Da bé bị nổi hạt sần sùi là dấu hiệu của những loại bệnh thường gặp này

Chàm sữa là một vấn đề da liễu khá thường gặp ở trẻ nhỏ, phổ biến nhất là từ 1 – 5 tháng tuổi. Ngoài triệu chứng phổ biến là da bé bị nổi hạt sần sùi, vùng da bị chàm sữa còn có thể xuất hiện những nốt mẩn đỏ li ti nằm riêng lẻ hoặc tập trung lại thành từng mảng, chạm vào có cảm giác khô ráp và tạo thành những vảy nhỏ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Da bé bị nổi hạt sần sùi xuất hiện ở nhiều vùng trên cơ thể như 2 bên má, tay chân, mông đùi, háng bẹn thậm chí lan ra cả toàn thân. Tình trạng này không chỉ khiến trẻ cảm thấy khó chịu, ngứa ngáy làm ảnh hưởng đến thể chất, tinh thần của bé mà còn làm các mẹ vô cùng lo lắng không biết con đang gặp phải vấn đề gì. Hãy đọc bài viết này của theAsianparent Việt Nam để biết 5 nguyên nhân khiến da con nổi hạt sần sùi:

  • Hăm tã
  • Chàm sữa
  • Nổi mề đay mẩn ngứa
  • Bệnh rôm sảy
  • Bệnh chân tay miệng
  • Viêm da cơ địa

Hăm tã

Khi mẹ phát hiện những triệu chứng như vùng da bị tổn thương nổi hạt li ti, sờ vào thấy sần sùi, mẩn đỏ tại những vùng da có nếp gấp như 2 bên háng, quanh bộ phận sinh dục và phần mông của bé thì có thể chắc chắn rằng con đang bị hăm tã. Vùng da bị hăm khi chạm vào sẽ cảm thấy nóng hơn những lớp da ở khu vực khác.

Tình trạng này khiến bé khó chịu, bứt rứt và quấy khóc khi được thay tã. Nguyên nhân dẫn đến hăm tã là vì những vùng da này luôn luôn được che kín và thường xuyên tiếp xúc với mồ hôi, chất thải của trẻ.

Mẹ cần rửa sạch bên trong nếp gấp da và bôi các loại kem có chứa oxit kẽm lên những vùng đang bị tổn thương để da mau lành. Ngoài ra để phòng ngừa hăm tã có thể khiến da bé bị nổi hạt sần sùi, mẹ luôn phải vệ sinh thật sạch sẽ cho bé 2 lần sáng tối, nhất là mỗi lần bé đi vệ sinh xong nên rửa sạch vùng kín và hậu môn từ trước ra sau bằng nước ấm rồi lau khô.

Định kì thay tã, bỉm cho bé từ 3 - 4 tiếng nếu bé tè và ngay khi bé ị để tránh tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Khi con lớn dần lên mẹ nên tập bỏ bỉm hoặc chỉ dùng khi đi ngủ để làn da bé được thông thoáng. Sau mỗi lần thay tã mẹ bôi kem chống hăm vào 2 bên bẹn và phần mông của bé để bảo vệ an toàn cho làn da.

Có thể bạn chưa biết

Da bé bị nổi hạt sần sùi có thể do chàm sữa

Chàm sữa là một vấn đề da liễu khá thường gặp ở trẻ nhỏ, phổ biến nhất là từ 1 – 5 tháng tuổi. Ngoài triệu chứng phổ biến là da bé bị nổi hạt sần sùi, vùng da bị chàm sữa còn có thể xuất hiện những nốt mẩn đỏ li ti nằm riêng lẻ hoặc tập trung lại thành từng mảng, chạm vào có cảm giác khô ráp và tạo thành những vảy nhỏ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Những bé bị chàm sữa thường bị nhiều nhất ở má, lan rộng đến vùng thái dương và có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác trên cơ thể. Tình trạng này luôn khiến bé cảm thấy khó chịu, ngứa ngáy dữ dội và luôn tìm cách gãi ngứa. Bé cũng thường bứt rứt, quấy khóc về đêm và ngủ không ngon giấc.

Những trường hợp bị chàm sữa thường là những bé có làn da khô hoặc bị dị ứng sữa uống, dị ứng với 1 loại thực phẩm nào đó mẹ ăn vào hoặc do thay đổi thời tiết.

Cách điều trị chàm sữa cho bé

Nếu chàm sữa thuộc thể nhẹ bé có thể tự khỏi sau một thời gian ngắn. Tuy nhiên cũng cần lưu ý đặc biệt về chế đô ăn uống hợp lý cho cả mẹ và con, tránh các loại đồ ăn dễ gây kích ứng như đồ biển, trứng, đậu phộng... Không cho trẻ bị chàm sữa ăn dặm quá sớm cũng như cẩn trọng về các thành phần có trong các loại sữa ngoài bé đang dùng.

Trong trường hợp chàm sữa khiến tình trạng da có xu hướng tệ hơn, mẹ nên cho trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa da liễu để thăm khám và có biện pháp điều trị phù hợp. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc bôi hoặc dùng các phương pháp dân gian để chữa cho bé nếu không muốn các vùng da bị tổn thương nặng hơn.

Nổi mề đay mẩn ngứa

Trong số các vấn đề da liễu thường gặp ở trẻ nhỏ có dấu hiệu khởi phát là da bé bị nổi hạt sần sùi thì có thể đó là biểu hiện khi bé bị nổi mề đay. Nếu đúng là bệnh này thì da bé sẽ xuất hiện thêm những nốt sần màu hồng hoặc đỏ tương đối lớn, nổi thành từng mảng.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Ban đầu vùng da đỏ này rất nhỏ nhưng nhanh chóng lan rộng ra toàn cơ thể. Những bé bị nổi mề đay thường ngứa ngáy dữ dội, có cảm giác châm chích hoặc nóng rát. Trong một số trường hợp , trẻ thậm chí cảm thấy chóng mặt, khó thở, quấy khóc và xuất hiện tình trạng phù mạch ở tay, chân, miệng, mí mắt có thể gây đau.

Tác nhân phổ biến được cho là kích ứng da nổi mề đay mẩn ngứa có thể do dị ứng khi trẻ tiếp xúc với lông chó mèo, phấn hoa, khói bụi. Một số loại đồ ăn như tôm, cua, đậu phộng, hải sản... cũng khiến trẻ gặp vấn đề này. Ngoài ra yếu tố thời tiết tăng giảm đột ngột, nhiễm trùng cấp như viêm họng, viêm tai giữa, sưng amidan, cảm lạnh cũng khiến trẻ bị mề đay và da bé bị nổi hạt sần sùi.

Giảm bớt khó chịu cho bé khi nổi mề đay

Khi bé bị nổi mề đay mẩn ngứa mẹ có thể pha hỗn hộp nước và baking soda và cho con ngâm mình trong bồn tắm để làm dịu bớt cảm giác khó chịu, ngứa ngáy trên da bé. Ngoài ra, đối với bệnh mề đay mẩn ngứa do dị ứng tiếp xúc, mẹ cũng có thể thử áp dụng các bài thuốc dân gian như tắm cho bé bằng lá kinh giới, lá khế, lá trầu không, lá trà xanh, hoa cúc, bạc hà, sài đất... sẽ làm dịu da, bớt ngứa và giảm tổn thương.

Một số biện pháp chăm sóc tại nhà cũng khá hiệu quả và an toàn mẹ có thể lựa chọn như: cho bé tắm nước mát làm dịu triệu chứng sưng nóng, giảm viêm và cải thiện tình trạng kích ứng ở da; chườm lạnh lên da của trẻ sẽ làm co mạch máu, giảm viêm và làm mát da; cho trẻ uống đủ nước và cung cấp thêm vitamin, khoáng chất bằng các loại nước ép trái cây và rau củ; thoa 1 số loại kem dưỡng ẩm lành tính cũng có tác dụng làm dịu, dưỡng ẩm và giảm viêm da đáng kể.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bệnh rôm sảy khiến da bé bị nổi hạt

Rôm sảy là một loại viêm da thường gặp vào mùa hè khi thời tiết oi bức, nắng nóng khiến làn da bé không thể điều chỉnh nhiệt tốt , bé ra mồ hôi có thể làm bít tắc lỗ chân lông, gây nổi rôm.

Tuy vào từng mức độ, mẹ nên lựa chọn hướng điều trị thích hợp. Một số biện pháp chăm sóc tại nhà có khả năng làm thuyên giảm tình trạng này ở mức độ khởi phát là vệ sinh sạch sẽ cho bé bằng các loại sữa tắm có độ PH an toàn, thay quần áo thường xuyên cho bé, sử dụng các loại vải cotton có khả năng thấm hút mồ hôi, cho bé mặc rộng, thoáng để dễ vận động và thoáng khí cho da.

Hạn chế cho bé chà sát vào vùng da bị rôm sảy tránh làm trầy xước da. Đối với những bé còn nhỏ mẹ có thể đeo bao tay mỏng, bé lớn hơn cần cắt móng tay sạch sẽ và nhắc nhở con thường xuyên. Nếu tình trạng rôm sảy không giảm, có dấu hiệu lan rộng, mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ để chẩn đoán và có phương pháp điều trị thích hợp.

Bệnh chân tay miệng

Chân tay miệng cũng là bệnh thường gặp ở trẻ em. Mẹ có thấy nhận thấy da bé cùng lúc xuất hiện nhiều vấn đề như nổi hạt sần sùi, mọc mụn nước ở các vị trí đặc biệt như quanh miệng, trong vòm miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, đầu gối. Da ở khu vực này có tình trạng bị rát đỏ, một số trường hợp bé có thể bị sốt nhẹ hoặc sốt cao, đau miệng, bỏ ăn, nôn ói, tiêu chảy, quấy khóc.

Nguyên nhân khiến trẻ bị chân tay miệng có thể là do nhiều loại virus gây nên và không có thuốc điều trị đặc hiệu nên bố mẹ có thể áp dụng các phương pháp điều trị tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ:

  • Sát trùng miệng bằng nước muối 0,9%
  • Điều trị loét miệng họng: Theo thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Ân - Bác sĩ Nhi - Sơ sinh - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long, phụ huynh có thể dùng dung dịch glycerin borat để lau sạch miệng của bé trước và sau ăn. Bên cạnh đó hãy sử dụng gel rơ miệng để sát khuẩn và giảm đau do loét, giúp bé ăn uống dễ dàng hơn;
  • Hạ sốt: Khi trẻ sốt cao từ 38,5 độ C trở lên, hãy cho con dùng thuốc hạ sốt acetaminophen (paracetamol);
  • Tắm cho bé bằng các loại nước có tính sát trùng nhẹ
  • Bôi Betadin lên các vùng da bị tổn thương bên ngoài sau khi tắm
  • Cho trẻ ăn thức ăn dễ tiêu như soup, cháo loãng, sữa...

Trong trường hợp con có chuyển biến nặng như sốt cao, bỏ ăn, nôn ói, nên đưa trẻ đến thăm khám và theo dõi tại các cơ sở y tế để được tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bố mẹ cần lưu ý cách ly trẻ từ 7 - 10 ngày để tránh lây lan kể cả khi đã hết triệu chứng bệnh. Sau khi nhiễm bệnh tay chân miệng, cơ thể trẻ có thể tạo nên kháng thể đặc hiệu chống lại virus, tuy nhiên bệnh vẫn có khả năng tái diễn nếu do một chủng virus khác gây ra.

Có thể bạn chưa biết

Viêm da cơ địa làm da bé bị nổi hạt sần sùi

Khoảng 60% trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi bị viêm da cơ địa. Ngoài yếu tố di truyền, những bé có cơ địa mẫn cảm, hay dị ứng thức ăn, dị ứng thời tiết, hen suyễn hoặc sống trong điều kiện môi trường ẩm thấp, ô nhiễm cũng rất dễ bị bệnh này. Bệnh khiến làn da bé trở nên sần sùi, mẩn đỏ, kèm theo những cơn ngứa ngáy làm bé khó chịu. Các vùng da thường bị tổn thương phần lớn ở vùng đầu, trán, da vùng cổ, tay chân và thân mình, phổ biến nhất là ở mặt.

Để hạn chế tổn thương khi bé bị viêm da cơ địa, mẹ nên vệ sinh sạch sẽ cho bé bằng nước ấm trong 5 - 10 phút với sữa tắm dịu nhẹ, an toàn, không tắm các loại nước lá vì có thể dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng cao hơn. Quần áo trẻ mặc nên có chất liệu mềm mại, rộng rãi, tránh cọ xát vào vùng da bị viêm. Tránh các yếu tố có thể là nguyên nhân gây kích ứng da như thức ăn, thuốc lá, lông chó mèo...

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mẹ cố gắng giữ cho trẻ không cào gãi càng làm tổn thương thêm nghiêm trọng. Có thể làm dịu da, hạn chế cảm giác ngứa ngáy khó chịu bằng việc sử dụng các loại xịt khoáng, kem dưỡng ẩm hoặc 1 số loại thuốc kháng histamin giảm ngứa theo chỉ định của bác sĩ.

Ngoài các vấn đề da liễu thường gặp ở trẻ nhỏ liên quan đến tình trạng da bé bị nổi hạt sần sùi, mẹ cũng có thể tìm hiểu thêm về các bệnh thuỷ đậu, chốc lở, mụn cóc để biết được chính xác nguyên nhân làm tổn thương da trẻ.

Lời kết

Mặc dù có cấu trúc da của trẻ nhỏ giống như da của người lớn nhưng các chức năng vẫn chưa được hoàn thiện. Da bé mềm mại, mịn màng và hết sức mỏng manh, nhạy cảm và dễ bị tổn thương. Với đặc điểm làn da như vậy, bé sẽ dễ bị kích ứng do nhiều yếu tố bên ngoài hay gặp phải các vấn đề về da liễu. Do đó việc hiểu rõ những khác biệt về làn da trẻ nhỏ sẽ giúp cha mẹ cẩn trọng hơn trong quá trình chăm sóc da con ngay từ những năm tháng đầu đời.

Nguồn thông tin: Lưu ý trong điều trị tay chân miệng - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

ZinVi