Các cột mốc quan trọng trong sự phát triển của trẻ: Ngồi, lăn, bò và đi

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Các cột mốc quan trọng trong sự phát triển của trẻ: Ngồi, lăn, bò và đi

Khi được khoảng hai tháng, bé bắt đầu tập nâng cao đầu - một trong những dấu mốc phát triển của trẻ dưới 2 tuổi.

Đây là một kỹ năng quan trọng để chuẩn bị cho các mốc phát triển tiếp theo ngồi, lăn tròn, bò và tập đi.

Các cột mốc phát triển của trẻ

Ngồi

Kiểm soát đầu cùng với sự phát triển của cơ lưng, cổ và bụng sẽ giúp bé ngồi dậy. Khoảng bốn đến sáu tháng tuổi, bé sẽ có thể ngồi dậy nếu được hỗ trợ và với tay lấy đồ chơi. Để giúp bé phát triển các kỹ năng cần thiết cho việc ngồi, hãy khuyến khích bé tham gia vào ‘Trò chơi với bụng’.

Khi được bốn đến sáu tháng, khi cổ đã cứng, hành động vươn và với sẽ trở nên có mục đích và bé bắt đầu học ngồi.

Vào cuối sáu tháng, bé có thể học cách lăn tròn. Từ bốn đến sáu tháng, phản xạ nguyên thủy của bé sẽ biến mất, bé có thể kiểm soát nhiều hơn các cử động của cơ thể, do đó các chuyển động trở nên có mục đích.

Bé sẽ muốn cho mọi thứ vào miệng để khám phá. Đây không nhất thiết là dấu hiệu bé đang đói hay mọc răng, đó chỉ là cách bé học hỏi về thế giới quanh mình.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Khi bạn giúp bé ngồi dậy, hãy khuyến khích bé ngồi trên sàn nhà. Bạn sẽ nhận thấy bé muốn lao ra phía trước nhưng cơ lưng vẫn còn yếu.

Tuy nhiên, sau một thời gian “tích cực luyện tập” khoảng 6 tháng, bé đã có thể tự ngồi dậy. Thời gian này bé thường sờ nắm để khám phá những thứ được tiếp cận và nhặt đồ chơi được đặt gần bé trên sàn nhà.

Khi được đặt nằm sấp, bé sẽ có phản xạ giơ tay lên và với đồ chơi được đặt gần. Việc luyện tập và tham gia ‘trò chơi với bụng’, bé sẽ thành thạo hơn khi lăn trên lưng.

Lăn tròn

Được sáu tháng tuổi, bé sẽ có thể lăn từ bụng trở lại. Trong giai đoạn này, quan trọng là bạn khuyến khích sự phát triển cơ của bé bằng cách đặt bé vào các vị trí khác nhau.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cột mốc phát triển của trẻ

Đặt bé trên một tấm thảm và giám sát, bạn sẽ giúp con phát triển kỹ năng vận động của mình. Đừng để bé ngồi quá lâu trong xe hơi hoặc xe đẩy.

Từ sáu đến chín tháng, em bé của bạn sẽ luyện tập rất chăm chỉ để phát triển cơ bụng để tự ngồi dậy và bò. Khi nằm ngửa, bé sẽ tự chơi với đôi chân của mình và ngẩng đầu để nhìn vào chúng.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Điều này rất quan trọng cho việc phát triển cơ bụng. Khi tự ngồi dậy được, bé sẽ có thể đang nằm rồi tự lật ngồi dậy và ngược lại.

Lúc này con bạn bây giờ đã biết chơi đồ chơi khi ngồi trên sàn nhà. Khi thực hành những kỹ năng này, bé đang phát triển các kỹ năng cần thiết để học bò.

Bước tiếp theo là bò ngược. Nếu bạn nghĩ rằng con cần giúp đỡ, bạn có thể giúp bằng cách cho bé nhiều 'Trò chơi với bụng'. Ngoài ra, hãy cởi bớt quần áo, quần tất, áo gile… Chúng đều hạn chế chuyển động xương chậu, hông và đầu gối của bé và có thể cản trở việc bò.

Khi bé đang tập bò, khuyến khích bé bò trên các bề mặt khác nhau, như thảm và gạch, để phát triển xúc giác. Một số bé trốn bò và biết đi luôn, thiếu giai đoạn bò có thể là một dấu hiệu của những khó khăn sau này.

Vì vậy, nếu con bạn không bò, đó không phải là dấu hiệu tốt vì bé đã bỏ qua một mốc quan trọng. Thay vào đó bạn nên khuyến khích bé dành thời gian nằm trên sàn để phát triển kỹ năng bò.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tập đi

Từ 9 đến 12 tháng tuổi là thời gian bé tập đứng. Bé cố gắng bám vào đồ vật trong nhà để đứng dậy. Khi đứng vững, rất nhanh thôi bé sẽ lắc chân và thực hiện các bước đi đầu tiên của mình.

Các mốc phát triển của trẻ

Một số bé biết đi sớm từ chín tháng, trong khi những trẻ khác bắt đầu đi sau 16 tháng. Điều quan trọng nhất là con bạn làm chủ tất cả các kỹ năng cần thiết để tập đi.

Nếu bạn quan tâm đến các dấu mốc phát triển của bé, hãy xin tư vấn từ chuyên gia chăm sóc sức khỏe của bạn. Nếu có dấu hiệu bé đang gặp khó khăn thì hãy hành động ngay ở độ tuổi còn nhỏ chứ đừng chờ cho đến khi em bé lớn hơn.

Theo eumom

Xem thêm Các cột mốc phát triển của bé 1-3 tuổi

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

ngocanh