Tôi đã là mẹ của 2 đứa con xinh đẹp và hai vợ chồng luôn muốn có thêm con. Một ngày nọ, chúng tôi đã rất ngạc nhiên khi biết tôi đang mang thai đứa con thứ ba và thực sự chúng tôi đã vui mừng khôn xiết. Tuy vậy, chúng tôi đã không thể ngờ tới những thử thách đầy rẫy ở phía trước trong quá trình mang thai lần này.
Tất cả bắt đầu lần siêu âm ở tuần thứ 20 của bào thai. Trong một đợt kiểm tra thường xuyên, bác sĩ của chúng tôi thông báo rằng tôi bị nhau tiền đạo – một tình trạng xảy ra khi nhau thai của tôi có vị tri quá thấp do bị ảnh hưởng từ ca sinh mổ trước đó
Vì vậy, tôi đã phải cẩn thận không mang theo vật nặng hoặc đi lại quá nhiều trong suốt thời gian điều trị. Thật khủng khiếp làm sao! Làm thế nào tôi có thể không di chuyển nhiều khi tôi một nách 2 con ở nhà?
Tôi cố gắng giảm thiểu bất kỳ công việc tay chân nào và giảm bớt số lượng công việc. Suốt thời gian cái thai lớn lên, chồng tôi và tôi đã hy vọng rằng nhau thai sẽ từ từ di chuyển lên. Nhưng không, chúng tôi như muốn suy sụp khi nhau thai di chuyển tiếp xuống và cuối cùng bao phủ toàn bộ khu vực cổ tử cung của tôi.
Điều này có nghĩa là tôi chắc chắn phải đẻ mổ một lần nữa. Không có vấn đề gì với chúng tôi cả và chúng tôi đã bắt đầu chuẩn bị sinh mổ vào ngày 26 tháng 11, sớm 10 so với ngày sinh định mức ban đầu của tôi.
Bác sĩ của tôi cũng khuyên tôi rằng nếu tôi bị chảy máu, tôi phải đến bệnh viện để quan sát vì thực sự sẽ rất nguy hiểm nếu điều đó xảy ra. Và điều đó đã xảy ra ở tuần thứ 31. Tôi đã phải nhập viện vì chảy máu. Khi máu ngừng chảy, tôi đã được gửi về nhà với lời dặn phải nghỉ ngơi trên giường hoàn toàn.
Tuy vậy, khi quay trở về nhà, thật là khó khăn khi phải nằm trên giường 24/7. Tôi thậm chí còn phải đánh răng và ăn bữa tối trên giường.
Hai tuần trôi qua và khi đó, máu tôi đã ngừng hẳn. Tôi đã xoay xở được một chút. Một đêm trong tuần thứ 33 của tôi, tôi bắt đầu trải qua những cơn co thắt ở bụng, và điều này thực sự bất thường.
Lúc đầu, tôi nghĩ rằng đó chỉ là những cơn gò sinh lý Braxton Hicks, nhưng khoảng thời gian giữa mỗi lần co thắt càng lúc càng ngắn hơn. Tôi nhanh chóng gọi bác sĩ của tôi và cô ấy bảo tôi đến bệnh viện ngay lập tức.
Ở bệnh viện, các cơn co dần dần trở nên tồi tệ hơn và các bác sĩ đã cho tôi thuốc để ngăn chặn nó. Vào lúc đó,cứ mỗi phút trở qua, các cơn co thắt lại trở nên mạnh mẽ hơn, và tôi cảm thấy tôi có thể sinh bất cứ lúc nào.
May mắn thay, nhờ hiệu quả thuốc của các bác sĩ, các cơn co thắt cuối cùng đã giảm xuống. Sau đó, tôi bắt đầu bị nhồi máu tim và chóng mặt, vì vậy họ phải ngừng thuốc. Các cơn co thắt bắt đầu trở lại khi thuốc ngừng. Lần này, bác sĩ của tôi bảo tôi chuẩn bị tinh thần sinh con sớm hơn dự định.
Chúng tôi đang cố gắng kéo dài thời gian để có thể hy vọng giữ cho em bé chào đời lâu hơn chút nữa. Nhưng những cơn co thắt vẫn tiếp tục đến cho dù các bác sĩ có làm gì đi nữa. Các cơn co thắt xảy ra nhiều hơn mỗi phút. Sau hơn 24 giờ chịu các cơn co thắt, tôi lại bị chảy máu lại.
Bác sĩ thông báo rằng chúng tôi không thể đợi lâu hơn. Em bé phải chào đời sớm nhất có thể. Chúng tôi đã có một cuộc nói chuyện dài về những biến chứng có thể phát sinh do tình trạng nhau tiền đạo. Bác sĩ nói với chúng tôi rằng trong trường hợp xấu nhất, tôi có thể bị căng cứng nhau thai – một tình huống mà rau rốn bị kẹt vào tử cung và không thể tháo ra được.
Điều đó sẽ dẫn đến chảy máu trầm trọng và nếu nó xảy ra, họ sẽ phải cắt bỏ tử cung của tôi (bằng phẫu thuật cắt bỏ). Họ phải lấy máu từ ngân hàng máu để truyền máu trong trường hợp tôi mất máu quá nhiều.
Vợ chồng chúng tôi đã cầu nguyện hết mức để mọi chuyện yên ổn và mẹ tròn con vuông. Bác sĩ trấn an chúng tôi rằng nếu bị chảy máu quá nhiều, họ sẽ sử dụng bất cứ cách nào có thể để ngăn chặn chảy máu và giúp tôi giữ được tử cung. Loại bỏ tử cung sẽ chỉ là phương án cuối cùng.
Giữ đức tin rằng Chúa sẽ dõi theo và bảo vệ cho đứa trẻ và tôi, tôi đã bước vào trong phòng sinh với lòng can đảm kì lạ. Tôi đã được gây tê ban đầu; vì vậy, khi họ bắt đầu ca phẫu thuật, tôi vẫn còn tỉnh táo và biết chuyện gì đang xảy ra. Tôi thậm chí còn có thể cảm thấy dao kéo trong bụng mình.
Tôi chờ đợi một cách hào hứng khi con chào đời. Một trong những y tá hỏi tôi có ổn không, và tôi nói với cô ấy tôi có thể cảm thấy bác sĩ kéo con ra khỏi tôi. Cô ấy đã đeo cho tôi mặt nạ dưỡng khí và nói với tôi rằng nó sẽ làm cho tôi cảm thấy tốt hơn.
Điều kế tiếp tôi biết là tôi đang nằm trên giường bệnh viện trong khu hồi sức cấp cứu. Cuộc phẫu thuật đã hoàn thành!
Chồng tôi đứng bên cạnh tôi và kể hết cho tôi điều gì đã xảy ra. Rõ ràng, trong quá trình phẫu thuật, tôi đã mất rất nhiều máu và các bác sĩ đã cho tôi gây tê toàn thân. Tôi đã mất 5 lít máu (khoảng 5 chai coca lớn).
Bác sĩ thông báo cho chồng tôi về tình trạng này, và mong có được sự chấp thuận từ chồng để loại bỏ tử cung của tôi. Anh ấy nói nếu tôi không làm vậy, tôi sẽ mất mạng. Và họ phải hành động nhanh nhất có thể vì tôi đã mất quá nhiều máu với tốc độ điên rồ. Tôi có thể tưởng tượng chồng của tôi đã lo lắng đến phát điên như thế nào!
Nhưng nhờ sự ân sủng và bảo vệ của Thiên Chúa, con tôi và tôi bây giờ đã ổn rồi. Bé phải ở lại bệnh viện trong hai tuần và mặc dù con nhỏ hơn những đứa trẻ khác cùng tuổi của mình, bé thực sự tươi tắn như một ánh mặt trời nhỏ và vẫn đáp ứng đầy đủ các giai đoạn trưởng thành bình thường.
Con thậm chí còn vừa đón sinh nhật lần thứ nhất và chuẩn bị chập chững những bước đầu tiên! Tôi cảm thấy rằng trải nghiệm kinh khủng này đã giúp tôi đến yêu mến cuộc sống nhiều hơn và trân trọng mỗi ngày trôi qua nhiều hơn.
Các mẹ thân yêu, bạn có bất cứ câu chuyện thú vị nào để chia sẻ với chúng tôi không? Chúng tôi muốn nghe từ bạn! Hãy để lại chia sẻ trong phần bình luận dưới đây.