã bé quá chặt hoặc vệ sinh chưa sạch sẽ cho bé. Da bé bị khô và sần đỏ, nhưng ướt cũng đều khiến bé rất ngứa và khó chịu.

Các mẹ cần chú ý tắm rửa sạch cho bé, vệ sinh sạch sẽ phòng ở, chăn đệm, tã, quần áo của bé. Giữ cho da bé luôn được khô thoáng, chọn loại quần áo thoải mái.

Đồng thời hãy tạm ngưng sử dụng sữa tắm đang dùng cho bé để kiểm tra xem liệu đây có phải là nguyên nhân hay không. Bé sẽ nhanh chóng thoát khỏi tình trạng này thôi nên mẹ đừng quá lo lắng nhé!

5. Viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa ở trẻ biểu hiện là vùng da khô, nổi mẩn đỏ, có thể có mụn nhỏ và ngứa. Những biểu hiện này xuất phát từ việc lớp bảo vệ ngoài cùng của da (hàng rào da) ở trẻ bị hư tổn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Da thiếu nước sinh ra nhiều rối loạn bên trong. Những rối loạn này làm hàng rào bị suy yếu hơn, từ đó da càng mất nước nhiều hơn. Vòng lặp này khiến suy yếu hàng rào da, tình trạng khô da ngày càng trầm trọng, bệnh viêm da cơ địa dễ tái phát.

Mặt khác, khi lớp hàng rào này bị hư tổn, vi khuẩn và các chất gây dị ứng xâm nhập gây viêm da, dị ứng da khiến da bị nổi mẩn và ngứa.

Tắm trẻ bằng nước ấm và luôn lau khô cho trẻ trong thời gian vừa đủ

Điều trị

  • Chú ý trong cách tắm cũng như việc sử dụng quần áo đúng cách hàng ngày.
  • Nên tắm cho bé bằng nước ấm khoảng 5-10 phút, chỉ sử dụng sữa rửa mặt khi cần thiết và phải đảm bảo các hóa mỹ phẩm dịu nhẹ, không dùng sữa tắm tạo bọt.

6. Nhiễm trùng da

Nhiễm trùng da do vi trùng là chẩn đoán phổ biến nhất ở các trẻ có vấn đề về da. Chiếm khoảng 17% các trường hợp đến phòng khám.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Biểu hiện

  • Vùng da tổn thương sưng ít hay nhiều, có ranh giới rõ hoặc không, có hiện tượng nóng đỏ và đau.
  • Sẩn đỏ,mụn mủ, mụn nước, bóng nước.
  • Từ các mụn nước,bóng nước hóa mủ và vỡ ra thành các vết loét hoặc vết trợt da,làm mủ.
  • Hạch có thể to và đau liên quan đến vùng bị nhiễm trùng….
  • Các triệu chứng toàn thân như sốt nhẹ đến cao, mệt mỏi, biếng ăn…

Chăm sóc da trẻ sơ sinh bị khô và mẩn đỏ 

Để chăm sóc tốt cho bé sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở mặt, mẹ cần tránh làm những điều sau:

  • Tắm hay lau da cho bé quá kỹ vì lúc này da của bé đang rất mỏng và dễ bị kích ứng.
  • Nặn hay cố làm vỡ mụn ở vùng da bị mẩn đỏ bởi có thể gây nhiễm trùng.
  • Tự ý mua các loại kem không rõ nguồn gốc, xuất xứ để thoa lên da bé.
  • Dùng sữa tắm có chất tạo bọt, tẩy rửa mạnh sẽ làm cho bé sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở mặt nặng thêm.
  • Để bé gãi, chà sát, cào cấu lên vùng có da mặt bị mẩn đỏ. Nó sẽ khiến da bị trầy xước, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập dễ dàng hơn.

Điều mẹ nên làm

  • Để bé mặc quần áo thoải mái, sạch sẽ, thoáng mát để tránh bị nóng.
  • Cho bé uống nhiều nước, sữa và thực phẩm tươi mát để tăng sức đề kháng.
  • Sử dụng các loại sản phẩm tắm bé phù hợp với làn da của bé.

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

ngocanh