[Mới sinh] Tất tần tật những gì bố mẹ cần biết về dạ dày trẻ sơ sinh!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Dạ dày trẻ sơ sinh có rất nhiều điều thú vị. Hiểu được điều này, các mẹ sẽ biết tại sao con hay trớ và khắc phục được. Hãy cùng tìm hiểu xem nào.

Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, bên cạnh giấc ngủ thì việc ăn uống là điều vô cùng quan trọng giúp bé phát triển toàn diện nhất.

Tuy nhiên, nhiều bà mẹ vẫn chưa hiểu rõ về hệ tiêu hóa cũng như kích thước dạ dày trẻ sơ sinh như thế nào mà đã bắt đầu nhồi nhét, ép con ăn nhiều một cách vô lý.

Các mẹ ơi, không phải cứ ăn được nhiều là tốt đâu. Bởi dạ dày trẻ sơ sinh rất khác với người lớn chúng ta.

Vị trí của dạ dày trẻ sơ sinh?

Dạ dày em bé sơ sinh nằm ngang thay vì dọc như người lớn. Đó là do hệ tiêu hóa chưa phát triển. Dạ dày ở em bé sơ sinh nằm ngang và cao. Các cơ còn yếu. Hoạt động co thắt cơ chưa ổn định nên rất dễ nôn trớ.

Dạ day trẻ sơ sinh khác với dạ dày người lớn

Ở trẻ nhỏ, các cơ van tâm vị (cơ thắt giữa thực quản và dạ dày) còn yếu và xốp. Nếu tư thế trẻ bú không đúng sẽ làm cho không khí trong dạ dày dâng lên cùng với một ít sữa, qua tâm vị trào ngược lên thực quản và ra ngoài.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Việc đóng mở không đều giữa hai đầu dạ dày cũng đóng góp vào những nguyên nhân gây trào ngược dạ dày thực quản. Vì vậy, nếu trong quá trình bú, trẻ có nuốt hơi và sau đó được đặt nằm ngang (đầu bằng) hoặc nghiêng bên phải, trẻ cũng dễ bị trớ sữa.

Vậy khi dạ dày bé ổn định, chuyển về tư thế dọc? Ngay khi bé biết đi, dạy dày tự động sẽ chuyển về tư thế dọc và cách triệu chứng nôn trớ trào ngược cũng giảm dần.

Kích thước dạ dày trẻ sơ sinh ra sao?

Để đảm bảo cho con ăn đủ, đúng và khoa học thì trước hết, bố mẹ cần nắm rõ kích thước dạ dày của trẻ sơ sinh qua từng giai đoạn:

Ngày thứ 1 – 2 sau sinh

Bảng thống kê dạ dày trẻ sơ sinh

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Dạ dày của trẻ chưa có sự giãn nở tốt. Thởi điểm này, dạ dày nhỏ hơn hạt đậu. Vì vậy, chỉ chứa được khoảng 5 – 7ml sữa/lần vào ngày đầu tiên.

Lượng này tương đương với lượng sữa non quý giá của mẹ mới tiết ra. Thế nên, việc mẹ hoặc các bà “lót dạ” cho trẻ lượng sữa công thức lên tới 30ml/cữ là hoàn toàn sai lầm. Thậm chí, gây ảnh hưởng rất lớn đến con.

Ngày thứ 3 – 6

Kích thước dạ dày của trẻ sơ sinh đã to bằng một quả nho. Có thể chứa được khoảng 30 – 60ml sữa/lần ăn. Thời điểm này, có thể cho bé ăn nhiều hơn một chút. Nhớ vỗ để bé ợ hơi, đỡ bị trớ.

Trẻ 1 tháng tuổi

Dạ dày con đã to bằng khoảng quả trứng gà. Có thể chứa được từ 80-150ml/lần ăn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trẻ 6 tháng tuổi

Dạ dày của con đã có kích thước to bằng quả dâu tây và chứa được khoảng 60 – 90ml/lần ăn.

Trẻ từ 6 tháng – 1 tuổi

Dạ dày trẻ tương đương với một quả bưởi nhỏ và nhỏ hơn gấp 5 lần so với người trưởng thành. Lúc này, dạ dày trẻ đã có thể chứa được khoảng 200 – 250ml sữa (tương đương với 1 chén cơm).

Nhu cầu ăn của mỗi đứa trẻ là khác nhau

Dựa vào kích thước dạ dày của trẻ sơ sinh trên đây thì có thể thấy rằng ở mỗi thời điểm, trẻ sẽ có nhu cầu ăn khác nhau. Thậm chí mẹ chỉ cần cho trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ là cũng đủ để trẻ phát triển tốt nhất. Không nhất thiết phải dùng đến sữa công thức.

Nếu đói, con sẽ tự khóc đòi ăn

Ngoài ra, mặc dù dạ dày của trẻ nhỏ hơn gấp 5 lần so với người trưởng thành nhưng xét về mặt dinh dưỡng thì nhu cầu của trẻ cao hơn người lớn từ 3 – 5 lần.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Một em bé sơ sinh sẽ ăn khoảng 8 – 12 lần trong vòng 24 giờ trong ngày đầu tiên. Tức là cứ khoảng 1 – 3 giờ bé lại ăn một lần.

Còn đối với những em bé đang ở độ tuổi ăn dặm nên chia nhỏ làm 2 – 3 bữa trong ngày.

Vì vậy, mẹ hãy dừng ngay việc phàn nàn “Tại sao những đứa bé khác cùng tuổi với con mình mà con mình lại ăn ít hơn” và thúc ép trẻ ăn nhiều hơn đi nhé.

Vì thực tế, mỗi đứa trẻ có một cơ địa phát triển hoàn toàn khác nhau, nhu cầu ăn và tốc độ tăng trưởng cũng khác nhau. Do đó, hãy cho con ăn một cách khoa học, dựa vào nhu cầu và biết được chính xác lượng sữa con ăn mỗi ngày đã đủ để đáp ứng sự phát triển của con hay chưa là được.

Nếu cho trẻ sơ sinh ăn quá nhiều thì sao?

Trong những ngày đầu, cách cho trẻ bú đúng cách và đúng lượng sữa sẽ không có chuyện gì bất thường xảy đến với dạ dày. Nhưng nếu cho bé bú nhiều hơn nhu cầu và kích thước dạ dày sẽ bị giãn. Thậm chí có nhiều bé trào ngược dẫn tới tím tái và phải đi cấp cứu.

Con bị trớ liên tục rất nguy hiểm

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Rất khó để xác định bé đã no chưa. Nhưng mẹ có thể “ướm” những cách như sau để dự đoán:

  • Ngực mẹ sẽ mềm mại, không còn căng cứng sau khi bé đã bú no
  • Bé sẽ ngủ thiếp sau khi bú và tiếp tục ngủ một lúc lâu sau đó
  • Bé tăng cân đều và mức tăng ổn định
  • Sau tháng đầu tiên, bé sẽ dùng vài cái bỉm mỗi ngày
  • Thông thường, sau khi bú no, tâm trạng của bé sẽ thư giãn và thoái mái hơn
  • Một khi đã bú no, mặt bé sẽ xoay hướng khác.

Lời kết

Hãy để con ăn bao nhiêu tùy thích. Đừng ép con!

Dạ dày trẻ sơ sinh rất dễ bị tổn thương. Vậy nên, dù sinh ra đã rất khó khăn nhưng mẹ cũng nên hết sức để ý đến việc chăm sóc cho trẻ. Chỉ khi hiểu được con, mẹ mới có cách chăm sóc con tốt nhất.

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của TheAsianParent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

DAVE