Con đổ mồ hôi trộm khi ngủ, dấu hiệu nguy hiểm bố mẹ cần hết sức cảnh giác

Đổ mồ hôi trộm là tình trạng trẻ ra nhiều mồ hôi dù không vận động, thời tiết mát mẻ. Nếu trẻ chỉ bị ra mồ hôi ở trán, không bỏ bữa, lười bú, không rụng tóc và vẫn khỏe mạnh tăng cân bình thường thì mẹ không nên lo lắng.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Con đổ mồ hôi trộm trong khi đang say giấc có thể là hiện tượng sinh lý bình thường nhưng cũng có thể là dấu hiệu nguy hiểm mà bố mẹ không ngờ tới. Vậy làm sao cho bé hết đổ mồ hôi trộm đây?

  • Vì sao con đổ mồ hôi trộm nhiều khi ngủ?
  • Những nguyên nhân khiến trẻ đồ mồ hôi trộm khi ngủ
  • Lưu ý khi trẻ đổ mồ hôi trộm nhiều do sinh lý

Vì sao con đổ mồ hôi trộm nhiều khi ngủ?

Bé hay bị đổ mồ hôi trộm khi ngủ thường do thân nhiệt tỏa ra khi cơ thể chuyển hóa năng lượng. Thân nhiệt của trẻ trung bình khoảng 36-37 độ C. Quá trình tỏa nhiệt này phần lớn sẽ được đi ra ngoài theo đường mồ hôi.

Đây là hiện tượng bình thường ở trẻ, đặc biệt là các bé sơ sinh vì quá trình này diễn ra mạnh hơn so với người lớn. Tuy nhiên, kết hợp với hiện tượng đổ mồ hôi trộm thì bố mẹ nên quan sát các dấu hiệu khác như bé có nghiến răng, ngủ ngáy, bú mẹ hay bú bình xong thường tỏ ra mệt mỏi, khó chịu, … Tất cả đều có thể là cách để cảnh báo bất thường về sức khỏe của con mà bố mẹ cần đặc biệt chú ý.

Bạn có thể xem:

Những nguyên nhân khiến trẻ đồ mồ hôi trộm khi ngủ

Hiện tượng bé ngủ đổ mồ hôi trộm có thể chỉ là biểu hiện sinh lý nhưng cũng có thể là biểu hiện bệnh lý của một số căn bệnh như sau:

1. Những bất thường về tim mạch

Trẻ bị bệnh tim mạch hoặc bị bệnh tim bẩm sinh thường ra mồ hôi nhiều một cách bất thường, đặc biệt là thời điểm ngủ đêm.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trường hợp bé bị mắc chứng suy tim bẩm sinh thì hiện tượng bé hay bị đổ mồ hôi trộm về đêm là vô cùng nguy hiểm. Lý do là vì khi ra nhiều mồ hôi trẻ sẽ càng dễ nhiễm lạnh và tụt huyết áp, có thể nguy hại tính mạng.

Thêm vào đó, khi con bị ra mồ hôi đêm và kèm theo các dấu hiệu như sốt, ớn lạnh, khó thở, xanh xao... thì có thể đó còn là dấu hiệu của bệnh viêm màng tim nguy hiểm.

2. Con có thể đang mắc phải chứng ngừng thở trong khi ngủ

Đây là một trong số liên quan giữa hiện tượng đột tử ở trẻ sơ sinh và biểu hiện bé ngủ đổ mồ hôi trộm, ngủ ngáy vào ban đêm.

Chứng bệnh này nguy hiểm ở chỗ là nó rất khó phát hiện. Trẻ thường có dấu hiệu bất thường ở đường khí quản hoặc tiếng thở bất thường khi về đêm. Con có thể ngáy nhiều, ngáy tiếng to trong lúc ngủ, ra mồ hôi, khiến cho hệ hô hấp của bé bị cản trở. Nếu không phát hiện kịp thời, trẻ có thể "ra đi "bất kỳ lúc nào ngay trong thời điểm “ngủ ngon” mà bố mẹ không hay.

Con đổ mồ hôi trộm nhiều khi ngủ có phải là dấu hiệu nguy hiểm?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

3. Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh SIDS

Chứng bệnh này khiến cơ thể trẻ sơ sinh thải nhiệt cao hơn bình thường. Người con ra nhiều mồ hôi, khó thở và cuối cùng là trẻ bị đột tử vào một lúc nào đó.

Bạn có thể xem:

4. Chứng tăng tiết mồ hôi

Nếu bé đổ mồ hôi trộm nhiều kể cả lúc thời tiết mát mẻ hoặc nằm trong phòng điều hòa thì có thể phỏng đoán rằng hiện tượng này là do hội chứng tăng tiết mồ hôi. Nguyên nhân thường do hệ thần kinh giao cảm hoạt động quá mức khiến bộ phận cảm biến thân nhiệt bị sai lệch và làm mồ hôi tăng tiết nhiều hơn. Một số điểm trên cơ thể trẻ sẽ “ướt sũng” hơn các bộ phận khác như nách, cổ, lưng, lòng bàn chân, lòng bàn tay.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Đây không phải là bệnh nguy hiểm. Nó chỉ khiến bé hơi khó chịu hoặc dễ bị cảm lạnh hơn so với bình thường. Tốt nhất là bố mẹ nên lau và thay quần áo khô ráo cho con ngay khi thấy bé ra mồ hôi. Nếu vẫn còn lo lắng về hiện tượng này, mẹ nên cho bé đi khám để được bác sĩ tư vấn cách xử lý phù hợp.

Xử lý thế nào khi con đổ mồ hôi trộm trong lúc ngủ?

Bác sĩ chuyên khoa I Bùi Thị Hà - Bác sĩ Nhi - Sơ sinh - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long cho biết: Đổ mồ hôi trộm là tình trạng trẻ ra nhiều mồ hôi dù không vận động, thời tiết mát mẻ. Nếu trẻ chỉ bị ra mồ hôi ở trán, không bỏ bữa, lười bú, không rụng tóc và vẫn khỏe mạnh tăng cân bình thường thì mẹ không nên lo lắng. Để có thể hạn chế tình trạng ra mồ hôi trộm thì mẹ nên để trẻ ở nơi không khí thoáng mát, mở điều hòa, máy quạt, không được mặc đồ quá dày, không đắp mền dày hoặc gấp nhiều nếp để trẻ thoáng mát hơn tránh ra mồ hôi.

Trước tiên, mẹ cần quan sát các dấu hiệu khác của cơ thể như bé có ngáy trong lúc ngủ không, da bé tái xanh, hay mệt mỏi không? Đó là những tín hiệu nguy hiểm khi con ra mồ hôi. Lúc này trẻ cần được đi khám càng sớm càng tốt nhằm tìm ra bệnh lý sâu xa của việc đổ mồ hôi trộm nhiều.

Con đổ mồ hôi trộm

Lưu ý khi trẻ đổ mồ hôi trộm nhiều do sinh lý

1. Điều chỉnh nhiệt độ phòng ngủ của bé cho phù hợp

Nên để nhiệt độ phòng ngủ của con thoáng mát, tầm 26-27 độ C. Không nên mặc quá nhiều lớp quần áo hoặc quấn bé, đắp chăn cho con quá kĩ. Điều này có thể khiến thân nhiệt con tăng và thậm chí gây ra các cơn sốt nhẹ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

2. Cẩn thận đừng để bé rơi vào tình trạng thiếu nước

Mẹ có thể cho bé ăn sữa trước khi đi ngủ. Nếu con đã hơn 6 tháng tuổi, mẹ nên bổ sung nước cho bé trước và sau giấc ngủ nhằm bù lai lượng nước đã mất thông qua mồ hôi.

3. Chọn chất liệu vải quần áo cho bé thoáng mát, phù hợp với điều kiện thời tiết

Với trẻ nhỏ, quần áo của con nên được làm từ chất liệu cotton, thấm hút mồ hôi tốt. Bé dưới 1 tháng tuổi thì cần mặc số lớp quần áo nhiều hơn người lớn 1 lớp. Từ 1 tháng tuổi trở đi, bố mẹ mặc bao nhiêu lớp quần áo thì cho con mặc bấy nhiêu lớp vì lúc này khả năng điều hòa thân nhiệt của trẻ đã tốt hơn.

Theo The Asianparent 

Nguồn tham khảo: Bé đổ mồ hôi trộm có đáng lo? - Vinmec

Xem thêm

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Minh Hương